Tân hiệu trưởng đại học: “Gìn giữ sự minh bạch trong môi trường giáo dục”
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HN đã trang trọng tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025 cho PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh.
Tại buổi lễ, Giám đốc ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn đã trao Quyết định số 1368/QĐ-ĐHQGHN của Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHKHTN).
Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn khẳng định: “Sự kiện này là dấu mốc quan trọng của cá nhân Hiệu trưởng Vũ Hoàng Linh và Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Với sự dẫn dắt của tân hiệu trưởng cùng với sự đoàn kết đồng lòng của toàn thể cán bộ viên chức, giảng viên nhà trường, tương lai tới đây, Trường ĐHKHTN sẽ là ngọn cờ đầu trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản, nuôi dưỡng và ươm mầm tài năng khoa học cho ĐHQGHN và đất nước”.
Giám đốc ĐH Quốc gia cũng đề nghị Ban Giám hiệu dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng Vũ Hoàng Linh sẽ thừa kế và phát huy các giá trị nền tảng và cốt lõi của trường ĐHKHTN, quy tụ được các nhà khoa học đủ tâm và tài để tiếp tục thực hiện được những trọng trách quan trọng của nhà trường trong công tác đào tạo, nghiên cứu.
Tân Hiệu trưởng PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh đã gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ công chức, viên chức nhà trường, lãnh đạo các cấp đã tín nhiệm bổ nhiệm mình vào cương vị mới và khẳng định: “Những gì đẹp đẽ trên giấy sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng không được triển khai và thực hiện thành công trong thực tế. Tôi cam kết sẽ luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu, đặc biệt sẽ gìn giữ sự nghiêm túc, công bằng và minh bạch của một môi trường giáo dục”.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh
Ông Linh tin rằng với sự đồng lòng đoàn kết của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ thực hiện đúng vai trò là đơn vị nòng cột của ĐHQGHN với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Phấn đấu đưa Trường ĐH Khoa học tự nhiên trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu thuộc nhóm 100 trường đại học hàng đầu châu Á và một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2030.
Tân Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh là cựu học sinh khối chuyên toán Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, học đại học và làm nghiên cứu sinh tại Hungary. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Toán ứng dụng (Toán học Tính toán) năm 1998 tại Đại học Tổng hợp Budapest dưới sự hướng dẫn của GS. Katalin Balla.
Ông được bổ nhiệm Phó giáo sư năm 2007.
Video đang HOT
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh hợp tác và làm việc với GS. Volker Mehrmann (hiện nay đang là Chủ tịch Hội Toán học Châu Âu) thuộc chương trình của Quỹ Alexander von Humboldt dành cho các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm tại Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Berlin (CHLB Đức).
Ông bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học (habilitation) tại Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Berlin năm 2014.
Từ tháng 11/2008 đến tháng 5/2014, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh giữ chức vụ Trưởng Khoa Toán – Cơ – Tin học.
Từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2020 ông là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Từ tháng 8/2018, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam.
'Èo uột' thi tuyển lãnh đạo đại học
Nhiều bộ, địa phương thí điểm tổ chức thi tuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường ĐH nhưng việc này chưa thu hút được nhiều người tham gia.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM làm công tác tại kỳ thi THPT quốc gia 2019. Nhiều ứng viên từ trường này ứng tuyển phó hiệu trưởng nhưng bị gạt vì "không nằm trong quy hoạch" - Ảnh: NHƯ HÙNG
Nhiều chuyên gia cho rằng sự "èo uột" này đến từ những quy định cứng nhắc và nhiều lý do khác.
Lưa thưa ứng viên
Tháng 6-2019, Bộ Tài chính phát đi thông báo tổ chức thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính kế toán, hạn chót nhận hồ sơ 12-7-2019, không có ngày thi. Từ đó đến nay vẫn chưa có thông tin mới liên quan đến việc thi tuyển phó hiệu trưởng trường ĐH này.
