Tắm trắng thảo dược an toàn cho da
Các chất tẩy trắng da trong các loại mỹ phẩm tắm trắng có thể làm da bạn xỉn màu, yếu đi nhưng các thành phần thảo dược thiên nhiên lại cho hiệu quả tắm trắng cao và an toàn nhất.
Để cải thiện toàn diện làn da sậm màu có thể dựa vào các tiêu chí sau:
1. Phương pháp tắm trắng phải loại bỏ các tế bào chết, thâm đen sần sùi trên bề mặt da chứ không phải lột đi lớp da bên ngoài.
2. Bổ sung dưỡng chất để tăng cường hoạt chất làm trắng nuôi dưỡng da đồng thời kiểm soát và hạn chế sự phát triển của hắc tố melanin.
3. Làn da phải sáng lên trông thấy ngay sau khi làm dịch vụ và duy trì lâu dài sau đó.
4. Phương pháp tắm trắng hiệu quả phải đảm bảo không làm da trở nên bắt nắng, ăn nắng và yếu đi so với trước khi tắm trắng.
5. Sắc diện da sau khi tắm trắng phải sáng hồng chứ không trắng bệch. Da mịn màng, tươi mát chứ không rít và lốm đốm, loang lổ.
Làm được điều này, tắm trắng sẽ thực sự làm da trắng lên và không gây bất cứ tổn hại gì cho làn da.
Phương pháp tắm trắng Ướp mật tinh hoa thiên nhiên bí truyền
Các loại thảo dược sử dụng trong quá trình tắm trắng Ướp mật tinh hoa thiên nhiên với thành phần dược có độ trắng sáng cao và an toàn tuyệt đối cho làn da và cơ thể. Đặc biệt, các vị thuốc thảo dược không làm ảnh hưởng đến lớp biểu bì hay ảnh hưởng tới độ PH tự nhiên của da, duy trì sự cân bằng sinh lý và các chức năng da. Điều này giúp da chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài như: ô nhiễm môi trường và tia tử ngoại. Làn da của bạn sẽ trở nên trắng sáng, tươi trẻ và rạng rỡ hơn.
Sử dụng hoàn toàn các loại thảo dược chứa siêu tinh chất làm trắng da nên “Ướp mật tinh hoa thiên nhiên” rất lành tính, hiệu quả nhanh chóng và phù hợp với mọi loại da. Các bước thực hiện:
Bước 1: Làm sạch da trước khi tắm bằng tinh chất thảo dược. Trong 5 phút, các tế bào chết được loại bỏ, lỗ chân lông thông thoáng, da được làm mềm để chuẩn bị tiếp nhận tối đa các tinh chất dưỡng tiếp theo.
Bước 2: 20 phút tắm trắng bằng các loại tinh chất thảo dược quý, lúc này, các sắc tố trên bề mặt da bị loại bỏ, da được sản sinh ra tế bào mới.
Video đang HOT
Bước 3: Một lớp rễ cây dâu tằm tán nhỏ sẽ được đắp lên da khoảng 30 phút. Tinh chất từ cây dâu tằm đã được chứng minh là có tác dụng làm trắng da.
Bước 4: 30 phút đắm mình trong hương hoa thiên nhiên thanh khiết với tinh chất chiết xuất từ các loại hạt giàu dưỡng chất có tác dụng làm mềm và ẩm da. Thêm mật ong rừng và kén tằm vàng để các tinh chất trắng da thấm sâu vào lớp màng đáy của da, nuôi dưỡng da trắng hồng từ bên trong. Kén tằm vàng rất giàu vitamin và protein có tác dụng làm trắng da, bạn sẽ cảm thấy làn da biến chuyển rõ rệt.
Bước 5: Ướp mình trong tinh chất được chiết xuất từ lá sen non. Đây sẽ là 20 phút và bạn được thư giãn hoàn toàn. Hương thơm thanh tịnh và quý phái của của sen sẽ làm cơ thể được thả lỏng, mọi mệt mỏi tan biến thay vào đó là cảm giác hoàn toàn dễ chịu và hoà mình với thiên nhiên.
Bước 6: Tắm sữa dê cao cấp trong vòng 20 phút. Công đoạn tắm sữa dê này cũng khá cầu kỳ. Loại sữa dê từ thảo nguyên Mông Cổ được kỳ công mang về vào bảo quản ở chế độ đặc biệt. Các nhân viên thẩm mỹ sẽ xoa bóp theo mạch bạch huyết để đào thải độc tố, xoa và day, ấn theo các thớ cơ tròn để cơ thể săn chắc và da dẻ được thấm sâu dưỡng chất từ sữa dê.
