Tâm sự từ một người chồng: “Tôi luôn nghĩ vợ mình chỉ thích tiền”
Sau hơn 10 năm kết hôn, tôi tự hào có thể lo cho vợ con cuộc sống đầy đủ. Những tưởng vợ sẽ hạnh phúc, nhưng hình như không phải thế.
Tôi bước vào nhà đã thấy vợ ngồi co ro ở phòng khách, dáng vẻ buồn bã. Mặc dù thấy chồng về, cô ấy không vồn vã chào hỏi như mọi khi.
Vợ nhìn về phía tôi, buông một câu lạnh lùng: “Với anh, không có gì quan trọng bằng kiếm tiền, phải không?”.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, tôi chỉ muốn về nhà, ăn một bát cơm do vợ nấu, nghe vợ vui vẻ hỏi han. Nhìn thái độ của vợ lúc này, tôi chán không muốn nói thêm gì.
Tôi và vợ lấy nhau từ thời còn tay trắng. Thời mà mỗi buổi tối đi chơi trên chiếc xe đạp cà tàng, cô ấy thường ngồi sau trêu tôi: “Anh ơi, khói xe máy sao thơm thế?” mỗi lúc có chiếc xe máy nào vụt qua.
Thời mà mỗi mùa hè nóng nực, mỗi đêm tôi phải chuẩn bị một chậu nước cạnh giường. Lúc nào nóng quá, vợ sẽ tẩm ướt khăn, lau qua người một lượt mới có thể nằm trước quạt mà ngủ.
Tôi nghĩ vợ sẽ vui khi tôi kiếm được nhiều tiền, nhưng không phải vậy (Ảnh minh họa: Getty).
Ngày đó, tôi và vợ đều làm việc có giờ giấc cố định, nhàn hạ nhưng lương “ba cọc ba đồng”. Mỗi chiều, sau khi tan làm, tôi sẽ cùng vợ đi chợ, nấu cơm, chăm sóc con, chia sẻ việc nhà. Vợ tôi không vui vì so với những người khác, nhà mình nghèo quá.
Có lần, tình cờ tôi nghe vợ than thở với bạn về “chồng nhà người ta” đi sớm về muộn, lăn xả kiếm tiền, xây nhà, mua xe. Còn tôi chỉ biết quanh quẩn với đồng lương eo hẹp.
Mỗi lần nhận lương, vợ tôi lại ngồi chia ra từng khoản phải chi. Mỗi lần dắt con đi siêu thị, vợ tôi mân mê cái áo nhưng khi lật xem giá thì lập tức bỏ xuống. Tôi cảm thấy thương vợ, nghĩ mình phải thay đổi.
Tôi nghỉ việc ra làm ngoài. Vợ tôi ủng hộ bằng lời động viên: “Anh cứ yên tâm. Anh chỉ cần lo kiếm tiền, mọi việc còn lại em lo được hết”.
Tôi may mắn gặp thời, việc buôn bán làm ăn sau bước đầu khó khăn dần trở nên thuận lợi. Có lẽ bởi tôi có hậu phương vững chắc là vợ nên không phải lo lắng chuyện gia đình và hai bên nội ngoại.
Đồng nghĩa với việc kiếm được nhiều tiền, tôi phải đi sớm về muộn, không có ngày nghỉ. Thời gian dành cho gia đình cũng trở nên hạn hẹp.
Sau hơn 10 năm kết hôn, ở tuổi 40, tôi tự hào có thể lo cho vợ con cuộc sống đầy đủ. Cô ấy không còn phải nghĩ quá nhiều về tiền bạc, muốn mua gì thì mua, muốn đi đâu thì đi.
Những tưởng vợ sẽ hạnh phúc nhưng không, dạo này cô ấy hay tỏ ra khó chịu, trách móc. Khó chịu vì tôi về muộn, có những ngày nghỉ nhà người ta đưa nhau đi chơi, còn tôi vẫn đi làm. Khó chịu vì lâu lắm rồi, tôi không giúp cô ấy rửa bát, lau nhà hay động tay chân vào việc gì cả.
