Tận mục dây chuyền sản xuất 250.000 xe điện VinFast mỗi năm
Riêng ô tô, công suất của nhà máy VinFast (Hải Phòng) là 250.000 xe/năm giai đoạn 1, dự kiến nâng công suất lên tới 950.000 xe/năm vào năm 2026.
Đầu tháng 1/2022, thương hiệu xe của tỉ phú Phạm Nhật Vượng tuyên bố VinFast dừng sản xuất các mẫu xe xăng vào cuối năm 2022, tập trung 100% cho sản xuất xe điện. Hãng xe công bố, giới thiệu 6 mẫu ô tô điện đầu tiên gồm VF e34, VF e35 (VF8), VF e36 (VF 9), VF5, VF 6, VF 7, với tầm nhìn trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Tổ hợp Nhà máy VinFast (Hải Phòng) chính là nơi sản xuất ra hàng nghìn mẫu xe điện toàn cầu của thương hiệu này.
Tổ hợp nhà máy có công suất 3.000 xe buýt điện/năm, 250.000 xe máy điện/năm giai đoạn 1, tăng lên 500.000 xe/năm trong giai đoạn 2 và có thể mở rộng 1 triệu xe/năm. Riêng ô tô, công suất của nhà máy là 250.000 xe/năm giai đoạn 1, dự kiến nâng công suất lên tới 950.000 xe/năm vào năm 2026.
Mức độ tự động hóa tại đây rất cao với 1.200 robot, xưởng thân vỏ 98% tự động, xưởng động cơ 90% tự động.
Tại khu sản xuất ô tô, gồm có khu xưởng dập diện tích 50.000 m2 với công suất dập 16 chi tiết/phút. Tại đây, việc giám sát quy trình sản xuất sẽ theo công nghệ của công ty SCHULER (CHLB Đức), các dữ liệu về các thông số kỹ thuật của nhà máy Dập được thu thập trực tuyến trong quá trình sản xuất từ các thiết bị lắp đặt trong dây chuyền. Qua việc liên tục so sánh các thông số thực tế với thông số chuẩn, tổng quan về tình trạng sản xuất và các vấn đề về kỹ thuật được nhận dạng, đề ra giải pháp và thực hiện kịp thời, bảo đảm số lượng và chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, việc chẩn đoán thông minh tại nhà máy Dập hoạt động giống như hộp đen trên máy bay: Dữ liệu cụ thể được tự động lưu trữ liên tục. Trong trường hợp có sự cố hoặc hỏng hóc, có thể thực hiện phân tích hồi cứu để xác định nguyên nhân, ví dụ: lỗi phần mềm hoặc các bộ phận của máy móc hay dây chuyền.
Robot xưởng dập.
Video đang HOT
Máy dập lớn tự động.
Xưởng dập với nhiều cẩu trục và hàng trăm bộ khuôn đúc.
Xưởng hàn thân xe có diện tích 100.000 m2, công suất 38 xe/giờ. Xưởng hàn thân xe VinFast được thiết kế và cung ứng dây chuyền bởi các đối tác hàng đầu như FFT, EBZ, HIROTEC, được trang bị khoảng 1200 rô-bốt do ABB sản xuất. Khi đi vào hoạt động đây là nhà máy hàn thân xe vận hành hoàn toàn tự động, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Robot hàn.
Xưởng sơn có diện tích 25.000 m2, công suất sản xuất hơn 800 xe/ngày. Hệ thống quản lý không khí thông minh EcoSmart VEC của Drr đến từ Cộng hòa Liên Bang Đức hoạt động hoàn toàn tự động, cung cấp năng lượng theo yêu cầu thông qua việc ghi nhận các thông số thực trong sản xuất. Công nghệ này giúp làm giảm đáng kể lượng khí và điện năng tiêu thụ khi sấy các xe mới sơn.
Dây chuyền sơn bao gồm các công nghệ tự động hóa: Hệ thống tẩy dầu và sơn tĩnh điện công nghệ Ro-Dip, hệ thống robot phun keo nhận dạng hình ảnh VMT và Robot sơn tự động thế hệ mới của Drr.
Một ứng dụng công nghệ 4.0 khác là Hệ thống điều khiển EcoEMOS cung cấp các chức năng kiểm tra thông minh như van, phanh hoặc kiểm tra máy bơm. Do trạng thái thực tế và tất cả chi tiết của trang thiết bị được lắp đặt trong dây chuyền sơn xe được kiểm tra và cập nhật thông tin trực tuyến, bao gồm việc hiển thị các kết quả bằng cách sử dụng các chức năng đèn giao thông nên bộ phận bảo trì nhà máy sơn dễ dàng biết và thay thế các van cần thiết ngay trước khi có thể xảy ra sự cố kỹ thuật phải dừng sản xuất.
Khu vực robot sơn nhựa.
Xưởng sản xuất động cơ có diện tích 50.000 m2. Xưởng được thiết kế và cung ứng dây chuyền bởi các đối tác như GROB, Thyssenkrupp, AVL, MAG, sử dụng công nghệ cơ khí chính xác mới nhất để gia công các đầu Động cơ, thân Động cơ và Trục khuỷu của động cơ.
