Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam: Tôi may mắn có bàn tay giúp đỡ!
“Cuộc đời tốt đẹp biết bao khi một người gặp khó khăn, có ai đó tiến lại gần, nở một nụ cười và chìa ra một bàn tay và tôi đã có được cái may mắn đó…”.
Đó là tâm sự của Tân giáo sư (GS) trẻ nhất năm 2014 của Việt Nam – Phan Thanh Sơn Nam, ngành hóa học trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TPHCM (sinh ngày 9/10/1977).
Tân GS Phan Thanh Sơn Nam. (Ảnh: Văn Chung)
“Có được kết quả ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo đã dìu dắt tôi trong hơn 30 năm qua từ bậc tiểu học đến bậc sau đại học, cám ơn bạn bè và sinh viên đã luôn sát cánh và giúp tôi bước vào con đường giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Xin cám ơn cuộc đời đã cho tôi cơ hội làm việc chung với những người thầy những người đồng nghiệp và những người học trò giỏi tâm huyết với khoa học…” – tân GS Nam xúc động chia sẻ tại lễ công nhận chức danh GS, PGS tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày 4/2.
Không quên lời cảm ơn tới Quỹ học bổng 322, các quỹ học bổng, lãnh đạo ĐH Bách khoa – ĐH QG TP.HCM, các mạnh thường quân đã giúp đỡ tân GS những lúc khó khăn nhất trong quãng đời đi học. “Cuộc đời tốt đẹp biết bao khi một người gặp khó khăn, có ai đó tiến lại gần, nở một nụ cười và chìa ra một bàn tay và tôi đã có được cái may mắn đó” – GS Nam thổ lộ.
Tân GS cũng đã bày tỏ lòng biết ơn của mình tới những người thân yêu trong gia đình nhỏ và đại gia đình – “Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc để tôi có thể toàn tâm toàn ý dành trọn vẹn thời gian cho khoa học. Cám ơn những anh/chị, bạn bè gần xa khuyến khích, động viên tôi làm khoa học trong điều kiện Việt Nam”.
Xin làm gạch nối giữa các bạn trẻ
Nhận định về độ tuổi trẻ của mình, tân GS Nam cho biết, một GS ở tuổi U40 vẫn được xem là GS trẻ ở VN. Tuy nhiên đối với thế giới, không còn là trẻ nữa. Tôi thực sự hi vọng sắp tới VN có nhiều nhà khoa học trẻ hơn tôi đạt được chức danh GS. Đạt được chức danh giáo sư là kết quả của sự đánh giá và thừa nhận của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước để từ đó chúng tôi tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa trong nghiên cứu khoa học và đào tạo.
GS Nam cho rằng, chức danh giáo sư là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới với trách nhiệm nặng nề hơn chứ hoàn toàn không phải là sự kết thúc với sự nghiệp khoa học. Sau khi đạt GS, tôi luôn ghi nhớ rằng ngoài đạt được chức danh cho riêng mình, tôi còn phải có trách nhiệm hỗ trợ các bạn trẻ hơn trên con đường nghiên cứu khoa học. “Tôi xin làm một nét gạch nối giữa các bạn trẻ hơn tôi và thế hệ cha anh để cùng nhau học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kiến thức từ thế hệ đi trước cũng như hỗ trợ lẫn nhau trên con đường đi tới chân trời khoa học”.
Trăn trở về con đường nghiên cứu khoa học, tân GS Nam cũng bày tỏ nguyện vọng là giới khoa học sẽ được Nhà nước quan tâm hơn nữa, đặc biệt là trong việc đổi mới các quy chế quản lí khoa học công nghệ và quản lí tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu khoa học làm việc và cống hiến một cách hiệu quả nhất.
“Tôi hiểu rằng để thay đổi được điều này, chắc chắn cần thời gian và các cấp lãnh đạo vẫn đang trăn trở suy tư về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi thực sự mong muốn tương lai không xa VN sẽ có cơ chế quản lí khoa học công nghệ và quản lí tài chính gọn nhẹ, hiệu quả để giới khoa học chúng tôi toàn tâm toàn ý dành trọn vẹn thời gian cho khoa học” GS Nam bày tỏ.
