Tan hoang sau bão số 11
Bão số 11 đổ bộ đã quét dọc các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình khiến hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, sập đổ, hàng chục người chết và bị thương. Trong khi đó, nước lũ các sông dâng cao cùng với nhiều nhà máy thủy điện xả lũ đã gây nên tình trạng ngập lụt tại đây.
Đến hôm qua 15-10, nước lũ ở hầu hết các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên đã đạt mức BĐIII, có nơi trên BĐIII như sông Bồ tại Phú Ốc: 4,5m; sông Hương tại Kim Long: 3,5m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 9,0m, …
Các tuyến phố tại Đà Nẵng tan hoang sau bão
Hội An tiếp tục di dân tránh lũ
Quảng Nam là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Tính đến chiều 15-10, bão số 11 đã làm 3 người chết và 2 người mất tích, 7 người bị thương. Bão cũng làm trên 5.200 ngôi nhà sập và tốc mái. Trên các tuyến đường, nhất là đoạn QL1A từ thành phố Tam Kỳ đến huyện Thăng Bình bị ngập nhiều đoạn, khối lượng sạt lở ban đầu ước tính khoảng 2.500 m3. Đã có 40 chiếc tàu chìm và 5 chiếc bị hư hỏng. Trưa 15-10, UBND TP Hội An đã chỉ đạo cho các địa phương tiến hành sơ tán hơn 1.500 người dân ở 8 phường ven sông Hoài có nguy cơ ngập lụt đến nơi an toàn, tránh gây thiệt hại về người.
Còn tại Đà Nẵng, thống kê từ BCH PCLB cho thấy, bão số 11 kèm mưa lớn và gió giật mạnh trên địa bàn TP Đà Nẵng đã làm 11 người bị thương, hàng trăm cây xanh, cột điện trên các đường phố bị gãy, đổ chắn ngang đường gây ách tắc giao thông và mất điện trên diện rộng. Nhiều nhà dân ở các khu vực ven biển và nhà hàng bị bão đánh sập, tốc mái, hư hỏng nặng… Ngay trong sáng 15-10, chính quyền thành phố và các lực lượng công an, bộ đội, dân phòng đã tới các địa bàn tổ chức cứu trợ người bị thương, giúp dân thu dọn nhà cửa, chặt tỉa cây xanh, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường. Bộ Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng đã huy động hơn 500 cán bộ chiến sĩ giúp dân khắc phục hậu quả.
Video đang HOT
Thừa Thiên-Huế nhiều nơi ngập
Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện mực nước các hồ chứa đều xấp xỉ cao trình đỉnh tràn. Trong đó, hồ thủy điện Bình Điền đạt 82,39m/85m; thủy điện Hương Điền 57,55m/58m; thuỷ điện A Lưới 551m/553m. Hiện tất cả các hồ chứa đều tiến hành xả lũ, tuy nhiên mức xả về hạ du phải đảm bảo nhỏ hơn lưu lượng nước đến hồ.
Đến cuối giờ chiều 15-10, mực nước sông Hương tại trạm Kim Long là 2,28 m; trên BĐII là 0,28 m; trên sông Bồ tại trạm Phú Ốc 4,04 m, xấp xỉ BĐIII. Các tuyến đường qua Đập Đá về Vỹ Dạ, Phú Vang, Quảng Điền hiện nước ngập sâu từ 1-1,5m. Nhiều tuyến đường, cụm dân cư ở TP Huế và các huyện vùng trũng đã ngập nước và bị cô lập, người dân đi lại rất khó khăn.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu Nhà máy thủy điện Hương Điền và Bình Điền tiếp tục vận hành điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn cho công trình, tuy nhiên phải đảm bảo an toàn cho vùng hạ du. Tỉnh cũng đã huy động 50 chiến sĩ bộ đội biên phòng, dân quân; sử dụng hơn 300 bao cát, 50 rọ sắt và xe chuyên dụng để hàn lấp đoạn đê biển dài 200m tại thôn Thái Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) vừa bị sạt lở do sóng biển và triều cường dâng cao.
Thủy điện Kon Tum xả nước đón lũ: Vào sáng qua 15-10, BCH PCLB tỉnh Kon Tum đã yêu cầu Công ty thủy điện Yaly và các chủ hồ đập có dung tích lớn tiến hành xả bớt nước dự trữ trên hồ đập để chuẩn bị đón đợt lũ mới. Tại Gia Lai, thủy điện An Khê – Kanak và hồ Ayun Hạ nước cũng bắt đầu dâng cao, đây là hai công trình hồ chứa đã xả lũ và gây thiệt hại nặng cho vùng hạ du trong cơn bão số 10 vừa qua.
Hạ Quỳnh – Hải Thanh
Theo ANTD
Bão gây sự cố đường dây 500kV, mất điện diện rộng
Bão Nari đã khiến hệ thống truyền tải điện 500kV bị sự cố, làm mất liên kết hệ thống điện quốc gia, và khiến 10 nhà máy điện ngừng hoạt động khẩn cấp.
