Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: ‘Tôi mong đời sống người thầy được cải thiện’
“Tiếng nói của người thầy, sự tôn trọng, đánh giá, ghi nhận với người thầy cần được nâng lên xứng với nghề và đáng với những gì họ phải được hưởng”, tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.
Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Nguyễn Kim Sơn – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sau khi được Quốc hội phê chuẩn chức vụ bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo: “Tôi xem đây là cơ hôi đê có thêm điêu kiên lam một số viêc ở lĩnh vực mà mình tâm huyết và đã có thời gian gắn bó lâu dài.
Đối với tôi, nhiệm vụ mới tại thời điểm này la một thach thưc lơn, có thuân lơi nhưng cũng có rất nhiều kho khăn. Hơn một triệu người làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục, trong đó có tôi, không có lựa chọn nào khác là chủ động đối mặt để vượt qua các khó khăn đó”.
* Nhiều người kỳ vọng giáo dục sẽ có đà phát triển sau nhiều năm va đập, chuyển đổi. Còn ông, ông nhìn giáo dục đang trong bối cảnh thế nào?
- Giáo dục đã và đang đươc Đang, Nha nươc, Chinh phu đăc biêt quan tâm. Tư nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đến nay, qua nhiều nhiệm kỳ, giáo dục luôn la vân đê được ưu tiên, la một trong nhưng hương đôt pha năm trong cac tru côt chiên lươc.
Đây là điêm tưa quan trong, giúp việc đê xuât về cac chinh sach, khuyên nghi tư nganh đươc quan tâm.
Giao duc cũng đang đươc đăt trên một ha tâng cao hơn hẳn sau hơn 30 năm đôi mơi. Điều kiện học tập trong phần lớn gia đình Việt Nam đã được cải thiện nhiều so với trước.
Nhưng công nghê giáo dục 15 – 20 năm trươc có lẽ chỉ là thách đố thì bây giơ kha thi hơn. Tôi nhìn nhận điều này để tới đây trong hoạch định chính sách, cần phat huy những điều kiện ấy.
Việt Nam la quôc gia co truyên thông hiêu hoc, quan tâm giáo dục từ cac gia đinh đến cac dong ho, trong cac chi tiêu riêng luôn săn sang dành cho giáo dục. Đo la thuân lơi quan trong đê co thê huy đông cac nguôn lưc cho giao duc.
Ngay ca trong lúc cac nguôn lưc công con kho khăn va han chê thi nguôn lưc tư xa hôi, tư dân chung luôn sẵn sàng. Tôi luôn nghĩ nêu co chinh sach đung se huy đông đươc nhưng nguôn lưc không giơi han cho giáo dục.
* Dù không ít thuận lợi, nhưng nhận “ghế nóng” ở thời điểm này, như ông nói, là thách thức lớn?
- Phải nói mây chuc năm đôi mơi vừa qua la môt giai đoan chuyên đôi theo hương điêu chinh tich cưc. Tuy nhiên, trong qua trinh đôi mơi và phát triển cũng luôn xuất hiện những vấn đề phải đối mặt và giải quyết.
Giao duc không nằm ngoài, thậm chí còn là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn nhiều ngành khác trong quá trình chuyển đổi.
Co nhiều viêc nganh giáo dục cung không chu đông đươc khi đặt trong môi liên hê tông thê. Nhưng không thể thụ động, phải nhận diện được vấn đề, phôi hơp tôt vơi cac nganh khac, chủ động đề xuất, kiên nghi cac chinh sach cho bai ban, đây đu va kip thơi.
Chính phủ và cac bô nganh, linh vưc khac có chia se, quan tâm đên giáo dục thi vân đê nay chắc chắn se giai quyêt đươc.
Video đang HOT
Chúng ta cũng thấy rất rõ những ky vong, trông đợi vào giáo dục lúc nào cũng lơn lao và người dân muốn những mong mỏi đó nhanh chóng thành hiện thực. Nhưng một thuôc tinh cua giáo dục là không thể quá nhanh, hoạt động giáo dục là tưng bươc.
