Tâm sự về số phận nghiệt ngã của game thủ chuyên nghiệp Liên Minh Huyền Thoại
Hãy cùng đến với tâm sự của Hai Lam, game thủ chuyên nghiệp Liên Minh Huyền Thoại của team Cloud9 về việc anh từ bỏ đấu trường chuyên nghiệp do chấn thương cổ tay
Vào Chủ nhật tuần trước, Cloud9 đã chịu thua đối thủ của mình là Team SoloMid (TSM) trong giải đấu Liên Minh Huyền Thoại LCS khu vực Bắc Mỹ. Điều này có nghĩa là C9 sẽ phải tiếp tục chiến đấu khá nhiều trong giải đấu mùa hè sắp tới nếu họ muốn đảm bảo một xuất trong giải đấu quốc tế diễn ra vào mùa xuân tới.
Mới đây, team C9 lại tiếp tục gặp thêm một cuộc khủng hoảng nữa khi mà Hai Lam, đội trưởng và cũng đồng thời là người dìu dắt team Liên Minh Huyền Thoại Cloud9 đã bắt buộc phải giải nghệ sớm do bị chấn thương cổ tay.
Hai Lam đã thông báo về quyết định nghỉ hưu của mình với các lý do như sau:
- Chấn thương cổ tay của tôi đã khiến tôi không thể tiếp tục được nữa. Nó gây ảnh hưởng tới khả năng của tôi đến mức tôi chẳng thể cải thiện được. Thậm chí tôi còn khó có thể giữ vững vị trí trong các trận đấu Rank Solo Queue của mình và như thế thực sự là không công bằng với những người đồng đội của tôi. Cố gắng lắm thì chấn thương của tôi chỉ cho phép tôi chơi một vài trận nhỏ lẻ và như vậy thì thực sự là không đủ.
- Tinh thần của đội cũng đã đi xuống khá thấp kể từ sau giải thế giới 2014. Chúng tôi đã chưa thực sự làm hết được khả năng của mình trong giải Summer Split 2014 cũng như giải thế giới. Chúng tôi đã phải tìm mọi cách để sốc lại tinh thần và cố gắng chiến thắng trong giải thế giới nhưng dường như tinh thần của team vẫn đi xuống.
- Tôi muốn làm rõ một điểm này, đó là tôi không hề rút lui do chỉ trích của mọi người về lối chơi hay phong độ của mình. Thực sự, sẽ là nói dối nếu tôi bảo rằng mình không quan tâm đến những lời chỉ trích của fan hâm mộ, nhưng may mắn thay là các đồng đội vẫn tin tưởng vào khả năng của tôi. Thế nhưng dần dần, tôi cảm thấy mình khó có thể thích nghi với metagame hiện nay và cũng mất dần sự tin tưởng của đồng dội.
- Tôi mong rằng với thành viên mới giữ vị trí đi mid (chúng tối sẽ thông báo danh tính người này sớm thôi), vấn đề mà team C9 gặp phải sẽ sớm được giải quyết và team C9 sẽ có một sự khởi đầu mới. Tôi không chắc rằng tất cả vấn đề của team sẽ được giải quyết hết nhưng tôi tin chắc rằng họ sẽ lấy lại được phong độ của mình và trở lại ngôi vị số một Bắc Mỹ.
Video đang HOT
- Khi nghỉ hưu, tôi sẽ đảm nhiệm vị trí Trưởng nhóm của Cloud9 với nhiệm vụ tìm kiếm thêm nhiều tài năng thuộc tất cả các bộ môn khác cho team Cloud9 hay duy trì mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong team với nhau…
Với sự ra đi của Hai, tờ báo The Daily Dot đã đưa ra hai cái tên có thể trở thành người thay thế anh, đó là Nicolaj “Incarnati0n” Jensen và David “Yusui” Bloomquist. Tuy nhiên, người hâm mộ dường như không thích thú lắm bởi cả hai game thủ này đều đã từng bị ban khỏi giải chuyên nghiệp vì những hành vi không tốt khi thi đấu.
Theo Gamek
Nghiệp Game thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam quá khó để phát triển?