Video đang HOT
Vợ bảo trong nhà này, cô ấy không khác gì osin được trả lương cao hoặc giống như một bà mẹ đơn thân.
Tôi thấy suy nghĩ như thế không ổn. Ai cũng vậy, có cái này thì phải chịu thiệt cái kia. Tôi không thể vừa đi làm, vừa giúp vợ lau nhà.
- Tổng thống Mỹ bận trăm công nghìn việc vẫn rửa bát cho vợ được. Quan trọng là anh đặt gia đình ở đâu trong những việc quan trọng của anh.
- Em đem tổng thống ra so thì anh thua rồi. Em đừng “được voi đòi tiên”, không phải em thích tiền nhất à?
Thế là hai vợ chồng giận nhau. Mấy hôm nay, hễ thấy tôi về muộn, vợ tôi lại móc mỉa.
Tôi thực sự không hiểu vợ tôi muốn gì? Lúc nghèo khó thì ước “chỉ cần anh kiếm được nhiều tiền, cả thế giới cứ để em lo”.
Thế nhưng, khi kinh tế dư dả, cô ấy lại muốn chồng có nhiều thời gian dành cho vợ con, chia sẻ việc nhà với mình như thời còn nghèo khó, rảnh rỗi.
Các bà vợ phải hiểu rằng: Muốn chồng kiếm được nhiều tiền thì phải chấp nhận chồng vắng nhà nhiều hơn, thời gian cho gia đình ít hơn. Còn nếu muốn chồng có thể luôn cạnh bên, chia sẻ việc bếp núc, nhà cửa, con cái thì phải chấp nhận chồng mình kiếm được ít tiền.
Là vợ tôi đã đòi hỏi quá nhiều, hay đúng là do tôi không biết đặt gia đình là trọng tâm như vợ nói?
Quan điểm gây tranh cãi: Muốn yêu con vô điều kiện, mẹ "phải có điều kiện"
Theo các mẹ bỉm sữa, một người mẹ không dư dả nhiều về mặt kinh tế thì cũng khó có thể cho con một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy!
Làm cha làm mẹ, ai chẳng muốn con mình sinh ra có được một cuộc sống đầy đủ về cả vật chất và tinh thần. Đôi khi thấy con mình thiếu thốn một chút không bằng "con nhà người ta", cha mẹ lại cảm thấy... chạnh lòng.
Mới đây, hội bỉm sữa bỗng xôn xao quan điểm rằng: Muốn yêu con vô điều kiện, mẹ "phải có điều kiện".
Nhiều người cho rằng, cha mẹ thường nói "mình yêu con lắm", "mình yêu con vô điều kiện". Nhưng khi đứa trẻ thích một món đồ mà mẹ không có điều kiện để mua được, thì có còn là yêu không? Hoặc khi đứa trẻ có đam mê và năng khiếu học nhảy, vì gia đình chẳng khá giả, con đành buông bỏ ước mơ. Như thế có còn là yêu trẻ vô điều kiện?
Tuy nhiên nhiều ý kiến lại phản pháo ngược rằng, mẹ yêu con vô điều kiện ở đây chẳng thể so sánh bằng vật chất được. Bởi cha mẹ nào mà chẳng thương con. Họ sẽ dành những thứ tốt nhất của mình để cho con có được cuộc sống hạnh phúc nhất. Và tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái thì không thể đo đếm được bằng giá trị vật chất.
Đứng trước những tranh cãi này, nhiều hot mom cũng đưa ra ý kiến bình luận của riêng mình.
