Tampon, cốc nguyệt san: Vật dụng hữu ích ngày ‘đèn đỏ’
Ngoài băng vệ sinh là dụng cụ không thể thiếu của chị em khi ‘đến tháng’, tampon, cốc nguyệt san cũng được sử dụng rất nhiều.
Chuyên gia khẳng định, tampon, cốc nguyệt san chỉ chui tọt vào bên trong khi bạn thực hiện sai kỹ thuật, thiếu hiểu biết trong việc sử dụng những vật dụng này.
Tampon, cốc nguyệt san chui tọt vào bụng vì thiếu kỹ thuật sử dụng
Hiện nay, ngoài băng vệ sinh là dụng cụ không thể thiếu của chị em khi ‘đến tháng’, tampon, cốc nguyệt san cũng được sử dụng rất nhiều. Mặc dù đây là những cách sử dụng hết sức sạch sẽ, hiện đại nhưng không phải chị em nào cũng nắm rõ cách dùng, dẫn đến việc tampon, cốc nguyệt san chui tọt vào bên trong.
Chị Tâm (Đống Đa, Hà Nội) vì lo sợ băng vệ sinh ở Việt Nam không có chất lượng đảm bảo nên nghe theo lời bà con mách, chị đặt hàng mua tampon từ nước ngoài về dùng dần. Tuy nhiên, ngay trong lần dùng đầu tiên, chị đã gặp phải sự cố không mong muốn.
‘Mình ấn tampon vào trong thế nào mà nó chui tọt vào luôn, loay hoay một lúc không lấy ra được. Mình tặc lưỡi nghĩ một lúc nữa nó sẽ tự chồi ra nhưng không phải vậy’, chị Tâm kể. Với bản tính ngại ngùng, lại vẫn trong thời gian còn kinh nguyệt, chị không dám đến phòng khám nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Thật không may cho chị Tâm, do thường xuyên thụt rửa với mong muốn lấy được tampon ra bên ngoài, chị đã bị nhiễm trùng nặng ở vùng kín. Những cơn đau bắt đầu xuất hiện hành hạ chị nhiều hơn, chị mới đến nhờ bác sĩ gắp ra giúp.
Tampon, cốc nguyệt san chui tọt vào bụng vì thiếu kỹ thuật sử dụng
Sau sự việc ấy, chị Tâm ‘cạch đến già’ không dám dùng tampon nữa. Chị cũng không nhận thấy đây là một loại thấm hút tốt, giúp phòng chống nhiễm trùng, bệnh phụ khoa lại hiện đại, hợp vệ sinh nữa.
Cũng giống chị Tâm, chị Mai (Đan Phượng, Hà Nội) cũng tìm đến cốc nguyệt san để thay thế cho băng vệ sinh khi mỗi lần ‘đến tháng’. Chị Mai kể, nghe thấy mấy chị em ở công ty hay kháo nhau lợi ích của việc dùng cốc nguyệt san nên cũng tự mua về và sử dụng.
Ngay lần đầu sử dụng, do không nắm bắt được kỹ thuật, chị Mai đã làm cho cốc nguyệt san quá đà, lọt thỏm vào bên trong. Quá hoảng sợ, chị không dám đến gặp bác sĩ phụ khoa nhờ gắp ra hộ. Chị còn định, khi nào hết ‘đèn đỏ’ mới đến phòng khám nhờ siêu âm tìm giúp vật thể lạ đang sống trong cơ thể mình.
‘Tôi cứ sống trong nơm nớp lo sợ như vậy mấy hôm liền. Đến ngày thứ 3, tôi dọn dẹp nhà vệ sinh thì thấy nó bật ra ngoài từ lúc nào rồi. Thật may mắn quá’, chị Mai xuýt xoa.