Kết quả của hoạt động giáo dục, bao gồm chính sách giáo dục, co nhưng cai thây ngay hiệu quả, sự tác động, nhưng co nhưng cai phải chờ đợi. Giai quyêt cac muc tiêu ngăn han trươc măt va muc tiêu lâu dai, đáp ứng kỳ vọng nhanh chóng và xử lý căn bản những vấn đề của giáo dục vốn cần thời gian, tất cả phải làm cùng lúc, hài hòa, đó chính là thách thức. Kỳ vọng đối với giáo dục là một áp lực rất lớn.
Giải pháp là gì? Tôi nghĩ cái gì cấp bách trước mắt vẫn phải làm và làm quyết liệt. Nhưng quan trọng nhất là tập trung kiến tạo những việc lớn, có thể tác động lâu dài. Muốn vậy, ngành giáo dục cần làm sao có sự chia sẻ, hiểu và đồng thuận lớn từ xã hội, để người dân cùng chung tay với ngành.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời Tuổi Trẻ: “Kỳ vọng đối với giáo dục là một áp lực rất lớn” – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
* Là giám đốc đại học, ông có hiểu sâu về các bậc học khác? Nhiều người băn khoăn vì ngành giáo dục đang đổi mới chương trình, sách giáo khoa và những vướng mắc của ngành mấy năm qua phần lớn liên quan đến những vấn đề của giáo dục phổ thông?
- Tôi có hơn 30 năm làm việc trong ngành, từ là giảng viên đến khi là lãnh đạo đại học quốc gia. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có thể được xem như một tập đoàn giáo dục, với hệ thống đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiều trường đại học, trường phổ thông, trường chuyên… Đó là trải nghiệm giúp ích tôi rất nhiều trong quá trình đảm nhiệm trọng trách mới.
Bất kỳ ai được lựa chọn vào vị trí này cũng không thể là một người toàn năng, có tất cả năng lực, bao quát được tất cả các mảng. Người xuất phát từ sở trường mảng này sẽ trống mảng khác và ngược lại.
Ai bước vào cũng đầy thách đố như vậy, thách thức không chừa một ai. Câu hỏi trên nếu dành cho người thạo phổ thông hẳn cũng sẽ bị chất vấn “liệu có trái tay với giáo dục đại học, nhất là khi nhu cầu của đất nước đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao?”.
Xét đến cùng, phổ thông hay đại học đều là thành tố của giáo dục. Vì vậy, quan trọng không phải là anh am hiểu mảng nào, mà là có biết mình đang thiếu gì để bổ sung và dũng cảm điều chỉnh, học hỏi, tự hoàn thiện mình, tự vươn lên.
Tuy nhiên, tôi nghĩ đó là khó khăn nhưng không phải là trở ngại lớn. Một nhà quản lý không nhất thiết phải thạo công việc chuyên môn quá sâu.
Quan trọng hơn là có tầm nhìn chiến lược với những kỹ năng về quản lý, điều phối công việc và hơn hết là xây dựng được một đội ngũ gồm những người vừa giỏi chuyên môn, vừa tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đó sẽ là những phụ tá đắc lực đồng thời là những nhà tư vấn chuyên môn quan trọng.
* Đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ người thầy. Tuy nhiên, tiếng nói của họ vẫn còn nhiều hạn chế, ngay cả trong chính câu chuyện giáo dục mà các thầy cô là nhân vật trung tâm. Theo ông, cần làm gì để thay đổi?
- Tôi rất mong muốn đời sống, thu nhập của người thầy được cải thiện. Trình độ của người thầy tiếp tục được nâng cao tương ứng với yêu cầu thời đại. Song việc này không chỉ mình Bộ Giáo dục – đào tạo giải quyết được.
Vừa qua cũng có một số chính sách được thực hiện như tăng lương cho giáo viên phổ thông, nhưng còn nhiều việc phải làm để nâng cao đời sống thầy cô giáo.
Điều quan trọng hơn nữa là cải thiện, củng cố vị thế người thầy trong xã hội, trong nhà trường. Trong xã hội, có lúc nhà giáo được xem như nhóm yếu thế, ai cũng có thể bắt bẻ, kêu ca, trong khi việc đứng ra bênh vực cho họ rất hạn chế.
Hệ thống quản lý giáo dục từ trên xuống dưới cần quan tâm gia tăng vai trò, tiếng nói phản biện của đội ngũ với cả các vấn đề xã hội nói chung và chính sách đang thực thi trong giáo dục nói riêng. Đúng là tiếng nói phản biện như vậy còn ít vì nhiều chính sách mới đưa đến trường, chính quyền, chứ chưa đến được giáo viên.
