Tâm thư cô dâu tương lai gửi chồng: Không cần nhà xe, chỉ cần hứa với em 3 điều kiện
Mỗi một cô gái trước khi kết hôn đều đặt kỳ vọng vào người chồng tương lai. Bức thư của một cô dâu gây tranh cãi.
Hôn nhân là cuộc hành trình của hai người, chỉ có những người đàn ông và phụ nữ ăn ý với nhau mới có thể bước vào hôn nhân và đạt đến phía bên kia của hạnh phúc.
Cô dâu tương lai Hồng Điệp, 28 tuổi, đã viết một lá thư dài cho bạn trai mình sắp lấy làm chồng 3 tháng trước ngày cưới. Lá thư bày tỏ thái độ của cô đối với hôn nhân.
Hồng Điệp viết: “Chồng tương lai thân mến. Viết thư này cho anh là vạn bất đắc dĩ, chủ yếu là vì thái độ của gia đình anh với chuyện cưới xin thực sự làm gia đình em thấy giận lắm. Một căn nhà tân hôn để ổn định hôn nhân, cũng coi như mặt mũi để nhà em khoe với chúng bạn, nhà anh cũng không làm được. Em và bố mẹ em đã thương lượng. Bên nhà em sẽ không đòi hỏi nhà nữa, nhưng bên anh phải đáp ứng đủ 3 điều kiện dưới đây.
1. Sau này nếu đủ điều kiện mua nhà, nhất định em phải được đứng tên trên sổ đỏ
Ngay cả khi đó là nhà bố mẹ anh bỏ tiền ra để mua cho anh, là tâm huyết cả đời của ông bà thì em cũng phải được đứng tên trên đó.
Ban đầu gia đình em vốn nghĩ kết hôn, nhà trai sẽ ngay lập tức lo được căn nhà tân hôn nhưng cuối cùng lại không thể. Nếu như sau này đủ điều kiện mua nhà mà em không có tên trong sổ đỏ thì tương lai nếu có ly hôn, em biết làm thế nào?
Video đang HOT
Tha thứ cho em vì có vẻ quá bi quan về hôn nhân, nhưng có quá nhiều ví dụ điển hình về thất bại xung quanh, khiến em thực sự không thể hoàn toàn tin tưởng vào một người đàn ông.
2. Bất cứ khi nào, vì điều kiện chủ quan hay khách quan, em không thể làm việc nhà; hay những khi em mua sắm một thứ gì đó, không một ai được phép xen vào
Em là một cô gái chuộng thời trang. Chậm chạp bước vào hôn nhân, chủ yếu cũng là vì không muốn bị hôn nhân liên lụy mà trở thành một bà nội trợ chỉ biết cắm mặt vào nồi niêu xoong chảo.
Hiện tại chưa có nhà để an cư, chuyện này không sao cả, nhưng em không thể giống đa phần phụ nữ khác sau kết hôn, mỗi ngày chỉ biết nấu cơm lau nhà, hầu hạ chồng. Em không thể kết hôn với người đàn ông sẽ biến cuộc sống vốn tinh tế của em trở nên bề bộn trong những thập niên tới.
Em biết cha mẹ anh đều là công nhân viên chức bình thường. Ông bà có thể không chấp nhận được quan điểm tiêu dùng hơi xa xỉ của em, nhưng là một người phụ nữ tinh tế thì bỏ tiền ra chăm sóc da, mua túi xách… không phải là tiền uổng phí. Em hy vọng sau này dù em mua bất cứ thứ gì, tiêu tiền vào việc gì, người khác cũng không thể phản đối, bởi đó đều là những nhu cầu thiết yếu của bản thân em.
3. Sau sinh con, bố mẹ em không phải chăm cháu, mà người chăm sẽ là anh hoặc bố mẹ anh
Bố mẹ em đã hy sinh cả đời để nuôi dạy em. Nhìn mái tóc đã hoa râm của ông bà, em luôn cảm thấy đau lòng. Bây giờ em kết hôn, vốn tưởng sẽ ngay lập tức có nhà nên cũng tính xõa tay chi tiền cho ông bà đi nước ngoài du lịch, tận hưởng cuộc sống tuyệt vời. Thế nhưng bây giờ tiền còn phải tiết kiệm để mua nhà, không thể thực hiện được nguyện vọng.
Vì vậy, đến khi chúng ta có con, đừng bắt bố mẹ em phải chăm cháu. Hai người đã quá mệt mỏi rồi, không cần phải tiếp tục hy sinh cho thế hệ sau nữa mà nên tập trung tận hưởng cuộc sống. Nếu không, em sẽ khó tránh khỏi một từ “bất hiếu”.
Sau khi gửi thư cho bạn trai, Hồng Điệp vốn tưởng anh sẽ vui vẻ đồng ý. Không nghĩ tới, bạn trai lại đáp lại bằng một bức tâm thư rất ngắn, khiến Điệp chắc chắn cả đời này cũng không dễ tiếp nhận.
“Điệp ơi, đây là phản hồi của anh. Nhà, anh không có mà kết hôn bây giờ anh cũng không muốn nữa. Cũng không phải vì sợ chuyện sau này phải chia nhà cho em, anh chỉ là không muốn cưới một người phụ nữ chưa kết hôn đã nghĩ đường lui. Em có cha mẹ, cha mẹ là người thân nhất của em thì anh cũng không khác gì. Đối với những yêu cầu sau kết hôn của em, anh không làm được. Anh cũng không muốn bố mẹ anh phải chịu uất ức, đây không phải là việc một người con trai nên làm. Cứ như vậy đi, chúc em cuộc sống về sau hạnh phúc!”