Tháng 12-2018, Bộ Y tế lần đầu tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng. Cả bốn người đạt tiêu chuẩn dự thi đều là người của trường và một phó hiệu trưởng đạt điểm cao nhất đã trúng tuyển. Tương tự, tỉnh Quảng Nam tổ chức thi tuyển hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam vào năm 2014, chỉ có hai ứng viên đang là phó hiệu trưởng của trường tham gia.
Trước đó, vào năm 2015, giám đốc một công ty luật trúng tuyển trong kỳ thi tuyển hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội nhưng sau đó không được bổ nhiệm vì tại thời điểm dự thi, ông này không phải là "công chức, viên chức nhà nước".
Bộ Tư pháp đã xin lỗi người trúng tuyển cũng như ghi nhận và đánh giá cao những ý tưởng, giải pháp nhằm đổi mới bộ máy và hoạt động của Trường ĐH Luật Hà Nội mà người trúng tuyển đã đề xuất trong quá trình tham dự kỳ thi.
Cũng vì nhiều quy định liên quan đến điều kiện và đối tượng dự thi mà có trường thông báo tuyển phó hiệu trưởng nhiều tháng trời, gia hạn thời gian nhận hồ sơ thêm vẫn không có đủ ứng viên để tổ chức thi.
Tháng 3-2018, Bộ Giao thông vận tải thông báo tổ chức thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Ngoài yêu cầu về đối tượng dự thi phải là công chức, viên chức, còn có điều kiện phải nằm trong quy hoạch phó hiệu trưởng của trường, nếu không nằm trong quy hoạch thì phải được Bộ Giao thông vận tải đề cử, Đảng ủy nơi công tác và Đảng ủy khối cơ sở Bộ Giao thông vận tải tại TP.HCM đồng ý bằng văn bản và phải giữ vị trí tối thiểu trưởng phòng, trưởng khoa.
Tháng 5-2018, bộ này ra thông báo gia hạn thêm 2 tháng nhận hồ sơ và đến tháng 11-2018 thông báo dừng thi tuyển phó hiệu trưởng.
PGS.TS Nguyễn Văn Thư - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết thời điểm đó có vài hồ sơ, trong đó người trong trường có 4 hồ sơ ứng tuyển. Tuy nhiên, tất cả đều bị gạt do chưa nằm trong quy hoạch phó hiệu trưởng của trường.
"Quy hoạch theo nhiệm kỳ trường gửi ra bộ nhưng không được duyệt. Quy hoạch bổ sung hằng năm trường gửi ra cũng không được duyệt. Do đó, chỉ có 1 hồ sơ đạt yêu cầu và bộ đã ngừng việc thi tuyển" - ông Thư nói thêm.
Khó thu hút vì nhiều quy định cứng
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc thi tuyển chức danh lãnh đạo trường ĐH là xu hướng tích cực, cần khuyến khích. Việc này không chỉ hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình chuẩn bị nhân sự mà còn tuyển được người phù hợp để lãnh đạo và phát triển trường.
Một phó hiệu trưởng chia sẻ: "Cứ mỗi lần thực hiện quy hoạch hay lấy phiếu tín nhiệm, trong nội bộ trường lại có chuyện này chuyện kia tố nhau. Ở lĩnh vực công, điều này dường như xảy ra không ít. Do đó, việc thi tuyển sẽ phần nào hạn chế những xào xáo nội bộ này cũng như đưa ra kết quả khách quan để mọi người trong trường yên tâm, không có sự chạy chọt hay dàn xếp".
Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất đó là đối tượng dự thi bị giới hạn do các quy định liên quan như phải nằm trong quy hoạch, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cứng cho từng vị trí.
Phó hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM nhận định theo Luật giáo dục ĐH sửa đổi, hội đồng trường có quyền quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó. Vai trò bổ nhiệm của bộ chủ quản không còn. Trường cần tự thực hiện bởi mỗi trường có mục tiêu phát triển khác nhau.