Các thầy cô cần thể hiện vai trò của mình mạnh hơn nữa. Tất nhiên, vị thế cần nâng lên không chỉ dựa vào các chính sách, mà chính người thầy cũng phải nỗ lực nâng vị thế qua năng lực, chất lượng giảng dạy, nhân cách của mình.
Tiếng nói của người thầy, sự tôn trọng, đánh giá, ghi nhận với người thầy cần được nâng lên xứng với nghề và đáng với những gì họ phải được hưởng.
Nhìn lại một nhiệm kỳ đầy sóng gió và dấu ấn của nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Tính từ ngày 09/4/2016 đến ngày miễn nhiệm, thầy Phùng Xuân Nhạ đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ còn thiếu 2 ngày là tròn 5 năm trời.
Ngày 7/4/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, trong đó có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, tính từ ngày 09/4/2016 đến ngày miễn nhiệm, thầy Phùng Xuân Nhạ đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ còn thiếu 2 ngày là tròn 5 năm. Một nhiệm kỳ trôi qua, những thành tựu, hạn chế của giai đoạn này song hành với nhau.
Có nhiều việc mà Bộ trưởng Nhạ cùng với tập thể lãnh đạo Bộ Giáo dục đã làm được nhưng cũng còn nhiều việc chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội. Thậm chí, có những sự việc xảy ra đã gây ra những phản ứng trái chiều.
Song, công bằng mà nói, 5 năm là khoảng thời gia quá ngắn để 1 Bộ trưởng có thể có những dấu ấn đậm nét cho ngành giáo dục, nhất là trong bối cảnh ngành giáo dục đang có sự chuyển đổi từ chương trình cũ sang chương trình giáo dục phổ thông 2018 với vô vàn công việc phải làm.
Thầy Phùng Xuân Nhạ (ảnh: moet.gov.vn)
Tháng 4/2016, thầy Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiệm kỳ 2016 - 2021, thay cho thầy Phạm Vũ Luận.
Nếu như người tiền nhiệm xem " giáo dục là trận đánh lớn " thì Bộ trưởng Nhạ đã quan niệm: " Tôi không quan niệm giáo dục là trận đánh, giáo dục là con người, đó là công trình lớn, xây dựng nhiều năm ".
Song, thực tế thì gần 5 năm qua, có những việc xảy ra trong ngành giáo dục đã không như mong muốn của cá nhân thầy Phùng Xuân Nhạ và xã hội.
Những sự việc bạo lực học đường xảy ra ở nhiều nơi. Bạo lực học đường giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với giáo viên xảy ra liên tục.
Những sự việc nổi cộm phải kể đến như: Năm 2018, tại trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, Long An) đã xảy ra sự việc một cô giáo bị phụ huynh yêu cầu quỳ gối ngay trong văn phòng của nhà trường.
Tại Hải Phòng, một cô giáo trẻ đứng lớp đã bắt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng, sự việc đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ về đạo đức của một nhà giáo.
Rồi tại Quảng Bình, một cô giáo đã yêu cầu 23 học sinh tát 1 nam sinh lớp 6 tổng cộng 231 cái vào mặt, khiến em học sinh này phải nhập viện. Đây thực sự là một trong những sự cố đau lòng về cách ứng xử ở môi trường giáo dục...
Tình trạng học sinh đánh nhau tung clip lên mạng xã hội, học sinh đánh nhau dẫn đến tử vong, chấn thương sọ não khiến cho xã hội xót xa về văn hóa học đường.
Những kiện cáo, thưa gửi kéo dài như trường hợp cô Nguyễn Thị Tuất- giáo viên trường Tiểu học Sài Sơn B (Quốc Oai, Hà Nội) kéo dài qua 4 đời hiệu trưởng, dài dằng dặc suốt 20 năm trời cho thấy những bất ổn trong quản lý ở cơ sở.
Bên cạnh đó, những tiêu cực trong thi cử, đào tạo cũng có lúc đã khiến cho xã hội hoài nghi, thất vọng, mai một niềm tin ở một số kỳ thi, một số cơ sở đào tạo.