Ngoài ra, xưởng còn có dây chuyền kiểm tra chất lượng động cơ (Kiểm tra nóng và kiểm tra nguội) đảm bảo 100% sản phẩm được kiểm soát chất lượng từ đầu nguồn. Các máy gia công được trang bị công nghệ 4.0 với nhiều tính năng như: điều khiển thời gian thực trạng thái máy qua điện thoại thông minh, điều khiển từ xa ban đêm hoặc cuối tuần, phân tích lỗi máy thời gian thực… Trong hình là máy móc của thương hiệu Grob tại xưởng.
Xưởng phụ trợ có diện tích 20.000 m2.
Viên pin dưới đáy xe VF8 được lắp bởi một dây chuyền treo, là công đoạn gần cuối khi chiếc xe đã lắp xong phần thân vỏ và hệ động lực. Mẫu VF8 trên dây chuyền này là phiên bản Eco, được trang bị động cơ điện công suất 260 kW, mô-men xoắn 500 Nm, pin có khả năng giúp di chuyển 400km sau mỗi lần sạc.
Chiếc xe điện của VinFast trên dây chuyền kiểm tra cuối cùng, trước khi được đưa ra thử nghiệm trên đường thử tại nhà máy. Khu vực đường thử trong nhà máy VinFast Hải Phòng mô phỏng đầy đủ các tình huống mặt đường ngoài thực tế giao thông.
8 tháng từ khi mở đặt cọc, ngày 10/9, VinFast đã bàn giao 100 chiếc xe điện đầu tiên tại Việt Nam. Hãng cho biết, đầu tháng 11 tới, khoảng 5.000 chiếc VF 8 sẽ được xuất khẩu tới Mỹ, Canada và châu Âu, ghi dấu mốc quan trọng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Loạt xe VinFast VF 8 đầu tiên sẽ đến tay khách hàng vào ngày 10/9
Hãng xe Việt dự kiến bàn giao mẫu xe điện VF 8 cho người dùng tại nhà máy ở Hải Phòng.
Đại diện VinFast cho biết hãng sẽ bàn giao loạt xe VF 8 đến khách hàng vào cuối tuần này. Số lượng xe chưa có cụ thể nhưng dự kiến có thể là hàng trăm chiếc. Đây sẽ là lô xe VF 8 thương mại đầu tiên tới tay người dùng, sau khoảng 8 tháng kể từ khi giới thiệu và mở cọc.
Trước đó, một số nhân viên đại lý cũng đã thông báo với khách hàng về kế hoạch bàn giao xe mà không có thời gian cụ thể.
Chiếc VinFast VF 8 trong sự kiện lái thử tại nhà máy Hải Phòng (Ảnh: Ánh Dương).
Theo kế hoạch cũ, mẫu VF 9 dự kiến được bàn giao trước VF 8, nhưng những khó khăn về nguồn cung khiến mẫu VF 9 bị chậm tiến độ. Dự kiến VF 9 có thể sẽ đến tay khách hàng vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Đối với VF 8, dù sự kiện bàn giao với số lượng xe lớn nhưng theo đại lý, lượng khách ký chờ nhiều nên sẽ mất thời gian để cung cấp cho tất cả khách hàng. Trong đợt mở bán đầu tiên, đại lý cho biết lượng khách đặt VF 8 cũng nhiều hơn VF 9, do đây mẫu xe có kích thước và giá tiền phù hợp hơn.
VF 8 có quãng đường di chuyển khoảng 400km sau mỗi lần sạc (con số dự kiến trước đó là 430-510km). Xe có hai phiên bản - Eco và Plus, với giá lần lượt là 1,094 và 1,263 tỷ đồng chưa bao gồm pin và cộng thêm khoảng 400 triệu đồng nếu khách hàng muốn mua đứt pin.
Xe có chiều dài 4.750mm, trục cơ sở 2.950mm, tức là ngắn hơn 190mm so với Lux SA, nhưng trục cơ sở lại nhỉnh hơn 17mm. Xe lắp hai động cơ điện chia đều cho trục trước và sau, công suất 402 mã lực, mô-men xoắn 640 Nm, kết hợp với hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian.
Mẫu xe của VinFast là sản phẩm duy nhất thuần điện trong phân khúc SUV cỡ D tại Việt Nam. Đối thủ máy xăng có Kia Sorento, Hyundai Santa Fe, Mazda CX-8 kết cấu unibody, Toyota Fortuner, Ford Everest, Isuzu mu-X, và Mitsubishi Pajero Sport khung gầm rời.
Trong thông báo hồi đầu tháng 7, VinFast cho biết đã nhận được hơn 65.000 đơn đặt hàng dành cho hai mẫu xe VF 8 và VF 9 trên toàn cầu.
Xe ôtô điện cũ tăng giá gấp 5 lần xe dùng động cơ đốt trong Kết quả khảo sát cho thấy giá ôtô điện đã qua sử dụng tăng tới 54,3% theo năm, còn xe dùng động cơ đốt trong truyền thống là 10,1%. Theo khảo sát của iSeeCars - công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn mua xe tại Boston (Mỹ), giá xe ôtô cũ liên tục tăng cao từ đầu năm nay. Đáng chú...