Tận dụng thịt gà luộc thừa hôm trước làm 5 món ngon hấp dẫn
Món thịt gà luộc không thể thiếu trong mâm cỗ Tết nhưng khi ăn thừa ra từ bữa trước thì chúng rơi vào tình trạng ‘bỏ thì thương, vương thì tội’. Để tránh lãng phí, bạn hãy tận dụng thịt gà luộc để chế biến thành 5 món ngon này.
1. Gà rán
Nguyên liệu phù hợp cho 2-3 người ăn:
350g thịt gà luộc còn dư
400g khoai tây
150ml sữa tươi không đường
30g bơ
150g bột mì số 13
1 củ hành tây
1 ít rau mùi
50g bột chiên xù
2 lòng đỏ trứng gà
Dầu ăn, bột nêm, hạt tiêu
Cách làm
Bước 1:
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và để ráo, sau đó cắt làm bốn. Sau đó, cho khoai tây vào nồi luộc tầm 20 phút cho chín. Khi khoai chín, vớt ra dĩa để ráo nước, trong lúc khoai tây còn nóng, dùng nĩa hoặc bỏ vào máy xay sinh tố nghiền nát. Cho sữa tươi, bột nêm, bơ vào trộn đều. Rau mùi cắt rễ, rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tây lột vỏ, rửa sạch, cắt khúc.
Bước 2: Xé thịt gà đã chín ra dĩa, thêm bột nêm, đảo đều tay cho thịt gà thấm.
Bước 3:
Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tây. Sau đó, cho rau mùi cùng phần thịt gà ở trên vào, rắc tiêu, trộn đều và tắt bếp.
Cho hỗn hợp khoai nghiền ở bước 1 vào nồi, để lửa nhỏ. Thêm bột mì, đảo đều rồi tắt bếp, để nguội. Thử bột đạt bằng cách nặn bột thử, thấy bột nặn được là ổn.
Chia bột thành 10 phần tuỳ ý thích muốn to hay nhỏ. Cho dầu ăn ra tay, nặn bánh thành hình tròn, ấn dẹt và cho nhân gà vào giữa. Sau đó, túm bột lại, nặn bánh thành hình quả lê hay hình khác tuỳ ý thích của bạn.
Tiếp tục lăn bánh qua bột mì, trứng, bột chiên xù rồi chiên cho vàng 2 mặt (170 độ C trong 6 phút), sau đó vớt ra dĩa đã có sẵn giấy thấm dầu.
Nguyên liệu: 5 đùi gà, 1 quả dưa leo, 2 củ hành tây, ít rau mùi ta, 5 – 10 lá chanh, 1 nhánh gừng, 1 củ cà rốt, 1 quả chanh.
Nước chấm: 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 5 muỗng nước cốt chanh và bát nhỏ nước ấm.
Video đang HOT
Gỏi gà chua ngọt vừa miệng
Cách làm:
Các loại rau củ bào hoặc thái sợi mỏng. Lá chanh, gừng, ớt thái hạt lựu nhỏ.
Pha nước chấm chua ngọt bằng cách trộn tất cả các gia vị đã chuẩn bị ở trên vào một chiếc bát rồi khuấy đều. Cuối cùng cho thêm ớt, lá chanh và gừng.
Cho nửa bát nước chấm vào các loại rau củ đã bào sợi để bóp đều cho ngấm gia vị. Đùi gà cho vào chảo chiên hoặc nướng, đến khi đùi vàng giòn là được. Bạn xé đùi gà thành những miếng vừa phải, rồi trộn đùi gà xé cùng với nước mắm còn lại, cho thêm ít lá chanh để trang trí và có mùi thơm hấp dẫn.
Nguyên liệu: 200gr ức gà, 1 củ hành tây, 1/3 bắp cải trắng thái nhỏ, nửa củ cà rốt bào sợi, 1 chén rau răm và bạc hà thái nhỏ, 1 muỗng hành phi, 1 muỗng đậu phộng rang.