Có thể nói, tampon, cốc nguyệt san là những vật dụng rất hữu ích cho chị em khi đến ngày ‘đèn đỏ’. Tuy nhiên, sự hiện đại, tiện lợi của những vật dụng này hiện nay vẫn chưa được sử dụng đúng cách để phát huy đúng tác dụng. Từ đó kéo theo những suy nghĩ không đúng đắn về tampon, cốc nguyệt san. Thực tế, đây là những loại băng vệ sinh hiện đại, giúp bạn phòng chống được nhiều bệnh tật nguy hiểm như nhiễm trùng âm đạo, mắc bệnh phụ khoa khi đến tháng.
Sử dụng đúng cách tampon, cốc nguyệt san mới có thể phát huy đúng tác dụng
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp) khẳng định, sự ra đời của tampon, cốc nguyệt san chính là những phát minh rất tuyệt vời, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn khi bước vào kỳ ‘đèn đỏ’. Đồng thời, đây là còn cách sử dụng băng vệ sinh hiện đại, văn minh, giúp chị em phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau.
‘Thực tế thì tampon hay cốc nguyệt san đều không có khả năng chui tọt vào bên trong âm đạo. Xét về cấu tạo, âm đạo của phụ nữ là một khoảng trống có thể co giãn được chứ hoàn toàn không phải là một cái lỗ đã được đục sẵn với kích thước cố định. Thông thường, hai bên thành của âm đạo sẽ khép vào nhau cho tới khi có một vật gì đó chen vào giữa. Ở phía cuối khoảng trống có thể co giãn này là cổ tử cung. Cổ tử cung rất nhỏ và hẹp nên tampon, cốc nguyệt san không thể chui vào được tới đây trừ khi (hiếm hoi) có tác động mạnh vô cùng đặc biệt’, BS Dung cho hay.
Video đang HOT
Bình thường, cốc nguyệt san, tampon có cấu tạo để đặt được vào bên trong âm đạo. Bên ngoài đầu cầm của tampon sẽ có một sợi dây nhỏ như dây chỉ. Sợi dây này rất tiện lợi cho chị em. Bạn chỉ cần cầm đầu dây kéo ra là tampon sẽ tự động được lôi ra bên ngoài ngay chứ không cần phải cho cả tay vào rồi kéo ra.
Như vậy không đảm bảo vệ sinh cũng như phòng tránh nhiều bệnh tật cho vùng kín trong kỳ ‘đèn đỏ’. Với cốc nguyệt san cũng tương tự vì có cấu tạo ở đầu cầm vào là một cái cuống nhỏ, giúp bạn dễ dàng lấy được ra khi cần.
Theo BS Dung, chỉ khi thực hiện sai kỹ thuật như để sâu tampon hay cốc nguyệt san quá sâu, làm cho cả cái dây cũng bị chui tọt vào bên trong không rút được ra thì mới khiến chúng chui tọt vào bên trong, không lấy ra được. ‘Nếu đến mức để tampon, cốc nguyệt san chui tọt vào bên trong thì đó hoàn toàn là do bạn thực hiện sai kỹ thuật khi đặt chúng vào âm đạo của mình. Còn việc sử dụng tampon, cốc nguyệt san thay băng vệ sinh thực tế là hành động rất tốt, văn minh, không có gì phải phản đối, đặc biệt trong trường hợp bạn muốn phòng tránh viêm nhiễm vùng kín. Đây chính là giải pháp tối ưu’, BS Dung nói.
Tampon, cốc nguyệt san chính là những phát minh rất tuyệt vời, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn ngày ‘đèn đỏ’
Chuyên gia khẳng định, chuyện tampon, cốc nguyệt san chui vào âm đạo không rút được ra là chuyện có thể. Bản thân bà Dung cũng đã gặp một số trường hợp gặp phải sự cố vì dùng tampon, cốc nguyệt san, trong đó những vấn đề liên quan đến việc chui tọt vào trong không thể lấy ra rất nhiều. ‘Chung quy lại đều là do không biết sử dụng, sử dụng chưa đúng quy trình, chưa đúng kỹ thuật nên khiến chị em lo sợ dùng tampon, cốc nguyệt san’, bà Dung nói.