Video đang HOT
GS Phan Thanh Sơn Nam đã làm NCS tại nước Anh theo học bổng 322 của Chính phủ VN, làm Postdoc tại Mỹ, là tác giả của 62 bài báo khoa học đăng ở trong nước và 37 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế rất có uy tín (22 bài SCI và 15 bài SCIE) với chỉ số ảnh hưởng IF cao.
Theo Dantri
PGS trẻ nhất 2014: "Lương tôi bằng nửa sinh viên ra trường"
PGS trẻ nhất năm 2014 Từ Trung Kiên chia sẻ mức lương của ông hiện chỉ bằng một nửa so với nhiều sinh viên đã tốt nghiệp ngành chăn nuôi ra trường. Bản thân ông cũng phải làm thêm các công việc để có thêm thu nhập. Nhưng ông khẳng định chưa bao giờ mình nhận phong bì của người học.
Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019 diễn ra trong hai ngày 13 và 14/1, hội đồng đã xét, bỏ phiếu và quyết nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2014 cho 59 tân GS và 585 tân PGS.
PGS trẻ nhất là Từ Trung Kiên, sinh ngày 20/2/1981. Ông hiện là trưởng bộ môn cơ sở, khoa Chăn nuôi thú y Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên thuộc ĐH Thái Nguyên. PGS Từ Trung Kiên là con trai GS.TS Từ Quang Hiển, nguyên giám đốc ĐH Thái Nguyên, hiện nay là chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành chăn nuôi, thú y.
Chia sẻ với PV, PGS Từ Trung Kiên cho biết ông rất vui mừng vì đây là kết quả phấn đấu suốt quãng thời gian dài vừa qua. Ông không nghĩ tới chức danh này nhiều, chỉ cố gắng hoàn thành công việc. Nhưng khi điều kiện để được công nhận chức danh PGS là vinh hạnh lớn của bản thân và gia đình.
Thạo nghề nông, yêu động vật
Tại sao PGS lại chọn ngành chăn nuôi để theo đuổi?
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố mẹ cũng từng làm nông nhiều năm. Từ cấy cày, chăn nuôi đến thu hoạch chè nhà nông tôi đều thạo. Nhưng bản thân tôi thích động vật hơn nên quyết định theo ngành này. Ở nhà tôi nuôi gà, ở trường tôi được thuê khoán để phụ trách trại chăn nuôi với gần 2000 con gà đủ loại giống.
PGS Từ Trung Kiên
Tôi cũng có may mắn khi có bố làm trong ngành này. Ông dạy về dinh dưỡng động vật và giờ tôi cũng theo nghiệp cha. Ông là tấm gương trong học tập cũng như cuộc sống đối với tôi.
Công trình nào PGS tâm huyết và hài lòng nhất trong sự nghiệp của mình?
Tôi chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng. Công trình nghiên cứu tôi tâm huyết nhất là về cỏ và dinh dưỡng cho động vật nhai lại. Từ thực tế ngành nông nghiệp VN, tôi nghĩ chăn nuôi đi theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa rất khó. Khi mở cửa với thế giới, ngành chăn nuôi VN sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề giá thức ăn. Hiện mặt hàng này ở VN cao hơn nước khác nhiều khi nguồn nguyên liệu đa phần nhập khẩu. Khi hội nhập, giá cả gia súc sẽ giảm xuống.
Cộng thêm với chuyện dịch bệnh nhiều, khó kiểm soát nguồn gia súc gia cầm từ Trung Quốc nên người chăn nuôi ở VN, nhất là phía Bắc thua lỗ nhiều. Không ít người đã phải chuyển sang nghề khác.
Nghiên cứu của mình mang tính chất hệ thống tức là từ khi trồng cỏ đến thử nghiệm trong chăn nuội bò. Trước giờ ở VN chưa có nghiên cứu nào đi toàn diện như vậy. Ở miền Bắc cũng có giống cỏ voi nhưng mùa đông năng suất thấp, cỏ cứng và dát khiến gia súc không thích ăn lắm. Giống cỏ mới sẽ cho chất lượng tốt hơn nhiều. Khi triển khai công việc của người chăn nuôi sẽ đỡ vất vả hơn, giá trị vật nuôi cũng sẽ tăng lên, giá thành cạnh tranh.