Kế hoạch 6 năm để con sinh ra có cuộc sống đầy đủ nhất
Sau khi kết hôn, hot mom Nilack Siladuangchay (sinh năm 1991, ở Salavan, Lào) đã quyết định kế hoạch 6 năm mới sinh con. Vợ chồng cô dồn sức để xây dựng sự nghiệp. Hiện tại khi đã làm bà chủ của 3 cửa hàng có tiếng tại Đà Nẵng, cô mới yên tâm làm mẹ. Được biết, con gái đầu lòng của Nilack và ông xã có tên thân mật là Ma Bư.
Khi có điều kiện về kinh tế, gia đình chị Nilack Siladuangchay mới quyết định sinh con.
Chia sẻ về điều này, Nilack Siladuangchay cho hay: "Có thể vì mọi người biết chúng mình quen nhau khá dài nên có thể sẽ thấy lâu. Khi cưới, mình chỉ mới 25 - 26 tuổi thôi, cảm thấy bản thân vẫn còn trẻ, chưa trải nghiệm được hết những điều thú vị trong cuộc sống. Một phần nữa, 2 vợ chồng không muốn có em bé vội vì muốn tận hưởng hôn nhân khi chỉ có 2 người và chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng trước khi có con.
Thời điểm đó, mình và ông xã cũng tập trung khởi nghiệp nên dành phần lớn thời gian cho công việc. Quan điểm của mình là luôn muốn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt, sẵn sàng về tài chính và cả tinh thần để khi chào đón em bé không gặp nhiều khó khăn".
Cô cho rằng, cuộc sống hôn nhân sẽ phát sinh nhiều vấn đề hơn sau khi có con. Khi không có điều kiện về tài chính, gia đình rất dễ rơi vào cảnh lục đục. Vì vậy khi có con, mọi thứ đều phải đầy đủ, vừa là khởi đầu tốt cho con và cũng là cho hành trình của cả gia đình sau này.
"Mình biết, có nhiều người sẽ nói biết đợi đến khi nào thì đủ. Định nghĩa đủ của mỗi người là khác nhau những các con rất cần có hành trình đầu đời thật tốt cả về mặt vật chất và tinh thần. Làm mẹ sẽ yêu con vô điều kiện nhưng yêu con cũng phải cần có tiền", Nilack nhận định.
Có điều kiện kinh tế đầy đủ, Nilack chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để chào đón em bé
Cung cấp mọi thứ một cách vừa đủ, chứ không chiều!
Theo chị Nguyễn Thị Vân Anh (SN 1991), mọi người thường hay có câu nói đùa rằng: "Cha mẹ giàu thì con thong thả. Cha mẹ nghèo thì con vất vả thế thôi". Ngẫm câu nói đó, chị cũng cảm thấy đúng. Vì thế bà mẹ 3 con luôn chăm chỉ làm việc để con cái sau này có được một cuộc sống tốt nhất.
Bên cạnh việc tạo điều kiện vật chất cho con, vợ chồng chị Vân Anh cũng rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ và tinh thần của các bé. Hàng ngày, chị cung cấp cho các con những bữa ăn giàu dinh dưỡng, thường xuyên cho các con đi chơi, được chơi... để các bé tăng cường sức đề kháng. Là một huấn luyện viên thể hình, mẹ trẻ cũng hướng dẫn các con những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.
"Dù bận công việc đến mấy, mình cũng dành thời gian từ 5 giờ chiều cho các con chơi quanh ngõ. Bé nhà mình được thoả sức vui chơi, miễn sao các con cảm thấy vui vẻ là được.
Cá nhân mình thấy sinh ra với hình hài lành lặn - thể chất khoẻ mạnh mới là điều tuyệt vời nhất. Đã làm cha mẹ dù có hay không có điều kiện đều yêu thương con mình như nhau.
Vì còn bé nên gia đình mình luôn dậy con thiên về yêu thương. Vật chất vẫn sắm đủ cho con những cai cần thiết nhưng không nuông chiều kiểu con thích là mua. Chỉ mua đồ chơi mới khi có dịp hoặc thưởng cho con" - chị Vân Anh chia sẻ.
