Tan hoang những cánh rừng phòng hộ… không còn cây!
Nhiều cánh rừng thuộc diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn thị xã Đông Triều ( Quảng Ninh) đã bị chặt, phá, đốt… không thương tiếc. Điều đáng nói, sự việc kéo dài đã rất lâu, diện tích rừng bị hủy diệt ngày càng lớn nhưng lực lượng chức năng dường như không hay biết.
Không khó để thấy những cánh rừng bị phá trơ trụi ngay hai bên đường đi
Dân thi nhau chặt cây rừng phòng hộ
Có mặt tại thôn Chân Hồ, Tân Tiến, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vào một ngày trung tuần tháng 6, mặc dù đã nhận được phản ánh của người dân về thực trạng phá rừng tại đây nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng trước sự thật được chứng kiến. Đâu cũng thấy những cánh rừng không còn giữ được màu xanh do bị phá, thậm chí bị đốt cháy nham nhở.
Càng đi sâu rừng càng bị tàn phá nặng nề
Rời khỏi QL18, chúng tôi cho xe chạy theo con đường bê tông nối từ QL này với tỉnh lộ 293 (Bắc Giang), xuyên qua khá nhiều thôn, xóm mới đến được thôn Chân Hồ.
Suốt dọc đường đi tới đâu cũng thấy bạt ngàn một màu xanh của cây cối phủ kín đồi, núi. Thế nhưng ngay khi bắt đầu đến đầu địa phận thôn Chân Hồ, chúng tôi đã bắt gặp xen lẫn giữa những bạt rừng xanh tươi là những khoảng trống rộng lớn, cây ở đây đã bị đốn hạ sạch sẽ, chỗ thì trơ ra toàn đất đá, chỗ thì lác đác cây cỏ tự nhiên mọc, một số ít chỗ thì được phủ kín bởi những cây con vừa mới trồng…
Tiếp tục đi dọc theo con đường bê tông xuyên qua thôn Chân Hồ, chúng tôi chứng kiến những cánh rừng bị phá ngày càng nhiều, cùng với đó là chi chít những con đường mòn chạy ngoằn ngoèo lên tận các đỉnh đồi mà theo người dân là con đường mà những người khai thác dùng để vận chuyển gỗ khi chặt xong.
Chỉ còn trơ lqại đất đá hoang hóa
Video đang HOT
Điều đáng nói, cũng trên địa bàn xã An Sinh, cùng chạy trên tuyến đường này không chỉ thôn Chân Hồ mà tại thôn Tân Tiến, tình trạng phá rừng cũng diễn ra nhưng còn nghiêm trọng hơn với qui mô lớn hơn và diện tích bị phá cũng lớn hơn.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại đây dọc hai bên đường người ta đều dễ dàng bắt gặp những quả đồi rộng tới vài ha nhưng trọc lốc và càng đi sâu vào phía trong thì diện tích rừng bị chặt phá lại càng nhân lên nhiều lần. Thậm chí có nhiều quả đồi cây cối bị đốn hạ từ chân lên tới tận đỉnh và gốc cây cũng bị đốt cháy xém. Bện cạnh đó, ngay cả những quả đồi nằm rất xa so với đường đi, cao chót vót nhưng cây cối trên đỉnh đồi cũng bị đốt, bị phá sạch. Điều đáng nói, hầu hết dưới chân những quả đồi trọc này có rất nhiều hộ dân đang sinh sống.
Cây to bị đốn hạ, cây nhỏ bị đốt cháy trụi
Kiểm lâm nói chỉ quản lý về mặt nhà nước
Theo quan sát của phóng viên, diện tích rừng bị phá rất lớn, tập trung chủ yếu ở xã Tân Tiến (vùng giáp với Bắc Giang). Các diện tích khi cây rừng nguyên bản bị phá đi hầu như bị bỏ hoang hóa, đất đai trở nên khô cằn, rất hiếm hoi mới thấy những khu đất được phủ cây con trồng mới.
Theo người dân sinh sống tại đây, việc phá, đốt rừng tại đây cũng diễn ra cũng đã khá lâu. Diện tích rừng bị tàn phá lên tới hàng trăm ha. Gỗ khi khai thác xong thường được bán cho những chủ lò gạch, lò than, các cơ sở chế biến dăm gỗ…
Cũng theo người dân, nếu tính với giá “bèo” vài trăm nghìn/một mét khối gỗ thì một ha rừng cũng thu được vài trăm triệu đồng.
Càng đi sâu rừng càng bị chặt phá nặng nề
Theo Hạt Kiểm lâm thị xã Đông Triều, toàn bộ diện tích rừng gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ trên địa bàn Chân Hồ và Tân Tiến là thuộc quản lý công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Đông Triều, Hạt chỉ quản lý về mặt nhà nước. Công ty này đã giao cho 7 chủ rừng tổ chức trồng cây nguyên liệu phục vụ khai thác mỏ. Trong đó có 35.8 ha rừng phòng hộ nằm trên địa bàn Tân Tiến (khu vực giáp Bắc Giang), còn lại tại Chân Hồ diện tích rừng phòng hộ xen kẽ với rừng sản xuất.
Dưới chân những ngọn đồi trọc người dân vẫn dựng nhà sinh sống
Trao đổi với phóng viên Dân trí ngày 25/6, ông Phạm Văn Triển, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Đông Triều cho rằng đây không phải là hiện tượng phá rừng mà chỉ là người dân thay đổi cây trồng để năng suất tốt hơn. Tuy nhiên khi được hỏi, việc loại bỏ cây thuộc rừng phòng hộ để trồng cây khác có phải xin phép cơ quan có thẩm quyền hay không, ông Triển cũng như ông Ngô Đức Hậu, Phó Hạt trưởng Kiểm lâm Đông Triều đều thừa nhận, theo quy chế quản lý rừng phòng hộ thì muốn thay đổi phải có báo cáo trình Hạt Kiểm lâm để Hạt trình tỉnh xem xét, phê duyệt. Trường hợp thay đổi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là trái luật.
