Tâm sự những phạm nhân trẻ trước ngày đặc xá
Bước chân lầm lỗi đã đưa họ sa vào con đường tội lỗi. Trong đó không ít những phạm nhân tuổi đời mới ngoài 20. Niềm vui đang đến khi ngày đặc xá cận kề…
“Không còn cơ hội chăm sóc bố nữa rồi”
Tại trại giam Thanh Lâm (Tổng cục VIII, Bộ Công an), đóng trên địa bàn thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, Thanh Hóa, tôi gặp phạm nhân Bùi Văn Tuấn, nhìn gương mặt trắng trẻo, điển trai pha chút rắn rỏi, cứ nghĩ Tuấn đã nhiều tuổi, nhưng khi nghe Tuấn nói sinh năm 1992, tôi thực sự ngạc nhiên, nhưng cũng mừng cho em khi em còn kịp hoàn lương trở lại với cộng đồng. Quê ở Quốc Oai, Hà Nội, học hết lớp 8, Tuấn bỏ học lao vào con đường chơi bời.
Ban đầu, ngồi tâm sự với tôi, Tuấn cúi gầm mặt xuống, đôi mắt rơm rớm khi thời gian chỉ còn tính bằng giờ nữa là được trở về với gia đình. Những hồi tưởng của Tuấn về một thời nghỉ học, thuê nhà ở riêng vì tính ham chơi.
Phạm nhân Bùi Văn Tuấn tại trại giam Thanh Lâm.
Tuấn vào trại vì tội bắt người, tống tiền, tiêu thụ tài sản ăn cắp. Ngày 5/6/2011, trong một lần gây án, Tuấn bị bắt, sau đó bị kết án 4 năm tù giam, kết thúc những ngày ăn chơi không biết điểm dừng. “Ngày còn ở ngoài, em không suy nghĩ được gì và hậu quả mình gây ra. Đến khi bị bắt mới nghĩ được việc mình làm gây hậu quả nghiêm trọng thì đã muộn”, Tuấn tâm sự.
Bước chân vào trại từ năm 2011, sau những nỗ lực cải tạo, Tuấn là một trong những phạm nhân nằm trong diện được đặc xá đợt này. Niềm vui được trở về với gia đình, được giúp đỡ mẹ, em gái và bà nội hiện rõ trên khuôn mặt của Tuấn.
Rồi nét mặt Tuấn chùng xuống khi nhắc đến bố: “Bố em mất được mấy tháng rồi. Ngày trước vì không nghe lời bố, bây giờ thì không có cơ hội chăm sóc bố nữa rồi. Ngày nghe tin bố mất, nhiều đêm em không sao ngủ được mà cứ khóc thương bố. Được cán bộ ở trại động viên, cố gắng cải tạo tốt, giờ đây em là trụ cột của gia đình”.
Tuấn dự định sau khi về thi lại bằng lái xe hoặc mở cửa hàng buôn bán. Niềm vui vì được trở về làm lại những việc có ích, để chuộc lại những lỗi lầm ngày trước. “Em mong những người ở ngoài làm ăn lương thiện để không vướng vào vòng lao lý. Xa gia đình những ngày còn trẻ thì thật là buồn, ở ngoài còn giúp đỡ được gia đình, ở trong này không giúp được gì cho gia đình mà còn làm khổ gia đình hơn”, Tuấn chia sẻ.
Cảm xúc về những người thân trong gia đình cứ ùa về trong tâm trí, chan hòa với niềm hạnh phúc vì sắp được trở về, được gặp lại những người thân, cái cảm xúc mà có lẽ trước đây chưa bao giờ Tuấn cảm nhận được. Hình ảnh bà nội năm nay hơn 80 tuổi cứ hiện dần lên trong tâm trí Tuấn.
Video đang HOT
Suy nghĩ giản đơn của một chàng trai từng một thời ngang dọc chơi bời thật giản dị khiến tôi không khỏi cảm động: “Em sẽ về ở nhà ăn bữa cơm với gia đình, làm những việc trong nhà giúp mẹ. Dù cơm ở nhà không có gì nhưng ngon hơn những bữa cơm trong vì được ở bên những người thân của mình. Những ngày đầu vào trại, nhận được thư bố mẹ và bà gửi mới biết bố mẹ thương mình nhất. Ngày trước ở nhà, bố mẹ hay mắng chửi cứ nghĩ bố mẹ ghét mình”.
Lắng lại những cảm xúc về người thân, khi tôi hỏi về những ngày sắp tới trở về có sợ những kỳ thị của mọi người, Tuấn vui vẻ: “Em có tội em trả cho nhà nước, em nghĩ mọi người sẽ không kỳ thị em. Ở làng trước nay em sống rất tình cảm, em không gây gổ hay trộm cắp trong làng, em nghĩ người ta cũng rất quý em. Em sẽ về nhà ở với bà với mẹ và em gái. Cố gắng không lao vào con đường phạm tội nữa, kiếm một công việc dù ít tiền nhưng giúp được mẹ. Em đã xác định, thời gian tới mọi việc trong gia đình em gánh hết”.
Đưa tay gạt đi những giọt nước mắt, Tuấn ân hận khi nghĩ lại việc ngày trước. Vì kiếm tiền để thỏa mãn bản thân nhưng rồi lại lao vào những trận cờ bạc, được nhiều thì mất nhiều. “Em mong về sớm, còn ít thời gian để chăm sóc cho bà nội, vì bà cũng già yếu rồi. Ở trong này nghe tin bà ốm, nhưng không biết làm gì, chỉ ngồi suy nghĩ và cố gắng cải tạo tốt để sớm về với gia đình. Anh em phạm nhân toàn những người xa gia đình nên cũng thường động viên, an ủi nhau cải tạo để sớm về với gia đình. Đặc biệt là có sự giáo dục của các cán bộ giám thị nên em học hỏi được rất nhiều điều”.
Một phút nông nổi đổi nghìn ngày trong trại giam
Một phạm nhân khác mà tôi gặp là Vũ Thế Hoàn, cũng ở độ đuổi 1993, sinh ra ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Chỉ xuất phát từ mâu thuẫn giữa thanh niên trong xã với nhau, Hoàn cùng nhóm bạn đã đánh khiến nạn nhân cùng xã tử vong. Một phút nông nổi đã khiến Hoàn và nhóm bạn phải trả giá. Mức án 8 năm tù dành cho hành vi giết người của em đã khiến cả gia đình như đổ sụp. Ý thức được tội lỗi mình gây ra nên ngay từ những ngày vào trại, Hoàn cải tạo rất tích cực và năm 2012, em được giảm án một năm và năm nay lại thêm niềm vui được đặc xá.
Phạm nhân Vũ Thế Hoàn.
“Nghĩ lại nếu hôm đó mình đừng nông nổi thì chẳng xảy ra chuyện này. Ngày trước đi học có khi bố mẹ còn phải đi đón. Trong này nhớ bố mẹ, bạn bè giờ này làm gì ngoài kia. Nhưng tất cả mờ lắm, tủi thân lắm. Bố mẹ, anh chị cố gắng từ xưa mà chỉ vì một phút nông nổi mình đã làm mất hết, nghĩ mà thương bố mẹ quá”.
Là con út trong gia đình có 5 anh em, các anh chị đầu ai cũng học hành tử tế, bố mẹ cũng vì em mà phải vào Nam làm ăn. Nhớ lại ngày trước, ước mơ của Hoàn sau khi học xong phổ thông, sẽ chọn ngành công nghệ thông tin. Khi tôi hỏi về dự định sau khi ra ngoài, Hoàn cho biết: “Nếu có cơ hội, em sẵn sang đi học lại”.
“Những đêm xem cảnh mẹ con trên ti vi, ngoài xã hội nhìn thấy thế cũng bình thường, nhưng vào đây nhìn mà ứa nước mắt, chỉ biết khóc. Ở ngoài có anh chị lo cho cả, dọn đường cho đi. Ở quê em thường hay ở với bà nội, có những đêm ngồi học, ngủ quên, bà gấp bàn cho. Lúc nghe tin bà mất, gia đình không dám báo, đến lúc sau đó em mới biết. Lúc đó em chỉ còn biết chui vào góc phòng trại giam mà khóc, muốn chạy về thăm bà nhưng không được”, Hoàn chia sẻ.
Ân hận về những gì mình đã gây ra và quyết tâm làm lại cuộc đời đã đem đến cho Hoàn một nghị lực là phải cố gắng ngay từ những ngày đầu vào trại. Ở trong trại, em được học nghề khâu bóng và lúc nào em cũng đứng đầu nhóm: “Mình cải tạo thế, cố gắng thế lại được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ quản giáo nên mới được sớm ngày trở lại hòa nhập”, Hoàn cho biết.
Đó là những trường hợp trong hàng trăm hoàn cảnh khác nhau, nhưng có chung một điểm đó là họ đều ân hận về những việc mình đã làm, cố gắng cải tạo tốt để sớm hòa nhập cộng đồng.
Có được nhiều niềm vui như ngày hôm nay với các phạm nhân, là có sự quan tâm, thường xuyên nắm bắt tâm lý, động viên họ để cố gắng cải tạo. Không những thế, để giúp các phạm nhân có điều kiện nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích, cán bộ trại giam Thanh Lâm đã tổ chức các lớp hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân như dạy quyền lợi và nghĩa vụ của người chấp hành sau tù, giáo dục về kỹ năng sống, giáo dục đạo đức cho phạm nhân…
Các phạm nhân trong diện được đặc xá đang hồi hộp chờ ngày trở về.
Đại tá Phan Ngọc Việt, Giám thị Trại giam Thanh Lâm cho biết, trong đợt đặc xá tha tù trước thời hạn vào dịp 2/9 này, đơn vị có 170 trường hợp được Hội đồng đặc xá Trung ương xem xét, giảm án và tha tù. Những trường hợp này có quá trình phấn đấu cải tạo tốt, chấp hành nội quy quản lý, giáo dục của đơn vị và có chí cầu tiến muốn hướng thiện, mong được hòa nhập cộng đồng.
Cũng theo Đại tá Việt, phía đơn vị đã phối hợp với các tổ chức doanh nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm trong việc tiếp nhận những phạm nhân được tha tù trở về hòa nhập với cộng đồng. Những can phạm sau thời gian cải tạo đã nhận ra sai lầm của chính mình để mong ngày được trở về hòa nhập cộng đồng. Điều đặc biệt là cộng đồng xã hội có các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thanh Hóa sẵn sàng giang rộng tay để đón nhận những công dân đã lầm đường lỡ bước sau khi rời cổng trại.
Duy Tuyên – Đức Văn
Theo Dantri
211 phạm nhân tại Hà Nội được giảm án, tha tù
Sáng nay 26/4, tại 3 trại tạm giam của CATP Hà Nội đã diễn ra lễ công bố quyết định giảm án, tha tù trước thời hạn cho 211 phạm nhân.
Hy vọng, một tương lai tốt đẹp sẽ đến với những người có quá trình cải tạo, nhận thức tốt
Đây là chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta nhân dịp 38 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2013) và ngày Quốc tế lao động 1/5, áp dụng đối với những phạm nhân biết ăn năn hối cải, có quá trình cải tạo tốt.
Trước đó nhiều tháng, các trại tạm giam đã công bố chủ trương xét giảm án, tha tù để các phạm nhân được biết; đồng thời Ban Giám thị các trại đã chủ động rà soát, xét duyệt những phạm nhân có quá trình cải tạo tích cực nhất, đề xuất danh sách đến Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Hà Nội.
Trong số 211 phạm nhân được xét giảm án, tha tù, có 60 người được giảm hết án; còn lại được xét giảm từ 3 tháng đến 12 tháng. Trại tạm giam số 1 có số phạm nhân được xét giảm án, tha tù nhiều nhất, với 132 trường hợp. Sự "trở về" đối với những phạm nhân được xét giảm hết án được tổ chức ngay sau lễ công bố.
Một số hình ảnh PV ghi được tại Trại tạm giam số 2:
Đại diện Hội đồng xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Hà Nội trao quyết định cho các phạm nhân
Hạnh phúc "ngày về"
Các thủ tục được tiến hành nhanh gọn, chính xác
Theo xahoi
Tết năm nay không đặc xá phạm nhân Tết năm nay, chủ trương của các trại giam tại Hà Nội là không xét duyệt, đề xuất ân xá đối với các phạm nhân mang án về tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, băng nhóm đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê. Đại tá Bùi Ngọc Bình - Giám thị trại giam số 1 (PC81B - Công an TP. Hà...