Nước chấm: 2 muỗng đường, 2 muỗng chanh, 2 muỗng nước mắm, ít ớt khoanh. Trộn đều chúng trong chiếc bát.
Nộm gà vừa miệng chống ngán
Cách làm:
Gà luộc xé nhỏ. Hành tây, cà rốt thái mỏng rồi ướp với đường, giấm, nước cốt chanh (mỗi thứ 2 muỗng), rồi đem cất trong ngăn mát tủ lạnh chừng 20 phút.
Cho gà, hành tây vào tô lớn trộn đều, tiếp theo cho bắp cải, nước mắm và ớt vào trộn chung. Cuối cùng cho rau răm và hành phi vào trộn đều là ta đã có món gỏi gà xé phay ngon tuyệt.
4. Gà xé cay
Nguyên liệu: 500gr ức gà, 1 nhánh sả đập dập, 2 miếng gừng, 1 củ hành tím, vài lá chanh và hai tép tỏi.
Nước mắm: 1/3 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng bột nêm, 1 muỗng đường.
Gia vị: 1 muỗng sốt cà chua, 1 muỗng dầu hào, 1/3 muỗng bột nghệ, 4 trái ớt khô, 1 muỗng dầu ớt hoặc bột ớt.
Món gà xé cay rất hợp làm đồ nhậu ngày Tết
Cách làm:
Thịt gà ướp trộn với sả, lá chanh, gừng, nước mắm, tiêu, bột nêm, đường, tỏi, hành và lá chanh. Hấp hỗn hợp trong vòng 25 phút rồi lấy ra, chờ nguội rồi đem đi xé miếng dọc thớ.
Đặt chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng thì cho thịt gà xé vào chiên hơi vàng. Thịt gà và các gia vị cùng trộn chung trong 1 chảo, nhấc lên bếp rồi xào đến khi thịt khô ráo là được.
Chờ gà xé nguội hoàn toàn thì cho vào hũ đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát rồi dùng dần.
5. Miến măng gà
Nguyên liệu: 300g miến dong, thị gà luộc còn dư, 200g măng khô, 1 củ gừng nhỏ, 2 củ hành tím, hành khô, hành lá, rau răm
Muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường.
Miến măng gà nóng hổi rất hợp thời tiết lạnh ngày Tết miền Bắc.
Các làm
Bước 1:
Măng khô rửa sạch, cắt bỏ phần già, cứng, ngâm măng khoảng 1 ngày, nhớ thay nước để măng ra hết chất chua. Cho măng đã ngâm vào nồi luộc chín. Sau đó, vớt măng ra xả lại bằng nước lạnh.
Xé nhỏ măng thành sợi. Ướp măng với chút muối, hạt nêm, tiêu.
Bước 2:
Hành khô rửa sạch, để ráo rồi nướng cho vàng. Bạn có thể sử dụng lò nướng để thực hiện dễ dàng hơn.
Gừng cạo vỏ, cắt lát.
Nấu nước sôi, cho miến vào luộc khoảng 3 phút rồi vớt ra, xả lại nước lạnh, để ráo.
Rửa sạch hành lá, rau răm rồi cắt nhỏ.
Bước 3: Thịt gà luộc xé nhỏ. Nước luộc gà dùng để nấu nước dùng.
Bước 4:
Cho dầu ăn vào chảo, cho tỏi băm vào phi vàng, sau đó cho măng vào xào cho măng chín.
Đun sôi lại nước luộc gà, cho măng đã xào vào, nấu khoảng 15 phút, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cho miến đã trụng ra tô, cho thịt gà, hành lá, rau răm lên trên, chan nước dùng và măng vào, rắc một chút tiêu là có thể ăn ngay.