Bước 7: Đắp mặt nạ hỗn hợp gồm tinh chất nghệ thuốc quý hiếm trộn với phấn hoa tươi nguyên chất 100% trong khoảng 30 phút.
Bước 8: Massage bằng nước ép từ lúa nếp non, giúp cân bằng độ ẩm, đặc trị làm trắng hồng và mịn màng cho làn da của bạn.
Bước 9: Tắm lại lần cuối bằng nước thơm thảo dược, xức các chất kết tinh của các loại thảo mộc làm mềm da
Lưu ý: Để giữ cho da trắng mịn, bạn nên tránh ra nắng vào tầm trưa khi các tia cực tím được chiếu xuống trái đất với cường độ mạnh nhất, thoa kem chống nắng sẽ giúp hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nên ăn thức ăn mát gan, lợi tiểu giúp thanh lọc độc tố. Chế độ sinh hoạt hợp lý, thư giãn, tránh stress cũng là phương pháp hữu hiệu kìm hãm sự phát triển của hắc tố melanin gây đen da.
Theo 24h
Không còn nóng trong người
Có thể giải nhiệt trong người vào mùa nóng bức bằng các loại thảo dược thiên nhiên dễ tìm, dễ sử dụng...
Nóng trong người là hiện tượng tưởng chừng rất bình thường nhưng mang những tác hại không lường, thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây: người khô táo, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ; tiểu tiện khó khăn, tiểu ít; da khô nóng, môi khô nứt nẻ; trẻ em nổi ban đỏ; chảy máu cam, tiểu tiện ra máu; mặt đỏ, đổ nhiều mồ hôi; nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng; có thể sốt hoặc không sốt, nhức đầu, choáng váng...
Nguyên nhân gây nóng trong người
Theo y học cổ truyền, nóng trong người (nội nhiệt) có thể do các nguyên nhân sau:
- Nội nhân: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
- Ngoại nhân: do các yếu tố sau:
- Sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh).
- Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá (chất kích thích).
- Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt là các chất quá nhiều năng lượng. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.
- Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.
Cam, chanh, bưởi có tác dụng thanh nhiệt rất tốt
Hậu quả của nóng trong người
- Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.
- Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.
- Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.
Điều trị nóng trong người
- Sử dụng các thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc hàn) tác dụng thanh nhiệt, chống khô khát trong người, nhuận tràng, giải độc, mát gan như kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu bắp, râu mèo, rong biển...
Có thể phối hợp 5-6 vị thành một bài, liều lượng 10-12gr (khô) hoặc 30-50gr (tươi) cho mỗi loại, sắc lấy 300-500ml uống trong ngày.
Ăn dưa hấu cũng giúp giải nhiệt
- Dùng bài thuốc "trà tang cúc ẩm" (tang diệp và cúc hoa mỗi loại 10gr) rửa sạch nấu với 300ml nước, lọc bỏ xác uống trong ngày giúp giải khát, làm mát cơ thể; nếu cảm nắng thì có thể cho thêm bạc hà, lá tre (mỗi loại 5gr) sắc chung với hai loại trên.
- Bài thuốc "trà song hoa ẩm" gồm kim ngân hoa và cúc hoa mỗi loại 10gr, cũng sắc như trên, có thể hòa thêm một tí mật ong cho tăng tác dụng bổ phế tì.
- Bài nước sâm gồm thuốc giòi, mã đề, rễ cỏ tranh, râu bắp, mía lau, lá dứa cho thơm, mỗi loại 100-200gr, nấu sôi lược lấy nước (1-2 lít) uống cả ngày, có thể dùng cho nhiều người trong gia đình cùng uống.
- Dây lá sương sâm 100gr, khoảng 1 lít nước, hái lá già rửa sạch, vò nát trong nước chín, vắt lấy nước lát sau sẽ đông đặc thành sương sâm; có thể ăn không hoặc thêm tí đường, vừa thanh nhiệt giải độc, vừa nhuận trường.
- Nên ăn thêm các món canh như khổ qua, bí đao, bí đỏ, bầu, diếp cá, bồ ngót, mã đề, rau má, rau đay, mồng tơi.
- Trái cây như dưa hấu, dưa gang, cam, bưởi, thanh long.
- Uống đủ nước để thanh lọc cơ thể và làm trẻ hóa tế bào.
Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng, hoặc người tì vị yếu hay bị tiêu chảy, lạnh bụng, cảm lạnh, người già yếu không nên dùng các thuốc mát.
Theo DS. Lê Kim Phụng
Tuổi trẻ