Tâm thế của bầu Đức khiến Công Phượng thất bại, nhưng sẽ giúp Văn Triền, Danh Trung thành công?
Sang Nhật chơi bóng, khó khăn lớn nhất mà Danh Trung, Văn Triền vấp phải không hẳn là trình độ chuyên môn, mà là “cái bóng” quá lớn của những Công Phượng, Tuấn Anh.
1. Mùa giải 2016, bầu Đức tạo ra dấu ấn cực lớn với bóng đá Việt Nam khi “xuất khẩu” đồng loạt cả Công Phượng, Xuân Trường lẫn Tuấn Anh sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày ấy, tâm thế của ông bầu phố Núi này là gì?
Với lứa U19 HAGL lẫy lừng ngày ấy, bầu Đức không hề dấu diếm tham vọng biến những “đứa con cưng” của mình thành những cầu thủ “triệu đô”, với đích đến không chỉ là các giải đấu, các đội bóng hàng đầu châu Á, mà còn là trời Âu – đỉnh cao thực sự của bóng đá thế giới.
Sau những màn trình diễn mãn nhãn trong màu áo U19 HAGL, cũng như U19 Việt Nam, những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường không chỉ khiến người hâm mộ bóng đá Việt Nam say lòng, mà cả bầu Đức lẫn các đội bóng Nhật Bản, Hàn Quốc cũng “phải lòng” với “những đứa trẻ nhà bầu Đức”.
“Cơn say” ấy khiến người ta quên phắt ngay trận thảm bại đến 0-7 của U19 Việt Nam trước U19 Nhật Bản hồi năm 2014. Trận thua ấy thể hiện rõ nhất sự chênh lệch đẳng cấp giữa lứa U19 của bầu Đức với những nền bóng đá hàng đầu châu lục. Những Công Phượng, Tuấn Anh hay Xuân Trường là những ngôi sao sáng của bóng đá Việt Nam, song chưa đủ đẳng cấp để “một bước” chạm ngõ những giải đấu cao cấp mà họ chuyển tới.
Mito Hollyhock không hề lỗ trong thương vụ Công Phượng, thậm chí họ còn lãi to với những hoạt động nặng tính thương mại mà “Messi Việt Nam” thực hiện ở đây trong suốt thời hạn hợp đồng, dù số tiền trả cho bầu Đức để có được sự phục vụ của cầu thủ này là không hề nhỏ.
Tương tự, dễ dàng nhận ra những Tuấn Anh, Xuân Trường cũng phải “cày cuốc” không mệt mỏi trên mặt trận truyền thông cho các CLB Nhật Bản, Hàn Quốc mà họ đầu quân.
Đỉnh cao là trận “derby Việt Nam” được hai CLB Nhật Bản quảng cáo rầm rộ, thu hút được đến 400 cổ động viên Việt Nam đến dự khán và cổ vũ, nhận được sự tài trợ của 3 doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn ở Việt Nam, cùng 1 doanh nghiệp Việt Nam cho riêng trận đấu này.
Video đang HOT
Rốt cuộc, đấy chỉ là “chiếc bánh vẽ” gây thất vọng não nề. Công Phượng được ra sân 8 phút cuối trận, còn Tuấn Anh “mất tích”. Cho đến tận ngày hôm nay, những chuyến xuất ngoại của các cầu thủ HAGL đều là những kỷ niệm buồn, thậm chí Xuân Trường còn thất bại thảm hại dù cho điểm đến chỉ là Thai League.
2. Cũng bầu Đức, trong lần xuất ngoại gần đây nhất của Công Phượng, tâm thế của ông bầu phố Núi đã thay đổi hẳn. Không còn tâm thế “chinh phục thế giới” của những “cầu thủ triệu đô”, thay vào đó là lời tâm sự khác hẳn: ” Công Phượng đến Bỉ, dù 12 trận ngồi dự bị vẫn là thành công. Cậu ấy được tập bóng với những ngôi sao, tự tin hội nhập. Nếu có thất bại hay dự bị thì càng tốt để từ đó mà cố gắng, nỗ lực hơn “.