Thực tế, tampon và cốc nguyệt san đem lại rất nhiều lợi ích, trong đó ưu điểm hàng đầu chính là giúp bạn phòng chống viêm nhiễm trong chu kỳ kinh nguyệt. ‘Chỉ cần bạn lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi đặt tampon, cốc nguyệt san vào bên trong âm đạo, không để quá 4-6h tính từ thời điểm đặt (với cốc nguyệt san có thể là 12h đổ lại), chăm chỉ khám phụ khoa theo định kỳ… thì bạn không phải lo lắng về việc dùng tampon, cốc nguyệt san’, BS Dung lưu ý.
Bà cũng chỉ ra cách sử dụng tampon, cốc nguyệt san vừa vệ sinh lại vừa giúp phòng chống bệnh tật:
Tampon:
- Rửa tay và xé lấy một tampon mới. Đứng hoặc ngồi theo tư thế thuận tiện nhất: một số thì cúi xuống với hai đầu gối giang ra hoặc đứng một chân trên bồn cầu. Giữ ống ngoài bằng ngón giữa và ngón trỏ.
- Tay kia mở các nếp da xung quanh âm đạo. Đặt đầu ống tampon (không phải đầu ống có sợi dây lòi ra) vào cửa âm đạo.
- Âm đạo nằm theo hướng chếch về phía sau. Vì vậy, nhẹ nhàng đẩy vào theo hướng lên trên ra sau. Đôi khi có thể xoay hoặc xoắn ống từ bên này sang bên kia. Ngừng lại khi ngón cái và ngón tay của bạn chạm vào cơ thể.
- Vẫn giữ đầu ống, đẩy ống nhỏ hoàn toàn vào bên trong ống lớn. Điều này làm tampon trượt ra khỏi ống và vào trong âm đạo của bạn.
- Giữ chặt hai ống đã được lồng vào nhau. Nhẹ nhàng đưa cả hai ống ra ngoài. Cuộn trong miếng giấy mềm và vứt vào sọt rác. Ống bằng giấy thì có thể xối đi bằng nước. Bạn sẽ thấy rằng sợi dây của tampon bây giờ đang treo ra bên ngoài của cơ thể.
Cốc nguyệt san:
- Rửa tay sạch, gấp nhẹ cốc nguyệt san lại để đặt vào cho dễ. Khi đặt cốc nguyệt san, bạn phải chắc mình đang ở trong tư thế ngồi hoặc ngồi xổm, hai chân mở rộng, rồi từ từ đặt cốc nguyệt san vào trong âm đạo như hình vẽ.
- Khi thay, bạn chỉ cần cầm tay nắm cốc nguyệt san nhẹ nhàng lấy ra, đổ máu kinh đi, dùng nước sạch hoặc chất tẩy rửa, rửa sạch rồi lại tiếp tục sử dụng.
- Sau khi kết thúc kỳ ‘đèn đỏ’, bạn nên ngâm cốc nguyệt san trong nước ấm để tiêu độc.
Chuyên gia lưu ý thêm, trong trường hợp bạn lỡ để tampon, cốc nguyệt san chui tọt vào bên trong và không thể lấy ra được thì vùng kín rất dễ tiết dịch, viêm nhiễm từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp này, tốt nhất là đến gặp bác sĩ phụ khoa và nhờ gắp ra càng sớm càng tốt, tránh gây ra những hệ lụy lớn hơn cho sức khỏe.
Theo Tiểu Nguyễn/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Để ngày 'đèn đỏ' đều đặn, chị em cần lưu ý...
Bạn vẫn phải điều trị rối loạn kinh nguyệt để kinh nguyệt đều đặn, như thế mới tăng khả năng có con.
Hỏi:
Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, đã kết hôn 3 tháng và vẫn chưa có con. Chu kì kinh nguyệt của em không đều, có tháng có 2 lần, có khi 2 tháng mới có 1 lần. Em chưa đi khám vì muốn tự thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt xem có thay đổi không.
Hiện tại sức khỏe của em bình thường. Em đang rất mong có con nên em muốn hỏi bác sĩ làm cách nào để chu kì kinh nguyệt đều đặn? Không biết có phải em đã bị vô sinh rồi hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn!
