Tận dụng giò thừa sau Tết làm nhiều món ăn vừa ngon vừa tiết kiệm
Tết này không còn lo vì việc thừa đồ ăn lãng phí nữa vì đã có list những món ngon có thể chế biến từ giò thừa dưới đây rồi!
Giò lụa kho tiêu
Nguyên liệu:
- 250-300g giò lụa
- Hành tím, tỏi băm, hành lá
- Nước mắm, nước tương, đường, nước màu dừa
- Tiêu xay, ớt băm
Cách làm:
- Giò lụa bạn cắt thành miếng vừa ăn.
- Cho giò lụa vào chảo dầu chiên sơ cho vàng đều các mặt.
- Bạn để miếng giò bớt dầu bằng cách lót giấy thấm rồi rồi gắp bỏ vào đĩa nhé!
- Ướp giò với hành tím băm, tỏi băm, 1 muỗng canh nước tương, muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, muỗng cà phê nước màu dừa và 1 chén con nước. Trộn đều và để 15 phút cho ngấm gia vị.
- Sau đó, bạn bắc lên bếp, đun sôi nước trong xoong rồi vặn nhỏ lửa, kho cho giò lụa săn lại và nước kho cạn đi là được. Bạn cho hành lá cắt nhỏ, ớt băm và tiêu xay lên giò rồi ăn cùng cơm nóng nhé!
Nguyên liệu:
- 200g giò lụa
- 1 củ hành khô, 4 tép tỏi
- Nước màu, xì dầu, nước mắm, đường
Cách làm:
- Thái giò thành từng miếng vừa ăn. Với hành khô thì các bạn thái lát, còn tỏi thì chỉ cần bóc bỏ vỏ là được.
Video đang HOT
- Cho giò vào chảo, rán vàng đều các mặt. Bước này sẽ giúp khử một phần mùi ôi của giò do để tủ lạnh lâu ngày đấy!
- Trộn đều giò với nước mắm, xì dầu, đường, nước màu cùng hành khô và tỏi.
- Đổ một bát nước con vào nồi rồi kho giò cho đến khi nước cạn gần hết và hơi sánh lại.
- Giò kho còn nóng, rắc thêm một chút hạt tiêu lên trên sẽ rất thơm mà cực kì đưa cơm.
Giò lụa cuốn rau củ
Nguyên liệu:
- 200g thịt heo luộc chín
- Bánh đa
- 1/2 quả dứa; 1/2 củ cà rốt (nếu có chuối xanh, khế càng tốt)
- Rau sống các loại rửa sạch
- Nước chấm chua ngọt
Cách làm:
- Giò lụa thái miếng dài, nhỏ, mỏng.
- Thịt heo luộc chín rồi thái miếng dài nhỏ.
- Cà rốt bào vỏ, rửa sạch thái sợi. Dứa thái miếng dài, nhỏ.
- Xếp tất cả các nguyên liệu ra đĩa.
- Khi ăn, gói các nguyên liệu lần lượt vào bánh đa rồi cuộn lại, chấm với nước mắm chua ngọt rồi thưởng thức.
- Cơm nguội: 2 bát con
- Giò lụa: 100g
- Thịt thăn lợn: 100g (hoặc thịt gà, lạp xưởng, xúc xích)
- Trứng gà: 2 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tây: củ
- Cải chíp: 1 bó (hoặc cải ngọt, đậu Hà Lan, đậu cô ve)
- Hành củ
- Nước tương, mắm, gia vị, hạt nêm.
Cách làm:
- Đập trứng vào bát, đánh tan. Trộn đều trứng với cơm đã được để nguội, cho cơm vào hộp rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho cơm khô bớt.
- Giò lụa thái hạt lựu. Thịt thăn lợn rửa sạch, băm nhỏ. Cà rốt, hành tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
- Rau cải chíp ngâm rửa sạch, phần cọng xanh nhạt đem thái hạt lựu, phần lá xanh đậm thì thái nhỏ.
- Phi thơm hành với 1 chút dầu ăn, cho thịt băm vào xào qua với 1 chút mắm. Xúc 1 ít thịt xào cho vào nồi khác để riêng. Sau đó cho hành tây vào đảo qua.
- Cho tiếp tới phần cọng rau cải chip thái hạt lựu vào, đảo qua rồi cho tiếp đến cà rốt. Xào lửa to cho cà rốt và rau chín tới, nêm thêm hạt nêm, gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Phi thơm hành với 1 chút dầu ăn, cho cơm vào, thêm 1 thìa nước tương, đảo đều tay cho hạt cơm được tơi. Khi thấy hạt cơm săn lại thì cho giò lụa vào.