Tâm thế ấy, cũng chính là tâm thế mà Cao Văn Triền và Danh Ngọc sẽ mang đến Nhật Bản hôm nay. So với Công Phượng, Tuấn Anh hay Xuân Trường, tên tuổi của họ chẳng là gì. Chẳng ai dám “ra giá” triệu đô cho Danh Ngọc hay Văn Triền cả. Họ đến Nhật, hoàn toàn với tâm thế học hỏi, chấp nhận cố gắng nỗ lực hết mình để được cọ sát ở một nền bóng đá cao hơn.
Nhưng nếu như Danh Trung chỉ mới 21 tuổi – cái tuổi cực kỳ thích hợp để “du học”, thì Cao Văn Triền sẽ được gì với chuyến “du học” đầy rủi ro này, khi đã 28 tuổi?
Để trả lời câu hỏi ấy, phải quay lại với một trong những mong muốn tột bực của bầu Đức dành cho lứa U19 HAGL ngày nào. Đấy chính là cống hiến những cầu thủ tốt nhất cho bóng đá Việt Nam.
Hơn bốn năm sau cái ngày Công Phượng cùng các đồng đội thua trắng 0-7 trước U19 Nhật Bản, ở Asiad 2018, U23 Việt Nam thắng U23 Nhật Bản bằng bàn thắng của Quang Hải.
Sự khác biệt là gì? Ở trận thắng lịch sử ấy, thành phần chính của U23 Việt Nam không còn là những cầu thủ HAGL, mà là lứa U19 từng lọt vào đến tận VCK World Cup U20 năm 2017 của HLV Hoàng Anh Tuấn. Những cầu thủ trẻ ấy được trui rèn bản lĩnh bằng sự va chạm với những đối thủ đẳng cấp thực sự, để có được sự tự tin thực sự, dù đối thủ là đội bóng hàng đầu châu lục.
Cao Văn Triền không còn trẻ, nhưng là cái tên mới của ĐTQG Việt Nam, với đầy triển vọng. Được thi đấu ở J.League 2, cầu thủ của CLB Sài Gòn này sẽ bồi đắp được thêm đúng thứ mình thiếu, ấy là bản lĩnh thi đấu đỉnh cao. Với sự “hi sinh” lớn này của CLB Sài Gòn, thầy Park chắc hẳn sẽ thêm vững tin vào các học trò của mình trong tương lai. Tâm thế hết lòng vì bóng đá Việt Nam của bầu Đức, đã có thêm người ủng hộ.
Và quan trọng nhất, đấy chỉ là sự khởi đầu cho một tâm thế mới, không “đao to búa lớn” nhưng đầy triển vọng của bóng đá Việt Nam. Bóng đá Nhật Bản – “chiếc giày nhỏ” so với bóng đá Việt Nam ngày nào, giờ sẽ là “bục giậm nhảy” cho những tài năng của bóng đá Việt Nam. Sự khiêm tốn đã đưa bóng đá Nhật Bản thành công, giờ đây sẽ giúp bóng đá Việt Nam tiếp tục thành công.
Vì sao Sài Gòn FC xuất khẩu cầu thủ sang Nhật?
Sau khi thủ môn Đặng Văn Lâm cập bến FC Cerezo Osaka đang chơi J-League, sắp tới hai cầu thủ khác là Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ khoác áo CLB Ryukyu ở hạng J-League 2.
Làng bóng Việt từng có các chân sút Công Vinh sang đá cho Consadole Sapporo, hay sau đó Tuấn Anh đầu quân FC Yokohama, Công Phượng về chơi ở Mito Hollyhock đều tại J-League 2 chưa để lại nhiều dấu ấn, ngoài những thu hoạch cá nhân. Tuy nhiên, rất nhiều cầu thủ Việt Nam vẫn ấp ủ dự định du học bóng đá nước ngoài, mà gần gũi nhất là Nhật Bản.
Sài Gòn FC trong chiến dịch phát triển bóng đá bền vững và đi tắt đón đầu đã chọn phương án đưa cầu thủ sang Nhật. Bên cạnh việc J-League hóa CLB với việc mời các chuyên gia và cầu thủ Nhật giúp sức, Sài Gòn FC sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa cầu thủ của mình sau khi du học tại Nhật sẽ trở về phục vụ bóng đá Việt Nam.
Cao Văn Triền (trái) sẽ sang Nhật chơi cho CLB Ryukyu vào tháng 7. Ảnh: ANH PHƯƠNG.