(Tr. Lâm)
Trả lời:
Bạn Tr. Lâm thân mến!
Theo như bạn nói thì đúng là bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến quy trình rụng trứng và thụ thai. Mặc dù mới 3 tháng sau kết hôn, bạn cũng chưa cần lo lắng về chuyện vô sinh nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải điều trị để kinh nguyệt đều đặn, như thế mới tăng khả năng có con.
Bạn vẫn phải điều trị rối loạn kinh nguyệt để kinh nguyệt đều đặn, như thế mới tăng khả năng có con. Ảnh minh họa
Trước hết bạn cũng cần hiểu về tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Chúng ta thường gọi chung là rối loạn kinh nguyệt trong những trường hợp chu kì kinh nguyệt không đều (quá nhanh, quá chậm) hoặc kinh nguyệt ra quá nhiều, quá ít, màu sắc khác lạ...
Kinh nguyệt là biểu hiện hoạt động của buồng trứng và tử cung. Kinh bình thường thì buồng trứng phải hoạt động điều hòa và tử cung cũng phải bình thường. Vì vậy, khi thấy kinh nguyệt không bình thường, chị em cũng nên nghĩ đến khả năng bị bệnh nào đó ở cơ quan sinh sản, ví dụ như ở buồng trứng, tử cung...
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở những bé gái mới có kinh nguyệt có thể là bình thường vì lúc này hệ nội tiết, các bộ phận sinh dục trong cơ thể bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Nhưng ở lứa tuổi của bạn thì lại là điều cần hết sức chú ý.
Những yếu tố liên quan đến tâm lý (stress, căng thẳng) hoặc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen vận động, sinh hoạt... cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động, sự cân bằng của nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến buồng trứng và phản ánh trên chu kì kinh nguyệt. Đối với người trong lứa tuổi sanh đẻ mà vòng kinh không rụng trứng thường dễ bị hiếm muộn.
Cần lưu ý những điều liên quan đến sinh hoạt, ăn uống để duy trì sức khỏe, ổn định nội tiết và kinh nguyệt. Ảnh minh họa
Hiện tại, bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt như vậy thì nên sắp xếp thời gian để đi khám bác sĩ. Các bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc làm những xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn.
Siêu âm là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán thai và các khối u sinh dục dễ dàng, nhanh chóng mà độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, một số bệnh khác như nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết thì phải làm xét nghiệm máu mới tìm được nguyên nhân bệnh.
Tốt nhất, bạn nên dành thời gian để đi khám sớm. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý những điều liên quan đến sinh hoạt, ăn uống để duy trì sức khỏe, ổn định nội tiết và kinh nguyệt. Bạn cũng có thể tự bảo vệ mình, phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt bằng những cách sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục: Người phụ nữ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt vì đây là thời điểm dễ làm chị em bị nhiễm bệnh đặc biệt là viêm nhiễm sinh dục, một trong những nguyên nhân gây rối loạn chu kì kinh.
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, giữ tinh thần tốt, tránh căng thẳng và lo âu.
- Luyện tập với những bài tập nhẹ nhàng như yoga để tăng cường sức khỏe.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chú trọng thức ăn từ rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin nhóm B, E, B6 như: thịt bò, cá, trứng, sữa, bổ sung canxi. Nên hạn chế những thực phẩm cay, nóng, nhiều chất béo...
Nếu bạn muốn tự mình điều chỉnh kinh nguyệt của mình thì chỉ nên theo dõi trong một vài tháng, nếu không thấy có tiến triển thì phải đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra nguyên nhân và tư vấn cách chữa trị tốt nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
BS. Hoa Hồng
Theo Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Đau quặn bụng ngày 'đèn đỏ': Phụ nữ không nên chủ quan Khi bị lạc nội mạc tử cung thường có biểu hiện gần giống với đau bụng kinh, đó là đau ở vùng bụng dưới và vùng xương cùng. Căn bệnh này ngoài chuyện gây đau còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống tình dục. Chủ quan với hiện tượng đau quặn bụng khi đến kỳ 'đèn đỏ' Chị T (Kim...