Tấm ván lướt sóng trôi gần nửa vòng Trái Đất
Tấm ván lướt sóng của anh Doug Falter bất ngờ được tìm thấy ở đảo Sarangnani thuộc Philippines, cách nơi nó biến mất gần nửa vòng Trái Đất.
Năm 2018, tấm ván của anh Doug Falter bị một đợt sóng lớn ở Hawaii, Mỹ, cuốn trôi. Anh từng hy vọng ngư dân địa phương sẽ nhặt được nó, song không thể tưởng tượng rằng tấm ván có thể trôi xa 8.000 km, đến phía nam của Philippines, theo Guardian.
Sau hơn hai năm, anh Falter bất ngờ nhận ra tấm ván màu xanh nhạt trên mạng xã hội. Người chủ mới, anh Giovanne Branzuela, sẵn sàng trả lại tấm ván đặc biệt cho anh Falter.
“Tôi không thể tin nổi khi nhìn thấy tấm ván lướt sóng qua ảnh. Tôi cứ nghĩ đây là một trò đùa”, anh Falter trả lời phỏng vấn. “Tôi từng chắc chắn rằng mình không bao giờ tìm lại được nó”.
Video đang HOT
Tấm ván lướt sóng của anh Doug Falter bất ngờ được tìm thấy ở đảo Sarangnani thuộc Philippines, cách nơi nó biến mất gần nửa vòng Trái Đất. Ảnh: Guardian.
Cách đây vài tháng, anh Giovanne Branzuela đã mua chiếc ván cũ từ một người hàng xóm với giá 40 USD. Anh cho biết các ngư dân ở Philippines vớt được tấm ván hồi tháng 8/2018, tức 6 tháng sau khi anh Falter đánh mất tấm ván ở vùng biển Hawaii.
Dù trôi dạt nhiều tháng trên biển, tấm ván vẫn hiện rõ dòng chữ Lyle Carlson, tên người thợ đóng ván ở Hawaii. Vì tò mò, anh Branzuela đã liên hệ và gửi hình ảnh cho Lyle Carlson qua Facebook. Nhận ra tấm ván năm nào, người thợ đã đăng ảnh lên Instagram và gắn thẻ chủ nhân thực sự Doug Falter.
“Hóa ra tấm ván này đến từ Hawaii. Tôi cũng không thể tin nổi”, anh Branzuela cho biết. “Ước mơ của tôi là học lướt những con sóng lớn ở Hawaii”.
Sau khi trao đổi qua Facebook, anh Falter dự định sớm đến thăm Philippines để lấy lại tấm ván trượt của mình.
Ở lâu trong vũ trụ, não của các phi hành gia thay đổi ra sao?
Mất 7 tháng để chỉ số não của các nhà khoa học trở lại bình thường sau khi trở về Trái đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của việc ở lâu trong không gian đối với cấu trúc não bộ, các nhà nghiên cứu tới từ Australia, Bỉ, Đức và Nga đã nghiên cứu cấu trúc não của 11 nhà du hành vũ trụ Nga. Trung bình mỗi người ở khoảng 171 ngày liên tục trên ISS.
Não của các phi hành gia có những thay đổi nhất định sau khi bay vào vũ trụ. (Ảnh: Sputnik)
Các nhà khoa học đã chụp MRI khuếch tán não cho mỗi phi hành gia 3 lần, một lần trước chuyến bay vào vũ trụ và hai lần sau khi trở về Trái đất.
Kết quả cho thấy có những thay đổi về cấu trúc và chức năng não sau chuyến bay vào vũ trụ. Đặc biệt, do ở tình trạng không trọng lực một thời gian, sự phân bố của chất trắng và chất xám trong não của các phi hành gia có sự thay đổi.
Não thất tăng lên và dịch não tủy cũng nhiều hơn.
Theo các chuyên gia, bằng cách này, hệ thần kinh thích nghi với tình trạng không trọng lượng và tăng tải trọng lên các vùng não, trong đó có vùng chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động.
Các nhà khoa học lưu ý rằng 7 tháng sau khi các nhà du hành vũ trụ quay về Trái đất, các chỉ số não của họ trở lại bình thường.
Loài siêu to khổng lồ khiến mọi sinh vật trên Trái Đất khiếp sợ Cá voi xanh khổng lồ là sinh vật lớn nhất Trái Đất, tiếng huýt của chúng có thể được nghe thấy từ hàng trăm hải lý. Cá voi xanh là loài siêu to khổng lồ không có đối thủ trên Trái Đất khi có chiều dài cơ thể 30 m và trọng lượng lên đến 200 tấn. Loài vật này sinh sống trong...