An Nhiên
Theo Dantri
Những cánh rừng bị tàn phá: Yêu cầu kiểm điểm hàng loạt cán bộ
Ngay sau khi báo Dân trí phản ánh, những người có hành vi phá rừng đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Chính quyền địa phương cũng đang yêu cầu các tổ chức, cá nhân kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xảy ra phá rừng. Dư luận đang trông chờ kết quả xử lý trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng của những cá nhân, đơn vị có liên quan.
Mới đây, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã ký công văn trả lời về kết quả kiểm tra, xác minh phản ánh của báo Dân trí. Theo đó, sau khi tiếp nhận nội dung phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đã chỉ đạo Hạt trưởng Kiểm lâm phối hợp UBND xã Xuân Lộc kiểm tra, xác minh.
Theo báo cáo của huyện Thường Xuân, có 115 cây gỗ từ nhóm 5 đến nhóm 8, khối lượng 7,216 m3 và 2 ste củi đang còn tại hiện trường.
Qua kiểm tra, ngành chức năng và địa phương phát hiện diện tích bị chặt phá là 14.475 m2 (1,475 ha), trong đó trên diện tích 4.600 m2, thực bì đã bị đốt cháy hết và đã được trồng cây keo; diện tích còn lại 9.875 m2 có 115 cây gỗ từ nhóm 5 đến nhóm 8, khối lượng 7,216 m3 và 2 ste củi đang còn tại hiện trường.
Theo lý giải của UBND huyện Thường Xuân, đây là đối tượng rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ, sản xuất lâm nghiệp. Trạng thái rừng hỗn giao nứa gỗ, thuộc thôn Quẻ, xã Xuân Lộc.
Theo khai báo của các đối tượng vi phạm, toàn bộ diện tích rừng nêu trên đã được Nhà nước giao cho các hộ gia đình trực tiếp quản lý, bảo vệ, sản xuất lâm nghiệp. Khi giao, trạng thái rừng là đất trống, từ đó đến năm 2018, các hộ đã khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nên có một số cây tái sinh thuộc loài cây ưa sáng, mọc nhanh.
Do quá trình khoanh nuôi trong thời gian dài nhưng không có trữ lượng lớn, không có giá trị kinh tế; trong khi các hộ dân không có đất canh tác, nên các hộ đã tự ý phát, đốt rừng với mục đích trồng các loài cây quế bản địa và cây keo để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Công văn trả lời của huyện Thường Xuân gửi báo điện tử Dân trí
Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu và thực tế hiện trường rừng bị chặt phá, Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cá nhân vi phạm số tiền phạt 100 triệu đồng; tịch thu 7,216 m3 gỗ và 02 ste củi nhập tài sản nhà nước.
Đồng thời, yêu cầu trồng ngay lại rừng bằng giống cây bản địa trên diện tích đã bị chặt phá; cho các hộ gia đình cam kết không tái phạm và thông báo công khai trên hệ thống Đài truyền thanh của xã để nhân dân biết, giám sát.
UBND huyện Thường Xuân phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, có sự tham gia của Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp huyện, UBND xã Xuân Lộc, Ban quản lý thôn Quẻ trực tiếp kiểm tra hiện trường; đồng thời tổ chức làm việc với UBND xã Xuân Lộc để xác định mức độ thiệt hại, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra phá rừng.
Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đã yêu cầu UBND xã Xuân Lộc, Ban quản lý thôn Quẻ tổ chức họp dân, kiểm điểm các cá nhân vi phạm theo quy ước bảo vệ rừng; tuyên truyền nâng cao nhân thức cho nhân dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng; thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Nhà nước.
Yêu cầu Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Quẻ, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế, cán bộ địa chính - lâm nghiệp; Hạt trưởng, Phó hạt trưởng kiểm lâm phụ trách địa bàn, Trạm trưởng kiểm lâm Bù Đồn, kiểm lâm địa bàn xã Xuân Lộc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân đã để xảy ra phá rừng trái pháp luật.
Người vi phạm đã bị xử phạt, dư luận trông chờ vào việc xử lý trách nhiệm trong công tác quản lý của chính quyền và ngành chức năng trong công tác bảo vệ rừng
UBND huyện Thường Xuân khẳng định, việc phản ánh của báo Dân trí về tình trạng phá rừng tại thôn Quẻ, xã Xuân Lộc là có cơ sở. Nhưng chính quyền địa phương lại cho rằng, trước đó, ngày 8/5, Hạt Kiểm lâm phối hợp với UBND xã Xuân Lộc đã phát hiện, kiểm tra và đang tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm (!?)
Đồng thời huyện cho rằng, vụ việc đã được xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật; các tổ chức, cá nhân liên quan đã bị kiểm điểm trách nhiệm để xảy ra phá rừng như đã nêu trên. Trong khi đó, ngay tại công văn này nêu, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đang yêu cầu làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra phá rừng.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Tận mắt chứng kiến một cánh rừng bị "cưa sạch, đốt sạch" Cánh rừng bị "cưa sạch, phá sạch" có diện tích khoảng 3-4ha nằm ở thôn An Điềm, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Phía sâu trong cánh rừng bị hạ sát này, nhiều đối tượng "miệt mài" kéo gỗ ra bằng xe máy... Theo nguồn tin báo của người dân, trưa ngày 31/3, từ tuyến đường ĐT609 ở trung tâm xã...