Bão Nari đã khiến hệ thống truyền tải điện 500kV bị sự cố (Ảnh minh họa)
Ngày 15/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vào lúc 22h25 ngày 14/10, hệ thống truyền tải điện 500kV đã bị sự cố trên các đoạn đường dây Nho Quan - Hà Tĩnh, Hà Tĩnh - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Dốc Sỏi - Pleiku, làm mất liên kết Hệ thống điện quốc gia dẫn đến hệ thống điện hai miền Bắc Nam vận hành độc lập.
Sự cố bất khả kháng này đã khiến hơn 10 nhà máy thủy điện khu vực miền Trung phải ngừng hoạt động khẩn cấp (Bản Vẽ, A Vương, Đak Mi 4, Sông Tranh...) và làm mất điện một số phụ tải khu vực miền Bắc (khoảng 1250 MW) và khu vực miền Trung (khoảng 580 MW).
EVN đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, Tổng Cty Truyền tải điện quốc gia nhanh chóng khắc phục sự cố, khôi phục cung cấp điện. Vào hồi 23h05 đã cấp điện trở lại hoàn toàn cho các phụ tải bị mất ở khu vực miền Bắc, 23h55 ngày 14/10/2013 cấp điện trở lại cho các phụ tải bị mất ở khu vực miền Trung và đến 00h13 ngày 15/10/2013 đã khôi phục liên kết Hệ thống điện quốc gia.
Vào lúc 03h50 ngày 15/10, do ảnh hưởng của bão, gió giật mạnh và mưa lớn tiếp tục gây sự cố đường dây 500kV Đà Nẵng - Hà Tĩnh và lưới điện 500kV Bắc - Nam vận hành độc lập. Tuy vận hành độc lập nhưng EVN vẫn chỉ đạo các đơn vị thành viên bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các khu vực không bị ảnh hưởng của cơn bão số 11.
Cơn bão Nari đã khiến lưới điện trung thế bị ảnh hưởng, khiến cho Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam mất điện toàn bộ.
Tại Quảng Ngãi, hiện tại bão số 11 gây sự cố trên 16 xuất tuyến trung thế làm mất điện toàn bộ huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Bình Sơn và 5 xã thuộc huyện Sơn Tịnh, 8 xã thuộc huyện Tư Nghĩa, 9 xã thuộc huyện Nghĩa Hành. Ước công suất mất khoảng 30MW/110MW (27,3%).
Tại Bình Định, sự cố trên 4 xuất tuyến trung thế, làm mất điện toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh, 4 xã thuộc huyện Phù Mỹ, 5 xã thuộc huyện Hoài Nhơn. Ước công suất mất khoảng 10MW/210MW (4,8%).
Tại Thừa Thiên - Huế, sự cố trên 13 xuất tuyến trung thế làm mất điện huyện Nam Đông, A Lưới, thị xã Hương Thủy,7 xã thuộc huyện Phú Vang, 5 xã thuộc huyện Hương Trà, 6 xã thuộc huyện Quảng Điền, 2 xã thuộc huyện Phong Điền, 4 phường thuộc thành phố Huế. Ước công suất mất khoảng 42MW/160MW (26,3%).
Tại Quảng Bình, sự cố trên 4 xuất tuyến trung thế làm mất điện 9 xã thuộc huyện Lệ Thủy, 4 phường thuộc thành phố Đồng Hới, 11 xã thuộc huyện Quảng Trạch, 1 xã thuộc huyện Tuyên Hóa. Ước công suất mất khoảng 15MW/120MW (12,5%).
Tại Quảng Trị, sự cố trên 4 xuất tuyến trung thế làm mất điện toàn bộ huyện Gio Linh, Đăkrông, 3 xã thuộc huyện Vĩnh Linh, 1 xã thuộc huyện Cam Lộ. Ước công suất mất khoảng 13MW/70MW (18,6%).
Theo EVN, ước tổng công suất không cung cấp được do ảnh hưởng của bão số 11 đến lưới điện do Tổng Cty Điện lực miền Trung quản lý vận hành khoảng 520MW/1700MW (30,6%).
Hiện, EVN đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương tập trung lực lượng và phương tiện nhằm khắc phục hoàn toàn các sự cố lưới điện do mưa bão gây ra, khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Theo Xahoi
Lốc xoáy kinh hoàng, ít nhất 2 người chết, 22 người trọng thương Sáng nay 16/10, ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) xác nhận, cơn lốc xoáy vao rạng sáng nay đã làm ít nhất 2 người chết, 22 người bị thương nặng. Ông Ngọc thông tin, vao khoảng 1 giờ sáng nay, một trận lốc xoáy kinh hoàng đã càn quét qua xã Quảng Sơn, huyên Quang Trach. Lốc...