- Cho các nguyên liệu đã được xào chín ở bước 7 vào, nêm thêm 1 ít mắm, hạt nêm cho vừa miệng. Đảo cho các nguyên liệu trộn đều vào nhau rồi tắt bếp.
- Trong lúc rang cơm, phần thịt được xúc ra 1 nồi riêng thì thêm lượng nước đủ ăn vào. Đun sôi nước thì thả phần lá rau thái nhỏ vào, đun sôi khoảng 1 phút, nêm gia vị và hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Múc rau ra tô làm món canh ăn kèm cùng món cơm rang thập cẩm.
Đừng lãng phí đồ ăn ngày Tết mà hãy tận dụng và “biến hóa” chúng thành nhiều món ăn hấp dẫn khác các bà nội trợ nhé!
Phương Anh
Theo Khám phá
8 món ăn đặc trưng trong mâm cơm Tết truyền thống người miền Bắc
Mâm cơm Tết thể hiện sự tinh tế và kỳ công của nét ẩm thực phương Bắc. Dù đã có nhiều thay đổi, bữa cơm ngày Tết của người miền Bắc vẫn không thể thiếu những món ăn này.
1. Giò lụa: Mâm cơm Tết cổ truyền của người miền Bắc không thể thiếu món giò lụa. Làm từ thịt lợn nạc giã nhuyễn kết hợp nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín, đây là món dễ ăn mà không tốn công nấu nướng nên rất được nhiều người ưa thích. Ảnh: Cooky.
2. Xôi gấc: Đây là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui đầu năm mới. Do vậy, trong mâm cơm ngày Tết, người miền Bắc luôn chuẩn bị món xôi gấc để thết đãi mọi người với mong muốn một năm mới nhiều điều may mắn sẽ đến. Ảnh: Jessica_le, vuisong.
3. Bánh chưng: Món ăn truyền thống xuất hiện trong mọi mâm cơm ngày Tết của các gia đình Việt từ xưa tới nay. Bánh chưng có nhân đậu xanh kết hợp thịt mỡ và được bọc bên ngoài là lớp lá dong cùng dây lạt. Bánh có hình vuông vức tượng trưng cho đất cũng như nền nông nghiệp lâu đời của Việt Nam. Do đó, đây là món ăn mang quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt.
4. Giò xào: Đây là món ăn quen thuộc mang đặc trưng ẩm thực Bắc. Với những nguyên liệu phổ biến như thịt lợn, mộc nhĩ, tiêu... cùng cách làm đơn giản, món ăn được nhiều người ưa thích bởi sự tươi ngon và hương vị có chút béo ngậy. Ảnh: Tomato.
5. Dưa hành: Món ăn kèm này rất được lòng người miền Bắc mỗi độ Tết đến, xuân về. Ngày Tết, việc ăn quá nhiều các món chứa dầu mỡ sẽ gây ngấy và khó tiêu hóa. Sự "góp mặt" của dưa hành sẽ giúp bạn không chỉ cảm thấy ngon miệng hơn mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ảnh: Jamja.
6. Thịt gà luộc: Đây là món ăn quen thuộc không chỉ riêng trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Ngày Tết, các gia đình thường luộc gà nguyên con để cúng ông bà tổ tiên, sau đó có thể xé hoặc chặt cho dễ thưởng thức. Hương vị thơm ngon, ngọt thanh từ thịt gà luôn tạo nên một nét riêng của mâm cơm ngày Tết. Ảnh: Handmade.
7. Nem rán: Trong mâm cơm Tết hay các dịp quan trọng, người miền Bắc đều lựa chọn làm món nem rán. Vỏ ngoài giòn tan, vị béo ngậy của nhân thịt chấm với nước chấm chanh tỏi cay nồng khiến bất kỳ ai cũng bị thu hút. Ảnh: Phunuvietnam.
8. Canh măng: Bát canh là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thơm của măng và béo ngậy từ chân giò được ninh kỹ. Vị ngọt thanh của bát canh măng cũng làm dịu đi cái chua từ củ kiệu, dưa hành và bớt đi cái ngấy bởi những miếng giò xào trong mâm cơm Tết. Khi thưởng thức, măng phải mềm, giòn mới không mất đi mùi vị đặc trưng. Ảnh Craftlog.
Theo Zing
Mâm cỗ ngày tết: ở đâu không thể thiếu thịt hun khói, nem chạo? Người ta từng bảo "Đói ngày giỗ cha, no ba ngày tết", ý muốn nói dù có nghèo đói cả năm thì ba ngày tết cỗ bàn phải đàng hoàng, mọi người trong nhà đều phải được ăn no thỏa thích, ăn uống đủ đầy nhiều món. Một mâm cỗ tết của miền Bắc Cỗ tết ở mỗi vùng miền có những nét...