Tận mục sở thị quán cà phê mô phỏng ‘khu rừng mưa’ ở Mỹ
Rainforest Cafe được thiết kế để mô tả một số đặc điểm của một khu rừng mưa, bao gồm sự phát triển của thực vật, sương mù, thác nước và những hình ảnh sống động của rừng mưa nhiệt đới.
Chú voi con khi nhận ra bạn nó sẽ lắc lư cái vòi phát ra tiếng kêu ồ ồ tỏ vẻ thân thiện
Rainforest Cafe là một chuỗi các nhà hàng theo chủ đề Bảo vệ Thiên nhiên – Môi trường thuộc sở hữu bởi Landry’s Restaurant Inc., một Tập đoàn chuyên về ăn uống, khách sạn, giải trí và chơi game, có trụ sở tại Houston, Texas.
Cửa chính Rainforest Cafe trong một Mall của Houston
Địa điểm đầu tiên được mở tại Mall of America ở Bloomington, Minnesota vào ngày 3 tháng 2 năm 1994. Đến nay, sau 25 năm chuỗi Rainforest Cafe đã bao gồm 49 nhà hàng ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ và hơn 10 nhà hàng ở thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới như Tokyo, London, Paris, Dubai và các nước có rừng mưa nhiệt đới như Mexico, Columbia, Singapore…
Mỗi nhà hàng Rainforest Cafe được thiết kế để mô tả một số đặc điểm của một khu rừng mưa, bao gồm sự phát triển của thực vật, sương mù, thác nước và những hình ảnh sống động của rừng mưa nhiệt đới. Gần như tất cả các địa điểm đều có voi, hổ, khỉ đột, báo, rắn, cá sấu, ếch, cự đà, cá nước ngọt… và nhiều loài bướm đủ các màu sắc đang vỗ cánh.
Rắn và trăn hay được đặt ở lối vào, chào đón khách từ trên cao
Rắn và trăn hay được đặt ở lối vào, quấn quanh một nhánh cây. Voi thường được thấy một cặp bao gồm một con trưởng thành ngà lớn và con còn trẻ với ngà nhỏ. Báo hoa mai có thể được tìm thấy ở mọi địa điểm, nhưng chúng thường nằm trên một gờ cao hoặc cành cây có cái đuôi đung đưa và một chân trước buông thõng xuống.
Video đang HOT
Báo hoa mai có tập quán hay nằm trên cao, một chân trước buông thõng xuống
Hổ là một bổ sung tương đối mới cho Rainforest Cafe: Con đực đứng trên một tảng đá, trong khi con cái nằm nghiêng bên cạnh nó và 2 con nhỏ tung tăng quanh mẹ. Vượn, khỉ đột là những loài có số lượng lớn nhất và thường có bốn hoặc năm con khỉ đột trong mỗi nhà hàng. Mỗi nhóm thường có một con lớn, một con bé đang treo mình trên cây và một hoặc hai con khỉ đột khác đang rung lắc những cây vả bên con đường đi tìm thức ăn của chúng.
Du khách thưởng thức các món đặc sản Texas dưới tán rừng mưa Amazon
Rainforest Cafe có một quán bar nằm bên dưới một cây nấm khổng lồ với những chiếc ghế cao đặc trưng, được làm giống với chân của các loài động vật, được thiết kế và điêu khắc bởi nghệ sĩ Glenn Carter. Và thường có một trần trăng sao ở giữa nhà hàng, được thiết kế và sản xuất bởi Fiber Optic Systems Inc, New Jersey.