Chị dâu mỗi tháng cho mẹ chồng 5 triệu, ẩn ý sau đó của chị khiến tôi xúi chị hãy cho mẹ đẻ
Chị dâu tôi khá biết điều, vì mẹ chăm cháu cho nên tháng nào chị cũng biếu mẹ 5 triệu để bà tiêu vặt và gửi về quê cho ông chi tiêu nữa.
So với người khác thì tôi may mắn hơn khi có 2 người mẹ. Mẹ đẻ tôi và mẹ Hoa - mẹ nuôi tôi bây giờ là bạn thân của nhau từ bé. Họ quý nhau hơn cả chị em ruột, có gì cũng giúp đỡ nhau. Mẹ Hoa coi tôi như con đẻ vậy, mẹ Hoa có một tổ ấm nhỏ đúng nghĩa, hạnh phúc khi có chồng và các con còn riêng mẹ tôi thì khác. Bà là mẹ đơn thân, chỉ có mình tôi và chịu đủ mọi lời dị nghị của người đời.
Mẹ ở bên tôi đến năm tôi học lớp 8 thì bà qua đời vì cơn bạo bệnh, mẹ bỏ tôi đi khiến tôi trở thành kẻ bơ vơ không biết bám víu vào ai khi bà ngoại già yếu, ở với chú thím. Thương tôi, mẹ Hoa đón tôi về nuôi như con đẻ. Nhà mẹ Hoa có 1 con trai, 2 cô con gái nhưng anh chị yêu thương tôi lắm. Được ở nhà mẹ Hoa tôi hạnh phúc vô cùng, bà như người mẹ thứ 2 của tôi, xoa dịu nỗi đau mất mẹ tôi phải gánh chịu.
Rồi chúng tôi lớn, đứa lập gia đình, đứa làm ăn xa. Tôi vẫn chưa kết hôn dù đã 30 tuổi rồi. Mẹ thì giờ cũng lên thành phố bế cháu cho con của anh trai tôi, mẹ ra ngoài này tôi có nhiều cơ hội về thăm mẹ nhiều hơn. Làm mẹ vất vả đến cuối đời chẳng sai, hết chăm con lại chăm cháu. Anh chị đẻ dày, 3 năm 2 đứa nên không có bà nội không thể đi làm được.
Chị dâu tôi khá biết điều, vì mẹ chăm cháu cho nên tháng nào chị cũng biếu mẹ 5 triệu để bà tiêu vặt và gửi về quê cho ông chi tiêu nữa. 2 năm ở cùng con dâu, hai mẹ con không xảy ra xích mích gì tôi cũng mừng. Mẹ tôi hiền, chỉ sợ con cháu phật lòng chứ bà chẳng sợ mình khổ, mình thiệt. Nhìn mẹ vất vả tôi lại thương, nhưng tuổi già được vui bên con cháu thế cũng tốt.
Cuối tuần rảnh, tôi lại qua nhà anh chị chơi với mẹ và các cháu, thế nhưng lần này đến tôi vô tình nghe được chị dâu nói chuyện điện thoại với bạn. Chị chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, ở chung với mẹ chồng với người bạn sắp kết hôn thì phải. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như chị không than: "Mỗi tháng tao cho mẹ chồng 5 triệu đấy - coi như tiền thuê giúp việc hàng tháng. Được cái bà nội ở nhà mình yên tâm hơn người ngoài!".
Vậy là chị coi mẹ chồng chẳng khác gì giúp việc cả, chị trả lương cho mẹ hàng tháng chứ chẳng phải biếu. Nghe giọng điệu chị nói chuyện với bạn tôi bực lắm. May mắn là mẹ đi chợ không có nhà, bà nghe được sẽ buồn lòng thế nào. Cố giữ bình tĩnh, đi ra ngoài và lúc sau mới vào lại nhà chị như chưa thể biết chuyện gì.
Có hai chị em với nhau, tôi tâm sự với chị,bảo bà ngoại lên chăm cháu thay, mỗi tháng bỏ ra 5 triệu thì chị biếu mẹ đẻ có phải hơn không. Chị kiên quyết nói không rồi lấy lý do bà yếu, mệt, quê nhiều việc... Tôi cười nhạt hỏi lại chị: "Chị không muốn bà ngoại làm giúp việc cho nhà con rể đúng không? Lương 5 triệu hơi thấp chị nhỉ?".
Chị đứng hình trước lời nói xỉa xói của tôi, còn tôi thì bảo chị tự tìm người lo việc nhà cho mình. Tôi sẽ khuyên mẹ về quê với lý do nào đó, chứ chị bên ngoài thì tỏ vẻ hiếu thảo đằng sau lại coi thường mẹ chồng như vậy tôi không chấp nhận được!
(maiphuong...@gmail.com)
Mẹ chồng cổ hủ thích xen vào chuyện nuôi con của con dâu, tôi có nên "cấm cửa" mẹ chồng? Tôi khổ sở vì bà mẹ chồng đã cổ hủ lại còn thích xen vào chuyện vợ chồng, nuôi dạy con của tôi. Tôi kết hôn được gần 3 năm, hiện tại vợ chồng tôi ở riêng và vui mừng đón cô con gái đầu lòng từ đầu năm nay. Khi cưới xong, tôi cảm thấy hạnh phúc vì được hai bên gia...