Món ngon Tết 3 miền, chỉ nghe đọc tên đã thấy 'ghiền'
Ngày Tết Nguyên đán mang giá trị văn hóa truyển thống, trong đó có những đặc trưng ẩm thực của mỗi vùng miền. Hãy cùng khám phá một số món ăn đặc trưng trong ngày Tết của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
1. Miền Bắc tinh tế, hài hòa
Mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc bao giờ cũng chú trọng hình thức và thể hiện sự phối hợp tinh tế, khéo léo, hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau, đặc biệt là những món ăn giàu dinh dưỡng.
Luôn có mặt trong mâm cỗ bao giờ cũng có 6 món:
Bánh chưng xanh ,Dưa hành,Nem rán,Gà luộc,Thịt đông,Canh măng.
1.1 Bánh chưng, món ăn ngày Tết
Trong mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc, bánh chưng là món ăn không thể thiếu. Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh, tiêu cay nhẹ và mỡ heo béo ngậy đã tạo mang đến hương vị vô cùng đặc biệt.
1.2 Gà luộc
Theo quan niệm của người xưa, gà là biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ. Chính vì thế, chúng luôn có mặt trong hầu hết các bữa tiệc, không chỉ vì ý nghĩa dân gian mà đơn giản là vì độ ngon và dễ ăn của nó. Những miếng thịt gà có màu vàng tươi, dai, thơm thịt chấm với muối chanh ớt tạo nên một hương vị quen thuộc, gần gũi.
1.3 Nem rán
Nem rán là một món ăn độc đáo không thể thiếu trong mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc và cũng là món ăn yêu thích của nhiều người Việt. Nhân nem được làm từ miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, giá đỗ, hành lá, thịt xay, trứng gà, gia vị... cuộn trong miếng bánh đa nem và rán thật giòn.
1.4 Thịt đông
Thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt, đặc biệt với người miền Bắc. Món thịt đông dùng trong tiết trời lạnh giá lại trở nên ấn tượng hơn cả. Thịt đông ngon mềm, thanh mát nhưng không ngấy. Khi ăn thường được dùng chung với một ít của dưa hành, dưa kiệu.
1.5 Dưa hành
Dưa hành là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Chứa nhiều các lợi khuẩn probiotic, dưa hành muối có thể tăng cường lợi khuẩn cho các bữa ăn ngày Tết. Dưa hành giòn giòn, có vị chua nhẹ, không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng cho người dùng mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
1.6 Canh măng nấu chân giò
Bát canh măng khô nấu chân giò là món ăn truyền thống trong ngày Tết ở miền Bắc. Để nấu canh măng, những bà nội trợ khéo léo không dùng măng tươi mà dùng măng khô kết hợp với chân giò làm món chân giò bớt ngấy, ngược lại chân giò cũng làm cho măng khô không còn khô khốc nữa. Sự kết hợp đơn giản nhưng lại làm nên một món ăn tinh tế của người miền Bắc trong ngày đầu xuân.
2. Người miền Trung ăn gì vào ngày Tết cổ truyền?
2.1 Bánh tét
Nếu miền Bắc có món bánh chưng thì bánh tét là đặc sản ngày Tết của người miền Trung. Bánh tét được gói bằng lá chuối thay vì gói bắng lá dong như bánh chưng. Bánh có hai loại nhân là nhân mặn và nhân ngọt, bánh nhân ngọt chỉ có đậu xanh còn bánh nhân mặn có thêm thịt lợn. Bánh được gói thành hình trụ chứ không phải hình vuông như bánh chưng miền Bắc.
2.2 Dưa món
Dưa món là món ăn kèm không thể không kể đến trong ẩm thực ngày tết miền Trung. Dưa món cũng là món "chống ngán" hiệu quả, thường dùng ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hay cơm. Có thể làm dưa món từ các loại củ quả như: su hào, cà rốt... Cách làm dưa món không khó, nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ để có thành phẩm hoàn hảo từ hương vị, màu sắc cho đến độ giòn.
2.3 Bắp bò kho mật mía
Bắp bò kho mật mía có vị thơm dịu hoà quyện cùng vị cay cay của gừng, sả, quế, tiêu và ớt, vị ngọt tự nhiên của bắp bò tạo nên một món ăn rất hấp dẫn trong những ngày Tết.