Trong Shop quà tặng và lưu niệm, có một cây “biết nói chuyện” có tên Tracy Tree để du khách giải trí trong lúc chờ đợi. Hàng hóa theo chủ đề Rainforest rất đẹp mắt, được sản xuất bởi công ty may mặc thời trang Boxercraft Inc., có trụ sở tại Atlanta. Đồ chơi khiến cả trẻ em và người lớn mê mẩn bao gồm thú nhồi bông, các nhân vật hành động và một bộ linh vật rừng mưa, được gọi là “The Wild Bunch” bao gồm Cha! Cha! Ếch cây mắt đỏ, kỳ nhông, cá sấu, tê giác, vẹt đuôi dài, báo gấm, voi rừng châu Phi, khỉ đột, đười ươi…
Rainforest Cafe nhìn từ trung tâm mua sắm Mall- Houston
Hầu hết các địa điểm cũng có ngoại thất theo chủ đề như nội thất: Rainforest Cafe ở Disney Springs, Orlando, nằm dưới một ngọn núi lửa nhân tạo lớn phun trào trong cơn giông bão mô phỏng. Những nơi khác, chẳng hạn như các địa điểm trong Atlantic City và thác Niagara, New York có sự xuất hiện của tàn tích rừng rậm cổ đại, với nhiều nguồn nước trong lành…
Gần như tất cả các địa điểm đều có một con cá sấu sống động như thật, nơi khách được mời ném tiền xu, nhắm vào miệng, chân, thân và đuôi của cá sấu để cầu may và lĩnh thưởng…
Con cá sấu sống động như thật, nơi khách được mời ném
Rainforest Cafe phục vụ các món ăn từ hải sản, thịt bò, thịt gà đến mì ống và pizza… mang hương vị đặc biệt Texas. Trước khi thưởng thức, du khách sẽ được thư gãn trong không gian mát mẻ của ngôi nhà chung “rừng mưa nhiệt đới”, nơi có những con thú nhân tạo biết cử động linh hoạt, phát ra “ngôn ngữ” đặc trưng của từng loài, hoà cùng tiếng sấm rền chớp giật lúc gần lúc xa tạo nên “tiếng rừng mưa” trầm hùng man mác…
Nguyễn Hoàng Bích
Theo motthegioi.vn
Nạn chèo kéo khách du lịch lan tới cả bản xa tại Sapa
Không chỉ diễn ra ngay trên địa bàn thị trấn Sapa (Lào Cai) mà nay nạn chèo kéo khách du lịch thậm chí còn lan tới các bản xa như Tả Van, Tả Phìn...
Không quá lời khi nói Sapa được ví như viên ngọc quý của miền Bắc, đón hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm. Khi người Pháp phát hiện và khai phá vẻ đẹp nguyên sơ của nơi này, họ đã quy hoạch và xây dựng Sapa thành một nơi nghỉ mát có một không hai ở miền Bắc Việt Nam. Sapa đã có được sự phát triển nhanh mạnh với ngành "công nghiệp không khói" nhưng kéo theo đó là nhiều hệ luỵ, những nốt trầm mà nhiều năm nay vẫn không thể khắc phục.
Từ thị trấn Sapa, các đoàn du khách nối nhau lên Hàm Rồng ngắm cảnh, đi thăm động Tả Phìn, Thác Bạc, Cầu Mây, xuống Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải thăm thú làng du lịch... Đến chỗ nào cũng thế, vừa bước chân xuống khỏi ô tô, chưa kịp ngắm nhìn phong cảnh bản làng núi non, các du khách đã bị một đám đông các bà, các chị người Mông, người Dao... áo quần sặc sỡ vây quanh chào hàng và bám theo không rời một bước, vào tít sâu trong bản.
Người dân địa phương tại Tả Phìn đứng chờ ở cửa xe o tô chờ du khách xuống là đi theo mời mua hàng.
Vấn nạn hàng rong, xin tiền đã tồn tại ở Sapa rất nhiều năm. Những câu khẩu hiệu quyết tâm dẹp bỏ, quyết tâm chấn chỉnh đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhưng hiệu quả như thế nào thì ai cũng nhìn thấy. Sapa không đơn thuần là địa danh của riêng tỉnh Lào Cai mà còn là 1 trong những biểu tượng du lịch của Việt Nam. Nhưng với những cách thức quản lý, vận hành và phát triển du lịch có nhiều bất cập như hiện nay, nhiều người lo ngại rằng, những giá trị cốt lõi của Sapa sẽ biến mất trong thời gian không xa.
Theo báo cáo của Sở VHTTDL Lào Cai, tình trạng đeo bám, chèo kéo khách và bán hàng rong vẫn diễn ra trong những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những lúc nhàn rỗi khi chưa đến mùa thu hoạch. Cụ thể, số phụ nữ và trẻ em tham gia bán hàng rong tại xã Tả Van giảm đều trong các năm. Năm 2017 toàn huyện Sapa có 551 đối tượng bán hàng rong trong đó có 536 phụ nữ, 15 trẻ em. Đến năm 2019 giảm còn 169 người toàn huyện.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV báo Pháp luật & Xã hội trong hai ngày 22 đến 23-10 chỉ riêng tại hai xã Tả Van, Tả Phìn, vẫn tồn tại một lực lượng không nhỏ những người đeo bám, chèo kéo khách du lịch mua hàng. Cụ thể, tại xã Tả Van trong sáng 23-10, trên con đường lên núi, hàng dài người địa phương với những gùi đồ thổ cẩm mời du khách mua hàng. Phần lớn những người này đều là phụ nữ cao tuổi. Không chỉ mời chào mua hàng, những người này còn đeo bám du khách một quãng đường dài để xin tiền hoặc mua ủng hộ đồ khi du khách chụp ảnh mình.