Bầu Bình từng có hơn 20 năm học tập và làm việc tại Nhật nên có nhiều mối quan hệ thân thiết. Sau khi ký kết hợp tác toàn diện với FC Tokyo cùng việc quản lý, vận hành học viện bóng đá tại Việt Nam, ông bầu Trần Hòa Bình sẽ đưa hai cầu thủ sang khoác áo CLB Ryukyu ở giải J-League 2.
"Chúng tôi đang chọn lựa hợp tác với các CLB ở J-League 3, nhằm giúp cầu thủ Việt sang Nhật tập huấn, thi đấu cọ xát, phù hợp với thực tiễn và trình độ" - Bầu Bình bật mí - "Trong tương lai xa khi trung tâm bóng đá PVF (và Thành Long) hoàn chỉnh với 160 học viên các lứa từ U-12, chúng tôi sẽ ngắm nghía đến J-League, còn bây giờ chỉ là thử thách và va chạm ở J-League 2-3".
Lý giải về việc chọn hai cầu thủ Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sang đá bòng ở Nhật, bầu Bình nói: "Cầu thủ Việt sang Nhật phải thật xuất sắc hoặc ở dạng tiềm năng. Hai cầu thủ này có đầy đủ những yếu tố cần thiết đó. Sau khi học hỏi ở Nhật, cả hai sẽ trở về công hiến cho bóng đá Việt Nam.
Cầu thủ trẻ Danh Trung của Viettel hợp tác với Sài Gòn FC sang đá bóng tại Nhật...
... bên cạnh làn sóng cầu thủ Nhật qua chơi V-League. Ảnh: ANH PHƯƠNG.
Tôi dự kiến tháng 7-2021 sẽ bắt đầu cho cầu thủ sang Ryukyu vì muốn họ tham gia AFC Cup cho CLB và vòng loại thứ hai World Cup 2022 vào tháng 6. Ở năm đầu tiên xuất khẩu cầu thủ, tôi mong mỏi họ nâng cao về chuyên môn, văn hóa. Từ bây giờ, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia Nhật dạy ngôn ngữ, trau dồi thêm về mọi thứ để giúp họ không bỡ ngỡ khi hòa nhập".
Vấn đề của Sài Gòn FC khi đưa cầu thủ sang Nhật học hỏi là phải được ra sân chơi bóng, như cách tính của bầu Bình: "Tôi nói với các cầu thủ nếu đá J-League 2 là một thử thách, J-League 3 mới là thực tế. Điều quan trong là cơ hội ra sân. Nếu cầu thủ đá chưa tốt ở J-League 2, chúng tôi sẽ đưa xuống J-League-3, chủ yếu là phải ra sân thi đấu.
Bầu Bình có tham vọng đưa Sài Gòn FC trở thành một thế lực mới của bóng đá Việt Nam với sự hợp tác có chiều sâu với làng bóng Nhật Bản. Ảnh: CT.
Năm nay chúng tôi dự tính đưa 4 cầu thủ sang Nhật, năm sau ít nhất 6 cầu thủ. Dĩ nhiên, chúng tôi muốn có nhiều cầu thủ du học bóng đá hơn nữa, nhưng phải phụ thuộc vào trình độ của họ. Không chỉ cầu thủ Sài Gòn FC, CLB nào cần hỗ trợ đưa cầu thủ đi thì chúng tôi giúp".
Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho Văn Triền và Danh Trung, bầu Bình tiết lộ chế độ đãi ngộ về lương thưởng cho cầu thủ tốt hơn để vững tâm sang Nhật cống hiến hết mình. Cũng ở lần đầu tiên, Sài Gòn FC thận trọng cử hẳn một phiên dịch sang giúp cầu thủ trong tập luyện và sinh hoạt.
8 năm thành - bại của cầu thủ Việt tại Nhật Bản Sau Công Vinh, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Lâm, bóng đá Việt Nam tiếp tục có thêm 2 cầu thủ khác là Văn Triền và Danh Trung sang Nhật thi đấu, mang theo nhiều kỳ vọng. Ở khu vực châu Á, bóng đá Nhật Bản được xếp nhóm dẫn đầu chất lượng lẫn mức độ chuyên nghiệp, có những cá nhân đẳng cấp...