2.4 Thịt lợn ngâm nước mắm
Thịt lợn ngâm nước mắm được xem là thức ăn đặc sản trong các món ngon ngày Tết miền Trung. Với người dân miền Trung, ngày Tết bên cạnh đôi bánh tét, dưa món, nhất định phải có thêm hũ thịt ngâm nước mắm. Nếu thiếu hương vị ngòn ngọt, mặn mặn của món ăn này, mâm cơm ngày Tết dường như không còn đầy đủ và trọn vẹn. Thịt ngâm nước mắm có vị mặn ngọt, rất dễ kết hợp với nhiều món ăn khác nhau.
2.5 Giò bò
Giò bò miền Trung có điểm khác so với 2 miền Nam, Bắc là có nhiều tiêu sọ nên rất thơm. Giò bò miền Trung sử dụng hoàn toàn thịt bò để làm, không thêm bất kì nguyên liệu nào khác để trợ vị nên rất đậm vị bò. Một điểm đặc biệt là thịt bò dùng làm giò thường phải có ít mỡ để thành phẩm mềm hơn.
3. Hương vị gia đình trong món ăn Tết miền Nam
3.1 Bánh tét
Bánh tét có ý nghĩa sự đùm bọc lẫn nhau và biết ơn cha ông là món bánh phổ biến trong ngày Tết cổ truyền ở miền Nam. Bánh tét miền Nam được biến tấu với nhiều loại nhân ngọt và nhân mặn như đậu, chuối, thịt mỡ, lạp xưởng, trứng muối... Một đòn bánh tét chuẩn miền Nam phải được gói bằng lá chuối, vuông vức, chắc và nhân nằm ở giữa.
3.2 Thịt kho trứng
Thịt kho trứng có ý nghĩa trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý, có thể gọi với nhiều cách như thịt kho tàu, thịt kho riệu, thịt kho nước dừa. Hầu hết các gia đình đều kho một nồi thịt kho lớn để ăn dần trong ngày Tết vì phong tục không nấu nướng vào những ngày đầu năm.
3.3 Canh khổ qua nhồi thịt
Người miền Nam ăn canh khổ qua nhồi thịt với mong muốn cái "khổ" của năm cũ sẽ nhanh chóng "qua" đi, bắt đầu một năm mới thật suôn sẻ và hạnh phúc. Hơn nữa ngày Tết mọi người thường ăn các món có nhiều dầu mỡ thì món canh khổ qua nhồi thịt sẽ giúp đỡ ngán hơn rất nhiều
3.4 Gỏi gà xé phay
Gỏi gà xé phay sẽ là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết. Món ăn này có vị chua ngọt dễ ăn lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngày Tết khi đã ngấy ngán các món ăn nhiều đạm thì gỏi gà xé phay là một sự lựa chọn hoàn hảo.
3.5 Củ kiệu trộn tôm khô
Món củ kiệu trộn tôm khô chính là một món ăn ngày tết miền Nam mà nhiều người yêu thích. Với vị chua của dưa kiệu cùng vị thơm ngọt của tôm đất làm người ăn càng nhai càng cảm thấy bùi. Kết hợp cùng bánh tét sẽ là một món ngon hết ý mà ai cũng phải thích mê. Chính vì vậy mà người miền Nam cực kỳ yêu thích món ăn này.
Mách bạn 5 món ăn tận dụng từ thịt gà thừa sau Tết cực ngon Nếu còn nhiều thịt gà thừa sau Tết, chị em đã tính sẽ làm món gì cho ngon chưa?. Phần đông các gia đình thường tích trữ nhiều thịt gà vào dịp Tết để phòng khi có khách. Tuy nhiên, Tết có rất nhiều các thực phẩm khác nhau vì thế thịt gà thường còn dư lại rất nhiều. Ra Tết, nếu ăn...