Nhưng việc thi tuyển này cũng bị giới hạn về đối tượng, nhất là những người ngoài trường do các quy định liên quan ở các luật khác nhau dẫn đến sự cạnh tranh chưa nhiều.
"Người không làm trong trường ĐH sẽ khó đáp ứng tiêu chuẩn về quy hoạch cho từng vị trí cụ thể. Người trong ngành được quy hoạch ở vị trí tương đương cũng sẽ không mặn mà vị trí tương đương ở trường khác. Đó là chưa kể người trong cùng một trường đôi khi cũng ngại va chạm khi vị trí đó được quy hoạch cho người khác rồi" - vị này nói thêm.
Là người trong giai đoạn thi tuyển chức danh phó hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Văn Thư cho rằng điều quan trọng nhất của việc thi tuyển là tuyển được người có tiêu chuẩn, năng lực. Tuy nhiên, có thể nói việc thi tuyển chưa thu hút được nhiều người ngoài tham gia, ngoài các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, đối tượng, còn có việc người quản lý bị chi phối bởi nhiều luật, trong đó có Luật viên chức.
Một người mới hoàn toàn về trường có thể không chịu nổi sự bè phái, ỷ lại của viên chức trong khi rất khó để buộc thôi việc một viên chức. Môi trường làm việc như vậy sẽ khiến người ngoài ngại về trường.
Phải khách quan, minh bạch
Ông Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) - thì quan tâm đến tính khách quan và công bằng của kỳ thi. "Đề thi ai ra, ra như thế nào, ai phỏng vấn, phỏng vấn ra sao? Việc phỏng vấn phải có cấu trúc và định hướng, tránh việc thiếu khách quan khi thi.
Chẳng hạn, nếu ủng hộ, người phỏng vấn sẽ chỉ hỏi những vấn đề liên quan đến điểm mạnh của nhân sự. Còn không ủng hộ, họ lại tìm điểm yếu để hỏi. Thực tế đã có tình trạng như vậy khi tôi ngồi hội đồng phỏng vấn tuyển dụng" - ông Vinh nói.
Việc quy hoạch, tín nhiệm là cần thiết nhưng theo ông Vinh, việc đánh giá cũng phải khách quan. Quy hoạch không phải xếp chỗ, tín nhiệm không phải đo lường bằng sự hài lòng mà là hiệu quả công việc, kết quả mang lại cho nhà trường.
"Các trường ĐH lớn trên thế giới họ cũng có quy hoạch lãnh đạo nhưng họ cho ứng viên kinh qua nhiều vị trí khác nhau để sau đó có đánh giá dựa trên hiệu quả công việc chứ không phải bỏ phiếu" - ông Vinh nói.
Hội đồng trường sẽ quyết
Ở góc độ người từng quản lý trường ĐH nhiều năm, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho rằng với khu vực công, công tác cán bộ được quy định trong nhiều văn bản khác, trong đó có những quy chuẩn không dễ vượt qua.
"Hiện nay, hội đồng trường được trao quyền lựa chọn hiệu trưởng. Bộ chủ quản căn cứ vào đề xuất nhân sự của hội đồng trường, báo cáo bộ chủ quản để phê duyệt. Nguồn cán bộ lãnh đạo trường học có thể từ tại chỗ, từ bên ngoài trường...
Hội đồng trường chủ trì công tác xét tuyển hiệu trưởng đã được quy định trong Luật giáo dục và Luật giáo dục ĐH sửa đổi. Theo tôi, luật đã quy định, vấn đề là các hội đồng trường thực thi quyền của mình như thế nào mà thôi" - ông Hồng nói thêm.
Theo tuoitre
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: "Cần thượng tôn pháp luật và tạo điều kiện để các trường tự chủ phát triển" Thời gian qua, việc vận dụng các văn bản quy định pháp luật trong quản lý, điều hành không có sự đồng nhất giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã làm hạn chế hoạt động tự chủ của nhà trường. SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong giờ học thực hành. Xung quanh vấn đề...