Con đường game thủ chuyên nghiệp Việt Nam như một ván bài lật ngửa đánh cược với cuộc sống.
So với các game thủ nước ngoài, nghiệp game thủ Việt Nam là một con đường gian nan đầy thử thách. Các cạm bẫy, các mưu kế để "Xử lí khéo" những nhân vật trong cuộc luôn sẵn sàng để đào thải, lựa chọn một đội tuyển hoàn hảo. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh một chút với nghiệp game thủ ở nước ngoài để làm nổi bật những thiệt thòi mà game thủ nước nhà phải hứng chịu.
I. Tuổi nghề ngắn ngủi
Cũng giống như nước ngoài, để tiến đến vị trí của gamer chuyên nghiệp là chặng đường phát triển dài và đầy chông gai. Số người thành công đã ít, để giữ được thành công còn khó hơn. Còn khi đã ở sườn dốc bên kia của sự nghiệp, liệu mấy ai còn nhớ đến họ. Theo ghi nhận của nhiều quốc gia trên thế giới, tuyển thủ Chơi game là một trong những nghề có tuổi thọ ngắn nhất khi đa phần đều bị đào thải ở tuổi 26.
Khi game thủ chuyên nghiệp Việt Nam đạt độ tuổi 26 tức là họ vẫn còn giữ được phong độ trong thời gian dài. Nhiều người còn khổ sở hơn bởi phong độ thi đấu kém cỏi nên bị sa thải, từ đó không thể sánh kịp với các thế hệ trẻ đang khao khát thể hiện. Dù cố luyện tập mấy, họ cũng bị phân tâm bởi các yếu tố ngoại cảnh khác như sự nghiệp, lập gia đình và quan trọng nhất là kinh tế. Vì vậy, có người chỉ tham gia vào làng thể thao điện tử chuyên nghiệp chỉ trong vòng mấy tháng.
Mấy ai trở lại được như LODA.
II. Cạnh tranh gay gắt
Ở bất kì khu vực nào, việc cạnh tranh giữa các game thủ để hướng tới môi trường chuyên nghiệp luôn rất gay gắt. Vì năng lực của mỗi người trong lĩnh vực này là không giới hạn và phải cần luyện tập nhiều để nâng cao thành tích nên thời gian họ phải bỏ ra không hề nhỏ. Hãy tưởng tượng, ở Việt Nam có hàng trăm nghìn game thủ Liên Minh Huyền Thoại cạnh tranh nhau chỉ để giành lấy khoảng 100 người có khả năng nhất, bạn sẽ thấy nó khốc liệt như thế nào.
Không ít game thủ trên thế giới bị ảnh hưởng bởi phong độ. Khi phong độ lên cao, họ gần như là không có đối thủ hoặc "Đánh Bắc Dẹp Đông" nhưng lúc bị giảm sút, những người này bị top khác dìm xuống dẫn tới trượt dần trong thời gian tới. Số lượng người cạnh tranh thì nhiều trong khi lựa chọn lại khắt khe và bị chi phối bởi tài chính, game thủ Việt rất khó để vượt lên.
Họ phải training trên 10 tiếng/ngày để có được ngày hôm nay.
III. Phải đánh đổi cả tuổi trẻ
Ở Hàn Quốc, các game thủ thường luyện tập khoảng 10 tiếng mỗi ngày. 10 tiếng chỉ dán mắt vào màn hình, coi như chỉ có ăn, ngủ và chơi game. Tất cả mọi thứ sinh hoạt ở nơi tài trợ, tách biệt với gia đình. So sánh thô thiển hơn một chút tức là cha mẹ gửi con cho một tổ chức nào đó để giáo dục và không có học thức gì cả.
Ở Việt Nam thì khác, các game thủ trẻ vẫn được đi học đàng hoàng và coi game thủ chuyên nghiệp là công việc Part time. Một số đội tuyển được bảo trợ bởi Garena là Saigon Jokers, Saigon Fantastic Five thì khác. Đây là công việc full time và yêu cầu nhẹ hơn Hàn Quốc một chút. Tóm lại, theo nghiệp game thủ chuyên nghiệp, các game thủ phải đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi với những quan hệ, giao tiếp bên ngoài cuộc sống, bỏ đi cả những học vấn, bằng cấp. Khi thành công thì sự đánh đổi này chấp nhận được nhưng nếu thất bại, có thể họ sẽ phải hối hận trong thời gian dài.
