Tâm sự hội kế toán công sở: Chơi với số nhiều hơn với con, đồng nghiệp tưởng nhàn nhưng muôn vàn nỗi khổ!
Có rất nhiều góc khuất mà chỉ khi người trong cuộc có cơ hội bộc bạch, dân văn phòng mới có cái nhìn chân thật hơn về nghề kế toán.
Có rất nhiều nguyên tắc trong kế toán như: khách quan, thận trọng, phù hợp, nhất quán. Qua đó, có thể thấy, kế toán là một công việc yêu cầu độ chính xác cực cao bởi phần lớn, phạm vi công việc vây quanh những con số.
Ông ba ta vẫn hay nói “sai một li, đi một dặm” cho nên chỉ cần một lỗi nhỏ trong suốt quá trình, có thể dẫn đến những sai sót khó có thể khắc phục. Vì lẽ đó, người làm kế toán vô cùng tỉ mỉ, thận trọng và tập trung hết năng suất vào công việc đang thực hiện.
Cũng xuất phát từ nguyên nhân này, người làm công tác kế-kiểm thường phải đối mặt với vô vàn những căng thẳng trong công việc mà nhìn từ bên ngoài, lắm khi không hiểu hết được.
Để hiểu hơn về tâm sự của những con người hàng ngày “bù đầu” cùng kho số liệu, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội được đông đảo thành viên là dân văn phòng theo dõi, một thành viên đã có dịp mở đầu câu chuyện bằng cách cảm thán:
“Chị bạn mình hành nghề kế toán được hơn 10 năm, thường xuyên thấy chị đi sớm về muộn, tâm trạng luôn gắt gỏng với người thân và bần thần với bà con lối xóm.
Đôi khi thấy thương, mình mới thật lòng hỏi han và tận tình an ủi. Chị bảo, nghề này nó bạc. Sếp thì hắt hủi, đồng nghiệp thì kỳ thị, trên đời chỉ còn duy nhất là trai đẹp để bấu víu vào nhưng tuyệt nhiên chúng nó lại xa lánh. Tỷ lệ ế của kế toán theo thống kê lên tới 69%, số còn lại hầu hết cũng có người yêu và chồng đuề huề, thường là một anh có tên tiếng Hàn và làm nghề ca sỹ, diễn viên.
Kiếp kế toán này nhiều nước mắt lắm thay!
Topic này dành riêng cho các anh, chị kế toán trút nỗi lòng một cách mạnh mẽ. Quý anh, chị nghề khác tích cực thả tim, mạnh dạn comment và đừng ngần ngại cho mượn bờ vai để phận kế toán có nơi tựa vào…”.
Video đang HOT
Ngay sau khi vừa được đăng tải cách đây không lâu, câu chuyện đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều thành viên là những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán đã không ngần ngại để lại cảm quan của bản thân về ngành về nghề để mọi người có cái nhìn cận cảnh và chân thật hơn về lĩnh vực này:
“Làm kế toán thanh toán công tác phí. Tính cao cho anh em thì sếp gạch không duyệt, bảo: “Cháu tính như này thì cháu tự đi lấy lương ra mà giả”. Tính chi li soi chi tiết như sếp chỉ đạo thì anh em khinh bỉ: “Có dăm cái đồng anh em uống nước mà cũng chặn họng, thế này ai mà dám đi công tác, ai mà dám cống hiến”.
“Kế toán nhàn lắm, chỉ bận vào cuối tháng thôi, nên trong tháng ai muốn sai gì sai. Cao điểm thì đi phụ sale, rồi doanh thu cao chỉ thưởng cho sale thôi à. Tới tháng 2 tháng 3, kế toán chạy trối chết, sale muốn phụ cũng không dám cho phụ. Do cực kỳ nhàn, nên việc gì cũng tới tay”.
“Gần đến ngày trả lương thì ai cũng nhòm mặt hỏi: Bao giờ có lương em? Tháng này có lương sớm không? Thẻ hay tiền mặt. Trả lương sớm thì thời gian đến kỳ nhận lương tiếp theo dài hơn cũng kêu: “Trả lương sớm quá tiêu hết tiền”. Trả trễ 1-2 ngày thì: “Em đang có sáng kiến biến không khí thành thức ăn và xăng làm từ nước lã à”. Làm lương sớm thì sếp mắng “làm sớm làm gì, đã đến ngày đâu”. Đến ngày làm miệt mài không kịp thì bảo làm gì mà mãi không xong?”.
“Cắm mặt vào số – Cắm mông vào ghế. Sếp nói chỉ có phòng kinh doanh làm ra tiền, kế toán ngồi không. Đồng nghiệp nói nhàn, chả làm gì cuối tháng chỉ có đưa lương. Khó tính như ma, ngân sách gì lấy cũng bắt ký. Đến kỳ thuế lại tưởng công ty là nhà, chủ nhật cũng đi làm, có lúc thức đêm nhìn số mà tưởng đang bay vào vũ trụ.
Chăm chăm, chú chú nhìn số vì sai 1 số là đền tiền thì bị nói mặt chằm chằm như mâm khó khăn khó tính ế chắc luôn. Đi ra cục thuế với bảo hiểm, quản lý thị trường mà tưởng giải Oscar năm nay nằm trong tay rồi chứ, 1 điều dạ 2 điều thưa 3 điều vâng ạ anh chị dạy gì cũng phải ạ. Em nói thế thôi chứ em bỏ nghề rồi”.
Công việc nào cũng đặc thù, có mặt phải và mặt trái mà những người không thuộc phạm trù chuyên môn khó có thể hiểu hết được. Tương tự, mỗi lĩnh vực lại mang những khó khăn, vất vả riêng của nó. Cách chúng ta có thể làm là thấu hiểu, cảm thông và hỗ trợ những người đồng nghiệp hết mình để tạo nên một môi trường lành mạnh và văn hoá công sở văn mình, thu hút nhân tài.
Theo Trí Thức Trẻ
Áo cưới "đẹp nhất" của thiên thần áo trắng: Cách điệu từ những vật liệu ít ỏi ở vùng tâm dịch và tình cảm chân thành giữa các y tá
Một chiếc áo cưới đặc biệt được các nhân viên y tế tự tay chuẩn bị cho cô y tá nhiệt huyết.
Ngày 12/2, một lễ cưới đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc), nơi dịch virus Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Với cô y tá Đường Hạnh Hạnh, đây là một trong những ngày đáng nhớ nhất cuộc đời cô. Đường Hạnh Hạnh đã đến công tác tại vùng dịch Vũ Hán tròn 3 tuần và ngày 12/2 cũng là ngày mà cả nhóm y tá đã lên kế hoạch tổ chức lễ cưới cho cô.
Thiệp cưới mà các đồng nghiệp đã chuẩn bị.
Cả nhóm y tá đã cùng nhau chuẩn bị chiếc váy cưới đặc biệt sau giờ làm việc.
Các đồng nghiệp muốn tạo một sự bất ngờ nên đã cùng nhau "may" một chiếc váy cưới đặc biệt sau giờ làm việc, cắt vụn các mảnh giấy gói thực phẩm làm hoa giấy. Không có táo tàu hay đậu phộng, họ đã dùng sữa bò, cháo bát bảo và sô cô la thay thế với lời chúc "sớm sinh quý tử".
Chiếc váy cưới "đẹp nhất" mùa dịch.
Chiều ngày 12/2, sau khi được thông báo có cuộc họp lúc 8 giờ tối, Đường Hạnh Hạnh có hơi lo lắng nhưng nhanh chóng chuyển sang cảm động ngay khi thấy chiếc váy cưới đặc biệt.
Một y tá đã "thay mặt" chú rể truyền đạt lời bày tỏ: "Nếu em là một thiên thần cứu người thì anh nguyện trở thành chiếc lông vũ trên đôi cánh của em, đồng hành cùng em, giúp đỡ em!". Sau đó, chú rể thật sự cũng xuất hiện cầu hôn Đường Hạnh Hạnh qua video call từ Quảng Châu.
Chú rể đã cầu hôn nữ y tá Đường Hạnh Hạnh qua video call.
Đáp lại những lời chân thành của đối phương, cô dâu Đường Hạnh Hạnh liên tục rơi nước mắt: "Em sẽ sớm trở về, sau đó gả cho anh!".
Được biết, khi dịch bệnh "ập đến" cô đã ngay lập tức lên đường "ra trận", thậm chí chỉ khi đến nơi cô mới thông báo cho gia đình về quyết định liều lĩnh của mình.
Nguồn: Kankanews
Theo thegioitre
Bị sếp gọi bằng "mày", nàng công sở ngay lập tức bỏ việc và phản ứng bất ngờ của cư dân mạng Căng thẳng, áp lực là thứ mà dân công sở phải đối mặt; đừng vì những giọt nước tràn ly mà hất đổ đi hết những thành quả tích luỹ được. Căng thẳng, áp lực là câu chuyện không thể tránh khỏi đối với chị em công sở. Nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ núi công...