Du khách bị người dân địa phương bám theo chèo kéo mua hàng, xin tiền sau khi chụp ảnh.
Với chiến thuật một kèm một, kiên trì và nhẫn nại, những phụ nữ bán hàng rong tại Sapa tìm mọi cách theo sát khách du lịch kể cả khách nước ngoài lẫn khách nội địa. Các vị khách phương xa dù cố gắng di chuyển thật nhanh nhưng vẫn rất khó để thoát khỏi sự đeo bám. Kể cả sau khi mua hàng hay cho tiền, du khách tiếp tục bị họ theo sát như hình với bóng chèo nài để mua thêm.
Để giảm thiểu tình trạng đeo bám khách du lịch và bán hàng rong, ăn xin, hàng tháng, Ban quản lý Du lịch cộng đồng tại các xã đã tổ chức tyên truyền, lồng ghép thông qua các buổi họp thôn nhằm vận động, khuyến cáo bà con không đeo bám, chèo kéo khách, bàn hàng rong, trẻ em lang thang xin ăn về nơi cư trú. Không biết, sự quyết tâm của các cơ quan chức năng huyện Sapa đã được hiện thực hóa như thế nào, chỉ biết rằng tại những bản làng xung quanh khu du lịch này, có những gia đình đã bỏ nương, rẫy và không cho con cái học hành để xuống thị trấn bán hàng rong.
Bản thân phóng viên cũng bị xin 20.000 đồng cho bức ảnh chụp cận cảnh bàn tay người phụ nữ dân tộc Dao này.
Mẩy Vân năm nay 26 tuổi ở Tả Phìn, là một phụ nữ đã có 2 con (7 và 8 tuổi). Trò chuyện với Mẩy Vân, cô cho biết: "Gia đình tôi làm ruộng, ở đây một năm chỉ làm được một mùa lúa, không trồng được gì thêm. Vì thế, ở thời điểm chưa đến mùa lúa, giống như nhiều người dân địa phương tôi thường đi theo khách du lịch để bán hàng rong kiếm thêm thu nhập".
Theo lời kể của Vân cũng như theo quan sát, khi du khách vẫn còn chưa xuống xe, hàng dài những người Dao đỏ với trang phục truyền thống đã đứng chặn cửa xe chờ du khách xuống. Mặc dù vẫn còn giữ sự nguyên sơ, không lộ liễu như tại Tả Van, hay trung tâm thị trấn Sapa, những người phụ nữ này không bắt ép mà chỉ đơn giản là đi theo mời khách mua hàng nhưng vẫn gây không ít tâm lý khó chịu cho du khách. Tuy nhiên, điều gỡ gạc lại là những người này chỉ sợ ống kính máy ảnh, luôn chạy đi mất hoặc né tránh chứ không có tình trạng "no money, no photo" như tại thị trấn Sapa và bản Tả Van.
Mẩy Vân cùng 2 con trai đứng trước ngôi nhà của mình trên đỉnh đồi. Giống như nhiều người khác, Vân không được hướng dẫn về làm du lịch cộng đồng, mỗi khi nhàn rỗi là cô lại đi bán hàng rong tại Tả Phìn.
"Mình chỉ đi theo vừa đi vừa hỏi chuyện du khách thôi. Nếu họ không mua thì coi như là nói chuyện, giới thiệu về bản làng chứ không thể bắt ép họ mua hàng được vì như vậy là không lịch sự mà" - Mẩy Vân cho biết thêm.
Báo chí nói quá nhiều về vấn nạn bán hàng rong, đeo bám du khách ở Sapa. Những nhà quản lý cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết tình trạng này. Nhưng dường như, những cố gắng ấy vẫn không mảy may chạm được vào gốc rễ của vấn đề. Và nó vẫn cần tiếp tục được đưa ra để bàn luận, để cứu Sapa.
Khánh Huy
Theo phapluatxahoi.vn
Lạ lùng bức tường đầy bã kẹo cao su lại thành điểm tham quan nổi tiếng Bức tường trong ngõ hẻm Post Alley, ở Seattle, Mỹ trở thành điểm tham quan thú vị bởi được dính đầy bã kẹo cao su. Nằm trong một con hẻm vắng vẻ bên cạnh chợ Pike Place là một điểm tham quan kỳ lạ có tên Gum Wall (bức tường kẹo cao su). 15 m tường kéo dài dày đặc bã kẹo cao...