Tận mắt máy bay quân sự tuyệt mật của Lockheed Martin
Rất nhiều máy bay quân sự tối tân, tuyệt mật của Không quân Mỹ được sản sinh bởi Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin
Từ những năm 1940, Lockheed Martin đã bắt đầu chế tạo các mẫu máy bay quân sự cho Quân đội Mỹ, với khởi đầu từ một khu công xưởng được dựng lên từ lều bạt và một nhà máy lắp ráp nhỏ. Nhưng đếnnhững năm 1950 Lockheed Martin đã cho ra mắt đứa con cưng đầu tiên của mình là mẫu máy bay do thám U-2.
U-2 là máy bay trinh sát được trang bị một động cơ phản lực có thể hoạt động ở độ cao rất lớn, được Không quân và Cục Tình báo Trung ương Mỹ sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay tối đa lên tới 25.900m.
U-2 được Không quân Mỹ chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1957 và vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay. Trong tương lai U-2 có nhiều khả năng sẽ được thay thế bằng mẫu máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk.
Tiếp theo thành công của U-2, Lockheed Martin tiếp tục phát triển mẫu máy bay do thám mới cho Quân đội Mỹ, và đến những năm 1960 công ty này đã cho ra đời máy bay trinh sát chiến lược tầm xa SR-71 “Blackbird”. Vào thời điểm đó SR-71 được xem là dự án vũ khí tối mật của Mỹ, thông tin về mẫu máy bay này được Quân đội Mỹ xếp vào hàng tuyệt mật và hầu như không tồn tại.
SR-71 có thể bay gấp 3 lần tốc độ âm thanh và là máy bay đầu tiên của Quân đội Mỹ được thiết kế đặc biệt để có thể giảm thiểu khả năng bị phát hiện từ các hệ thống radar đối phương tương tự như các mẫu máy bay tàng hình ngày nay.
Video đang HOT
Máy bay trinh sát chiến lược tầm xa SR-71 được Quân đội Mỹ chính thức trang bị vào năm 1964 và được sử dụng cho đến năm 1998. Nó có tầm hoạt động gần 6.000km với trần bay tối đa 25.900m.
Cũng trong những năm 1960, sau sự kiện một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ bị tên lửa phòng không Liên Xô bắn hạ, đã buộc Mỹ phải tìm một giải pháp khác an toàn hơn trong các hoạt động tình báo trên bầu trời Liên Xô. Tất nhiên, lần này Lockheed Martin tiết tục được chọn làm nhà thầu chính để phát triển một mẫu máy bay do thám không người lái đầu tiên của Quân đội Mỹ, sau này còn được biết tới với các tên D-21. Trong ảnh là một chiếc D-21 được triển khai trên lưng máy bay trinh sát chiến lược tầm xa SR-71.
D-21 thường được triển khai trên những chiếc SR-71 và cả với máy bay ném bom chiến lược B-52, với nhiệm vụ trinh sát các khu vực nằm sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Nó có thể bay với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh và được trang bị một máy ảnh có độ phân giải cao, với trần bay tối đa lên tới 29.000m.
Trong giai đoạn những năm 1980, Lockheed Martin bắt đầu âm thầm phát triển mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Quân đội Mỹ là F-117 Nighthawk. Và Mỹ là quốc gia duy nhất sử dụng loại máy bay này, Không quân Mỹ đưa vào sử dụng khoảng hơn 60 chiếc F-117 trong suốt giai đoạn từ năm 1983 cho đến khi mẫu máy bay này được nghỉ hưu vào năm 2008.
F-117 có thể bay với tốc độ đa gần 1.000km/h với tầm hoạt động 1.720km. Hệ thống vũ khí của F-117 được bố trí bên trong thân máy bay để tăng khả năng tàng hình trước các loại radar, nó có thể được trang bị nhiều loại bom dẫn đường thông minh khác nhau và kể cả bom hạt nhân.
Nhờ thành công của F-117, Lockheed Martin tiếp tục loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác trong hai chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 là F-22 và F-35. Trong đó nổi trội nhất vẫn là F-22 khi nó được mệnh danh là bất khả chiến bại trên bầu trời.
Trái lại với sự thành công F-22 người anh em của nó là F-35 lại mang quá nhiều tai tiếng, khi mà chi phí ước tính bị đội giá lên hàng chục lần nhưng kết quả mang lại được từ mẫu máy bay chiến đấu tàng hình này lại không được như mong muốn. Tuy nhiên, nhờ thành công một phần từ các chương trình máy bay chiến đấu tàng hình trên vẫn giúp cho Lockheed Martin đảm bảo vị trí của mình trong các chương trình phát triển các loại vũ khí tuyệt mật của Quân đội Mỹ.