Đó là vụ tiêu cực chấn động cả nước trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang. Ngoài ra, dư luận cũng đặt ra những nghi vấn ở một số tỉnh, thành khác nữa nhưng chỉ tiếc sự việc này chỉ dừng lại ở 3 địa phương mà thôi.
Vụ án này đã khiến hàng chục nhà giáo rơi vào vòng lao lý. Nhiều nhà giáo đã không còn liêm sỉ trước tòa nên đã đổ tội, né tránh trách nhiệm của mình khi sự việc bị phanh phui...
Sự việc tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 của trường Đại học Đông Đô thu lời bất chính hàng tỷ đồng. Điều đáng sợ nhất là có nhiều người "học"ở đây là một số cán bộ, công chức, viên chức để nhằm hợp thức hóa văn bằng làm nghiên cứu sinh, để thăng tiến.
Sách giáo khoa phổ thông năm 2000, sách VNEN, sách Công nghệ giáo dục cũng trở thành nỗi ám ảnh cho hàng triệu phụ huynh mỗi khi con em họ bước vào năm học mới.
Sách lớp 1 của chương trình mới có nhiều sạn cũng khiến dư luận bất bình, hoài nghi về năng lực của một số tác giả biên soạn sách giáo khoa, cũng như những dự án mà ngành giáo dục đã triển khai...
Cho dù những sự việc xảy ra ở các địa phương, đã được phân cấp trong quản lý, hoặc là những dự án còn dở dang của các khóa trước nhưng nó lại rơi vào đúng thời điểm Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại vị. Với cương vị đứng đầu ngành giáo dục, bất kỳ chuyện gì xảy ra trong ngành, thì ông vẫn là người đứng mũi chịu sào trước sóng gió dư luận, cho dù phân cấp quản lý nhà nước có thế nào đi nữa.
Vì thế, uy tín của Bộ trưởng Nhạ có những lúc bị ảnh hưởng.
Điều này dẫn đến việc ngày 25/10/2018, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ nhận được 28,87% phiếu tín nhiệm cao và ông là người đạt số phiếu tín nhiệm cao thấp nhất trong số 48 chức danh do Quốc hội bầu.
Tuy nhiên, vượt qua tất cả những áp lực xã hôi, sóng gió dư luận, trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng với lãnh đạo của Bộ đã có những chỉ đạo, những kế hoạch phù hợp để đạt nhiều thành tựu trong đổi mới giáo dục và chấn chính những hạn chế trong khoảng thời gian tại vị của mình.
Đó là Bộ đã ban hành chương trình tổng thể, chương trình môn học, phê duyệt sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 của chương trình mới.
Trong năm học vừa qua và năm học 2020-2021 này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương tinh giản những đơn vị kiến thức không cần thiết cho phù hợp với thực tế năm học.
Bộ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ số vào ứng dụng trong giảng dạy và học tập như: dạy và học trực tuyến, bồi dưỡng trực tuyến, cho phép các nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục...
Các hội thi như: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi đua khen thưởng cũng được chấn chỉnh bằng các văn bản mới.
Đặc biệt, Bộ Giáo dục đã lên tiếng và thống nhất chủ trương bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên, đưa ra những giải pháp trong việc bồi dưỡng chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Nhiều trường đại học đã được xếp vào những trường uy tín của quốc tế, khu vực, nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế.
Những thành tựu này có một phần quyết liệt của lãnh đạo Bộ, trong đó có dấu ấn của thầy Phùng Xuân Nhạ trong suốt thời gian 5 năm vừa qua.
Hy vọng, Bộ trưởng kế nhiệm thầy Phùng Xuân Nhạ sẽ có những quyết sách đúng đắn, phù hợp với thực tế của ngành để hạn chế được những sự cố và phát huy những thành tựu của người tiền nhiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển nền giáo dục nước nhà trong những năm tới đây.
Kỷ niệm chương "3 không" và sự hờ hững của giáo viên Nhận bằng kỷ niệm chương mà vật chất, thành tích không có, cũng không có thêm quyền lợi gì, nên giáo viên thường thờ ơ cũng là lẽ thường tình. Kỉ niệm chương "Vì sự nghiệp giáo dục" là một hình thức ghi nhận công lao đối với những nhà giáo, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của...