Họ phải hi sinh cả tuổi thành xuân để lấy máy tính làm "Bạn đồng hành".
IV. Nghiệp game thủ bị quá nhiều thứ chi phối
Vấn đề này cần được nhiều người quan tâm đến. Đó cũng chính là lí do khiến phụ huynh game thủ phản đối dữ dội với nghiệp này. Vì ở Việt Nam, bằng cấp, học vấn và địa vị xã hội rất quan trọng nên ai chả muốn con cái mình học hành tử tế. Điểm khúc mắc nhất ở đây chính là cha mẹ không hiểu con cái họ muốn gì. Từ đó, những bất đồng quan điểm, những khó khăn đến nghiệp game thủ chuyên nghiệp bắt đầu nhen nhóm.
Tiếp theo là tài chính. Vì Esport nói riêng và cộng đồng game nói chung, tài chính có thể chi phối phần lớn toàn bộ công việc. Chỉ tiếc rằng, lương game thủ ở Việt Nam khá thấp nên những sự xáo trộn về đội hình thường xuyên xảy ra khi có những "Đại Gia" chi phối. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn tới nền Esport nước nhà chưa thể phát triển mạnh mẽ.
Ozone TPH là bài học đắt giá về sự quản lí tài chính.
V. Lối rẽ hạn hẹp
Điểm khác biệt giữa các game thủ Việt Nam và nước ngoài là: Các game thủ nước ngoái có một khoản tiền giành tiết kiệm được để kinh doanh, mở cửa hàng hoặc đâm theo các nghề huấn luyện viên, chuyên gia phân tích còn ở Việt Nam, không ít người phải chịu cảnh thất nghiệp. Chúng ta có thể lấy một số ví dụ ở Esport như Misaya trở thành triệu phú nhờ kinh doanh (Triệu phú Trung Quốc) hay Locodoco trở thành huấn luyện viên sau khi kết thúc của sự nghiệp. Còn ở Việt Nam, sau khi phong độ giảm sút, nhiều người phải tìm lối rẽ cho bản thân bằng các công việc với mức thu nhập cực thấp.
Misaya là game thủ thành công nhất về kinh doanh khi giã từ sự nghiệp.
Vì không có bằng cấp hay học vấn, game thủ Việt sau khi kết thúc sự nghiệp phải cam chịu nhiều thiệt thòi. Chẳng nổi bật cũng chẳng ai quan tâm đến, họ phải sống cuộc sống đơn giản như bao người khác, thậm chí còn chẳng bằng người khác vì họ có ngành nghề ổn định. Ở nước khác, họ kiếm được khoản tiền không nhỏ (Dù chỉ là game thủ tầm trung) và có thể kinh doanh ở mức thoải mái. Về Việt Nam, số tiền ấy chẳng được là bao, thậm chí còn âm. Lối đi cho họ quả thật quá hẹp.
Nghiệp game thủ chuyên nghiệp không phải là xấu nhưng con đường đi vô cùng chông gai. Tương lai cũng không quá nhiều sự lựa chọn. Nếu ai cố gắng theo nghiệp này, hãy cân nhắc về sự lựa chọn của mình để tránh thiệt thòi về sau. Chúc các game thủ thành công trên con đường chinh phục đấu trường công lí.
Theo Gamek
Cán cân sức mạnh giữa các team tham dự MY Gaming Tour Open Cùng điểm qua tình hình sức mạnh của 8 đội tuyển CS:GO mạnh sẽ tham gia giải đấu MY Gaming Tour Open sắp diễn ra tới đây Giải đấu MY Gaming Tour Open là giải đấu CS:GO Quốc Tế đầu tiên do Việt Nam tổ chức, quy tụ 8 đội CS:GO mạnh nhất châu lục, chỉ trừ Trung Quốc do vấn đề về...