Trong các chương trình máy bay do thám không người lái (UAV) mà Lockheed Martin phát triển cho Quân đội Mỹ, thì bí ẩn nhất vẫn là mẫu UAV RQ-170. Chương trình này bí mật tới mức hầu như không có bất cứ hình ảnh chính thức hay các thông số kỹ thuật liên quan đến nó được Lockheed Martin tiết lộ ra bên ngoài. Cho đến năm 2011, khi Iran bắt sống được một chiếc RQ-170 trong không phận nước này.
Không quân Mỹ thậm chí còn không muốn thừa nhận sự tồn tại của RQ-170 vào lúc đó, việc mất một chiếc RQ-170 tại Iran được xem là thất bại lớn nhất của Không quân Mỹ và cả tập đoàn Lockheed Martin. Nhất là với một mẫu vũ khí được Quân đội Mỹ tuyên bố không hề tồn tại trong một thời gian dài.
Theo Kiến Thức
Ba Lan chính thức sắm tên lửa "khủng" Mỹ đối phó Nga
Không quân Ba Lan đã chính thức ký hợp đồng mua 40 tên lửa hành trình không đối đất tầm xa JASSM từ Mỹ.
Tạp chí Jane"s Defence Weekly cho biết, Không quân Ba Lan đã chính thức ký kết hợp đồng mua các tên lửa hành trình không đối đất tầm xa AGM-158A (JASSM) từ tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ, sau một thời gian dài trì hoãn với nhiều lý do khác nhau.
Ngoài việc bán cho Ba Lan các tên lửa hành trình JASSM, Lockheed Martin còn sẽ đảm nhiệm cả việc nâng cấp 46 chiếc máy bay chiến đấu F-16C/D Block 52 của Không quân Ba Lan để có thể mang theo các tên lửa hành trình trên.
Tên lửa hành trình không đối đất tầm xa JASSM sẽ giúp Không quân Ba Lan tăng cường khả năng răn đe trước mọi kẻ thù trong tương lai.
Trong buổi lễ ký kết hợp đồng với phía Lockheed Martin, còn có sự xuất hiện của Tomasz Siemoniak - Bộ trưởng quốc phòng. Ông này cũng tuyên bố rằng JASSM là loại tên lửa hiện đại nhất mà Quân đội Ba Lan từng được trang bị.
Việc Ba Lan quyết tâm mua các tên lửa hành trình tầm xa JASSM, được xem là động thái nhằm tăng cường khả năng quân sự của nước này. Trước tình hình ngày càng trở thêm phức tạp tại Ukraine và một số nước Đông Âu, bên cạnh đó JASSM cũng có ý nghĩa với hệ thống phòng thủ tên lửa mà Ba Lan đang tính triển khai trên lãnh thổ nước này.
Sau khi thương vụ JASSM được cả hai chính phủ Mỹ và Ba Lan chấp thuận vào hôm 11/12, thì ngay sau đó hợp đồng trên đã nhanh chóng được ký kết. Dự kiến Lockheed Martin sẽ chính thức triển khai hợp đồng JASSM vào đầu năm 2015, khi các thủ tục pháp lý được hoàn tất.
Trước đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua việc bán 40 tên lửa hành trình JASSM cùng việc nâng cấp các máy bay chiến đấu F-16 cho Ba Lan vào đầu tháng 10 năm nay. Theo Bộ quốc phòng Ba Lan, chương trình nâng cấp những chiếc F-16 sẽ bao gồm việc nâng cấp hệ thống phần mềm và các thiết bị hỗ trợ giúp các máy bay chiến đấu của Ba Lan có thể sử dụng các tên lửa hành trình JASSM.
Một chiếc tiêm kích F-16 của Mỹ được trang bị tên lửa hành trình JASSM.
Được biết trong năm 2015, hai chiếc F-16 đầu tiên của Không quân Ba Lan sẽ hoàn thành quá trình nâng cấp và sẽ được tiến hành bay thử nghiệm tại Mỹ. Những chiếc còn lại sẽ trải qua quá trình nâng cấp tại các căn cứ Không quân của Ba Lan từ cuối năm 2016 trước khi lô tên lửa JASSM đầu tiên được chuyển giao cho Ba Lan.
Khi cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ thông báo về khả năng bán các tên lửa hành trình JASSM cho Ba Lan vào hôm 17/9 với giá trị lên tới 500 triệu USD, giới truyền thông nước này đã cho rằng cái giá trên là quá cao so với những gì nó mang lại. Tuy nhiên, Thứ trưởng bộ quốc phòng Ba Lan - Czeslaw Mroczek lại cho rằng, giá trị của hợp đồng trên có thể chấp nhận được và bao gồm cả chi phí nâng cấp 46 chiếc F-16.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Các tập đoàn Nga vẫn đắt hàng vũ khí Ngày 15/12, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết doanh thu của các nhà sản xuất vũ khí của Nga tiếp tục tăng do sự đầu tư của chính quyền Moskva, bất chấp chiều hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng toàn cầu. Hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo S-350E Vityaz tại triển lãm MAKS...