Hi vọng đây sẽ là động lực để bà con mặn mà hơn với việc chăn nuôi.
Lương chỉ bằng nửa SV ra trường
Trong trường của PGS, sinh viên có yêu thích ngành chăn nuôi không?
Do đặc thù Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên ở vùng núi phía Bắc nên chăn nuôi hiện tại vẫn là một ngành hot. Khoa chăn nuôi thường xuyên có hội chợ việc làm. Sinh viên nam học chăn nuôi thú y hầu như ra trường xin được việc 100%, các bạn nữ cũng chỉ trong vòng 1 năm là có việc làm đúng nghề Các sinh viên của mình ra trường được nhà tuyển dụng trả lương 9-13 triệu/tháng là bình thường. Trong khi là thầy mình chỉ nhận lương hơn 5 triệu. Nhưng đó là điều những người thầy như mình rất hạnh phúc.
Với mức lương thấp chỉ bằng một nửa SV ra trường, PGS phải xoay xở như thế nào để đảm bảo cuộc sống và tập trung nghiên cứu?
Gia đình PGS Từ Trung Kiên.
Với ngành nghề khác có thể chuyên nghiên cứu khoa học ít nhưng những ngành kỹ thuật, chăn nuôi như chúng tôi, không làm nghiên cứu sẽ không biết gì, không thể phát triển. Sinh viên cũng rất tích cực học hỏi. Các em chủ động tìm thầy để được hướng dẫn và cùng làm.
Còn chuyện lương, để có thêm thu nhập mình tích cực tham gia vào các đề tài dự án hoặc chắp mối buôn bán những thứ có liên quan đến ngành nghề chăn nuôi kiếm thêm. Ngày trước mình có chơi thể thao nhưng nay có vợ con, công việc nhiều nên khoảng 3 năm trở lại đây mình đã gần như bỏ hoàn toàn thể thao.
Dịp thi cử, cuối năm hoặc lễ Tết,...PGS có nhận được nhiều "cảm ơn", phong bì của sinh viên không?
Khi đồng lương không đủ sống sẽ có người làm như vậy. Đây cũng là việc những nhà hoạch định chính sách cần suy nghĩ. Bản thân tôi không bao giờ nhận phong bì, tiền của sinh viên. Các em khi lựa chọn chuyên ngành này hầu như có xuất thân từ gia đình nông dân. Để có một đồng cho con họ phải ki cóp lắm. Nhận của các em để rồi tối về nằm trằn trọc là điều tôi không làm được và thẳng thừng từ chối.
Ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện. Ông có trăn trở gì cho lần đổi mới này?
Chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là đúng rồi. Tôi chỉ hi vọng các bộ ngành và Chính phủ cần có quan điểm xây dựng những ngành nghề mũi nhọn, chiến lược cho phát triển để tập trung nguồn nhân lực cho đào tạo. Như vậy sẽ tốt hơn đầu tư kiểu dàn trải.
Giáo dục đại học cần được quan tâm nhiều hơn, đầu tư mạnh hơn về cơ sở vật chất và cần có những đại học lớn mạnh, không cần dàn trải mỗi tỉnh có một trường đại học như hiện nay.
Khi đó từ người học đến người dạy đều phải nỗ lực, phấn đấu dạy thực học thực, cứ như thế phát triển lên."Nguồn giống tốt" sẽ đào tạo ra những "sản phẩm" tốt và một xã hội tốt.
Xin cảm ơn PGS!
Say mê nghiên cứu có khiến PGS quên lo nhiệm vụ gia đình? (Cười). Dù bận bịu nhưng mình vẫn dành thời gian cùng ăn cơm với vợ con, nhất là vào bữa tối. Mình thường dành thời gian chơi với con hoặc hướng dẫn con học buổi tối và làm thêm vài tiếng đến 1-2h sáng. Tất nhiên nhiều khi vì mải lo công việc trên trường nên chuyện quên đón con vẫn xảy ra.
Theo Văn Chung
Vietnamnet
Ông Nguyễn Bá Thanh vui vẻ trò chuyện với những người xung quanh Các giáo sư, chuyên gia đầu ngành của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đang tiến hành hội chẩn cho ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Trao đổi với phóng viên Dân trí lúc 8 giờ 30 phút sáng nay 10/1, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe...