Tấn công khủng bố vào căn cứ quân sự Mali, 53 binh sĩ thiệt mạng
Bộ trưởng Truyền thông Mali Yaya Sangare thông báo, ít nhất 53 binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố nhằm vào một căn cứ quân sự ở Đông Bắc nước này ngày 1/11.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/11, quân đội Mali cho biết 53 binh lính đã thiệt mạng và nhiều người mất tích trong vụ tấn công khủng bố nhằm vào doanh trại quân đội Indensonane ở khu vực Menaka, phía Đông Bắc nước này.
Hiện các hoạt động cứu hộ vẫn đang tiếp diễn và dự báo số thương vong vẫn có thể tăng lên.
Vụ tấn công xảy ra tại cứ căn cứ quân sự ở Indelimane, cách Menaka khoảng 70km về phía Tây, gần biên giới với Niger. Ảnh: BBC
Được biết, vụ tấn công kể trên xảy ra chỉ một tháng sau khi 2 vụ tấn công thánh chiến nhằm vào các mục tiêu quân sự xảy ra ở gần biên giới với Burkina Faso, khiến 40 binh sĩ thiệt mạng. Đây được đánh giá là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào quân đội Mali thời gian gần đây.
VOV thông tin, hiện vẫn chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công táo tợn này.
Giới chức trách Mali cũng đang gấp rút điều tra để sớm đưa thủ phạm ra trước công lý.
Kể từ năm 2015, quốc gia Tây Phi này đã phải hứng chịu hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố, vốn cướp đi sinh mạng của ít nhất 500 người và khiến hơn 450.000 người khác phải di tản.
Mali là một quốc gia thuộc khu vực Sahel của châu Phi vốn đang bất ổn vì tình hình an ninh diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Tiền phong đăng tải thông tin cho biết, Chính phủ nước này thời gian qua luôn nỗ lực ổn đình tình hình đất nước sau khi các nhóm Hồi giáo vũ trang giành kiểm soát miền Bắc nước này hồi đầu năm 2012.
Với sự hỗ trợ của quân đội Pháp, quân chính phủ Mali đã đẩy lùi được phiến quân Hồi giáo vào năm 2013. Đến năm 2015, Chính phủ Mali và các nhóm vũ trang ở nước này đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm khôi phục ổn định tại đây.
Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Hội đồng Bảo an ngày 5/3 vừa qua, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo bất chấp những nỗ lực của cộng đồng quốc tế, an ninh tại Mali vẫn tiếp tục diễn biến xấu, số vụ tấn công khủng bố tiếp tục gia tăng.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat
Kỳ lạ những vụ máy bay quân sự biến mất không dấu vết
Cho đến nay vẫn chưa biết gì về số phận của 42 hành khách - 65 năm trước, chiếc máy bay Lockheed R7V-1 Super Constellation của Hải quân Mỹ biến mất trên Đại Tây Dương. Suốt hơn một tuần diễn ra hoạt động cứu hộ, tìm kiếm mảnh vỡ và vật dụng.
Máy bay ném bom B-47 Stratojet.
Trên khoang có 111 áo phao, năm xuồng cứu sinh và 660 ly giấy. Trong trường hợp xảy ra sự cố, thứ gì đó chắc chắn sẽ nổi lên. Thế nhưng không tìm thấy. Sputnik giới thiệu bài viết nhìn lại những trường hợp bí ẩn - máy bay quân sự biến mất không dấu vết.
Toàn đội bay biến mất
Trưa ngày 5 tháng 12 năm 1945, năm chiếc máy bay phóng ngư lôi "Avenger" của Mỹ cất cánh từ căn cứ quân sự ở Fort Lauderdale (cách Miami không xa). Trời nắng đẹp, điều kiện lý tưởng cho chuyến bay huấn luyện. Đội bay được giao nhiệm vụ: thực hiện lộ trình đến điểm A - tập dượt ném bom - vòng lại - đến điểm B - rẽ - quay về căn cứ. Các phi công biết rõ tuyến đường bay, tất cả các điểm điều hướng đều được định vị trực quan nhân đôi. Toàn đội được dành hai giờ cho nhiệm vụ nhưng nhiên liệu được đổ vào bình chứa dự trữ đủ cho 5 giờ rưỡi. Thoạt đầu, mọi sự êm xuôi theo đúng kế hoạch.
Nhóm "Avenger" phát hiện mục tiêu huấn luyện, trút bom kịp thời và vào khoảng 15:30 theo đường bay ngược về. Nhưng 5 phút sau, chỉ huy đội bay báo cho căn cứ rằng các máy bay bị lạc hướng và anh ta không nhìn thấy mặt đất. Các phi công thay đổi hướng bay mấy lần, nhưng không đến được bờ biển. Cuộc liên lạc cuối cùng trên làn sóng là lúc 19:00, tức là một giờ sau đó nhiên liệu cạn kiệt và các máy bay có thể bị rơi xuống nước.
Bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ tổ chức một trong những chiến dịch tìm kiếm lớn nhất trong lịch sử. Huy động hơn 300 máy bay của quân đội và hải quân cùng 21 tàu chiến. Trên đất liền, kiểm tra tỉ mỉ dọc bờ biển Florida, các đảo thuộc Florida Keys và quần đảo Bahamas. Không một dấu vết. Cuộc tìm kiếm đã ngừng sau vài tuần không hiệu quả, các phi hành đoàn của "Avenger" vẫn vô tăm tích. Sự cố này đi vào lịch sử hàng không như là tai nạn bay bí ẩn nhất.
Cục Điều tra Hải quân kết luận rằng trong vụ này tất cả là do yếu tố con người, và gán trách nhiệm cho Trung úy Chỉ huy đội Carroll Taylor. Theo lập luận chính thức, viên chỉ huy này đã nhầm lẫn hướng bay và đưa "Avenger" đến Đại Tây Dương. Còn nhiều giả thuyết khác, bao gồm cả sự huyền bí. Đội máy bay phóng ngư lôi biến mất ở giữa Tam giác Quỷ Bermuda, nơi thường cho là xảy ra các hiện tượng dị thường không giải thích nổi. Tuy nhiên, phương án này về nguyên nhân tai nạn cho đến nay vẫn không được xác nhận chính thức.
Năm chiếc máy bay phóng ngư lôi "Avenger" của Mỹ.
Biến mất cùng với...bom nguyên tử
Ngày 10 tháng 3 năm 1956, máy bay ném bom B-47 Stratojet mang hai quả bom nguyên tử trên khoang đã biến mất không dấu vết trên biển Địa Trung Hải. Tổng cộng trong ngày hôm đó từ căn cứ không quân McDill của Không lực Hoa Kỳ ở Florida bay đến căn cứ Ben Gerir ở Morocco. Cả tốp vượt qua Đại Tây Dương thành công và tiếp nhiên liệu trên không. Lần tiếp nhiên liệu thứ hai theo kế hoạch là trên biển Địa Trung Hải. Những chiếc phi cơ ném bom hạ độ cao, bay thấp trong điều kiện nhiều mây nặng bao phủ. Khi khôi phục tầm nhìn, một chiếc máy bay đã vắng bóng. Phi công không bắt liên lạc.
Các nhóm cứu hộ được phái đi tìm kiếm dựa theo tọa độ sau chót của máy bay. Cả các binh sĩ Pháp và Morocco cũng tham gia chiến dịch tìm kiếm ngoài khơi bờ biển Algeria, tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh đến khu vực xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, họ không tìm được gì. Ba thành viên phi hành đoàn của chiếc máy bay ném bom vẫn thuộc diện mất tích.
Sáng lóa trên bầu trời
Đêm rạng ngày 16 tháng 3 năm 1962, chiếc máy bay Lockheed L-1049 Super Constellation của Mỹ đã biến mất trên Thái Bình Dương, khi thực hiện nhiệm vụ chở quân từ Hoa Kỳ sang Việt Nam. Sau khi tiếp nhiên liệu trên đảo Guam, chiếc máy bay cần theo lộ trình tới căn cứ không quân Clark ở Philippines, thế nhưng nó không bao giờ đến đích. Khoảng nửa đường, liên lạc với máy bay bị gián đoạn. Huy động lực lượng tìm kiếm đến hơn 1.000 người, mấy chục tàu chiến và máy bay, nhưng tất cả đều vô hiệu.
Theo kết luận của Ủy ban, "không thể tìm ra nguyên nhân vụ mất tích của máy bay do thiếu bằng chứng vật chất". Máy bay hoàn toàn ổn, điều kiện thời tiết gần như lý tưởng, không có tin nhắn nào từ phi hành đoàn L-1049 thông báo tình huống bất thường. Manh mối duy nhất là lời khai của các thủy thủ tàu chở dầu Lenzen, ngẫu nhiên hiện diện trong khu vực đó cùng lúc. Các thủy thủ kể rằng họ nhìn thấy tia sáng lóa rực rỡ trên bầu trời, giống như vụ nổ. Nhưng cuộc tìm kiếm vùng nước vẫn không thu được kết quả gì. Người ta tuyên bố rằng 11 thành viên phi hành đoàn và 96 hành khách-quân nhân đã tử nạn. Với số lượng người trên máy bay như vậy, đây là vụ tổn thất lớn nhất do mất tích máy bay quân sự trong thế kỷ XX.
Đậu xuống nước và mất tăm
Ngày 23 tháng 3 năm 1951, máy bay vận tải Douglas C-124 của Mỹ biến mất khỏi màn hình radar. Chiếc máy bay này chở 44 binh sĩ từ sân bay Walker ở New Mexico đến căn cứ không quân Anh Mildenhall. Trong số các hành khách có cả Thiếu tướng Không quân Paul Thomas Cullen, tới Anh cùng với thuộc cấp để thành lập Sư đoàn Hàng không Chiến lược số 7 ở đó.
Máy bay ở trên Đại Tây Dương cách Ireland 1.500 km về phía tây-nam, khi điện đài chuyển tín hiệu tai nạn - khoang chở hàng bốc cháy. Phi hành đoàn cho máy bay đậu xuống nước, toàn bộ những người trên khoang chuyển sang 5 chiếc xuồng cứu sinh. Máy bay ném bom tầm xa B-29 bay từ Anh tới để hỗ trợ. Các phi công nhìn rõ những chiếc xuồng nổi trên biển, cho máy bay lượn vòng phía trên nhiều lần trong khi còn đủ nhiên liệu, sau đó quay về căn cứ.
Và tiếp theo bắt đầu chuyện không thể giải thích nổi. Tàu cứu hộ và máy bay đã đến địa điểm chỉ sau 19 giờ, tức là ngày 25 tháng 3. Nhưng không nhìn thấy cả máy bay lẫn xuồng cứu sinh. Rà soát hàng ngàn cây số vuông nhưng tuyệt nhiên không có gì. Điều gì đã xảy ra với máy bay, với tổ lái và hành khách, cho đến nay vẫn không một ai biết.
Vào thời điểm đó, người ta loan tin về "bàn tay của Điện Kremlin" - dường như tàu chiến Liên Xô đã "bắt cóc nhyosm binh sĩ Mỹ", bởi giá trị cao của tướng Cullen đối với tình báo. Tuy nhiên, giả thuyết này không có bằng cứ hay bên nào xác nhận.
Tìm kiếm suốt cả năm
Không riêng máy bay quân sự Mỹ biến mất vô tăm tích. Ngày 12 tháng 8 năm 1937, chiếc máy bay ném bom tầm xa DB-A của Liên Xô có số đuôi N-209 cất cánh từ sân bay Matxcơva hướng tới Arkhangelsk. Phi hành đoàn dưới sự chỉ huy của cơ trưởng Anh hùng Liên Xô Sigismund Levanevsky cần thực hiện chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đến thành phố Fairbanks ở Alaska. Xét theo các thông báo điện đài từ máy bay, ban đầu mọi thứ đều ổn. Nhưng đến ngày 14 tháng 8, Levanevsky báo về rằng "bay với gió mạnh và mây dày đặc, cửa sổ cabin phủ đầy sương và một trong những động cơ bị hỏng". Máy bay đang ở khu vực Alaska. Sau tin nhắn này, liên lạc với chiếc DB-A bị ngắt.
Suốt trong khoảng một năm, các phi công từ Liên Xô, Canada và Hoa Kỳ tìm kiếm máy bay của Levanevsky. Nhưng cả thi thể và những mảnh vỡ đều không tìm thấy. Xuất hiện một số giả thiết. Một phương án cho rằng phi hành đoàn đã "hạ cánh cứng" khẩn cấp trong vùng núi Endicott ở Alaska. Các phi công Mỹ đã kiểm tra kỹ lưỡng khu vực này - không có bất kỳ kết quả. Có lẽ chiếc máy bay ném bom đã hạ cánh xuống một tảng băng và trôi ra Đại Tây Dương. Các cư dân Eskimo dường như đã nhìn thấy máy bay rơi xuống nước không xa đảo Tatis. Nhưng cuộc khảo sát khu vực này cũng không mang lại kết quả gì. Chính thức công bố các phi công đã hy sinh.
Theo danviet
Nga bất ngờ tung tên lửa chết người đến vùng đất mới Nga đã lần đầu tiên đưa hệ thống phòng không cực mạnh S-300PS đến triển khai tại căn cứ quân sự số 201 của Nga ở Tajikistan. Hệ thống vũ khí S-300 đã được đưa vào trực chiến ở đây, văn phòng báo chí Quân khu Miền Trung Nga hồi cuối tuần vừa rồi cho biết. Tên lửa S-300 "Tại căn cứ quân...