Mẹ yêu con phải hiểu con
Chị Vân Anh (28 tuổi, Hà Nội) tâm sự, con gái chị có phần thiệt thòi hơn những bé khác, bởi bé không sống với bố. Mẹ trẻ nuôi dạy con một mình. Chị biết, sẽ có những lúc con chạnh lòng vì cảm thấy thiệt thòi. Vì thế chị luôn học cách thấu cảm và lắng nghe con. Với chị, dù bản thân có đầy đủ vật chất hay không, không quan trọng. Chị sẽ luôn cố gắng dành cho con những điều tốt nhất.
Mẹ trẻ cho hay: "Chắc chắn bố mẹ nào cũng yêu con vô điều kiện. Chúng ta sẽ không bao giờ đo đếm tình yêu của mình với con, và cũng chắc chắn không mong con sẽ trả lại mình cái gì. Vô điều kiện hay có điều kiện - đó là những cụm từ để miêu tả nhiều hơn về cách nhìn của người khác đối với người mẹ, và cũng là cách nhìn của con đối với mẹ mình.
Câu hỏi chính xác hơn đó là: Mẹ phải có điều kiện gì để con thấy rằng mẹ yêu con vô điều kiện? Lúc này, câu hỏi sẽ thật khó. Bởi mẹ luôn mong muốn mọi thứ tốt nhất cho con, nhưng cách mẹ thể hiện đôi khi lại khiến con thấy tổn thương.
Làm thế nào để con thấy rằng mẹ luôn yêu con vô điều kiện ngay cả khi cả mẹ và con đang giận dữ? Làm thế nào để con cảm thấy mẹ chỉ không thích hành vi đó và mẹ vẫn yêu con? Những đứa trẻ sẽ thường không phân định được tình yêu của mẹ những lúc như này. Và con sẽ cảm thấy mẹ không yêu mình.
Vậy điều kiện lúc này đó là điều kiện của mẹ đặt ra với chính mình. Mẹ cần tôn trọng con, yêu con vô điều kiện không có nghĩa là mọi thứ mẹ quyết định là tốt cho con. Mẹ cần thông cảm cho cảm xúc của con và nhìn thế giới của con dưới lăng kính của con. Mẹ cần cân bằng giữa con và mình, không quá hi sinh và cũng không quá nghiêm khắc. Điều kiện chính là sự giao thoa mong muốn của mẹ và con - đó chính là không gian làm cha mẹ tích cực - và trong không gian này, cả con và mẹ đều tách khỏi 2 chữ điều kiện.
Trong tiếng Hy Lạp có một tình yêu gọi là Agape - tình yêu của động lực hành động. Mẹ hy sinh rất nhiều cho con, nhưng lại luôn âm thầm làm điều đó. Mình muốn bé Sóc hiểu rằng mọi hành động, mọi hy sinh của mẹ đều xuất phát từ tình yêu. Vậy nên con cần được nhắc nhở về điều đó và con sẽ được nhắc nhở mỗi ngày rằng mỗi việc mẹ làm hôm nay là vì con.
Bên cạnh đó, con cũng sẽ được khẳng định vị trí của mình với vai trò là thành viên trong gia đình. Con sẽ được tham gia những kế hoạch lớn của cả nhà như sắp xếp đồ, đi du lịch hay tổ chức tiệc. Sự quan trọng của bản thân cũng là một cách để con thấy tình yêu của mẹ dành cho mình".
Trong mắt vợ, chồng tuyệt nhất là khi chăm sóc gia đình, con cái Những điều nhỏ nhoi nhưng ngọt ngào mà người vợ, người mẹ nào cũng mong nhận được. Với người mẹ, hạnh phúc là gì? Là gia đình, con cái khoẻ mạnh, là một cuộc sống đầy tiếng cười bên các con. Khái niệm hạnh phúc với mỗi người khác nhau, nhưng với bất kì người phụ nữ nào, được ở bên những người...