Tâm sự game thủ nữ: Chơi hỗ trợ Liên Minh Huyền Thoại ở Việt Nam quá thiệt thòi
Ở chuyên mục tâm sự game thủ lần này, chúng tôi sẽ đưa các bạn tới một chủ đề vô cùng nhức nhối của cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam bấy lâu nay – Hỗ trợ quá phế vật.
Chuyên mục Tâm Sự Game Thủ luôn đem đến cho người đọc những quan điểm cá nhân, những câu chuyện buồn vui, hài hước dí dỏm về tất cả những yếu tố có liên quan giới game thủ Việt. Hôm nay, chúng ta cùng đến với Email của một nữ game thủ có tên Huongnguy****@gmail.com, một cô nàng chơi chủ yếu ở vị trí Support trong Liên Minh Huyền Thoại.
Chào mọi người, Em tên Nguyễn Thị Thu Hương, hiện tại đang là sinh viên năm 2 của trường đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Vì bị lũ bạn nam cùng lớp đầu độc chơi game từ hồi cấp 3 nên niềm đam mê ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của em.
Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cũng không chơi game nhiều nhưng do tiếp xúc với máy tính sớm nên bắt kịp với thời buổi công nghệ phát triển. Vì một chút mải chơi, em thích tụ tập, đàn đúm với hội con trai hơn là nghịch mấy thứ đơn giản như hội con gái. Rồi một hôm, lũ con trai rủ em ra quán net và chơi tựa game khá mới mẻ lúc bấy giờ mang lên: Liên Minh Huyền Thoại.
Bị cuốn vào Liên Minh Huyền Thoại lúc nào không biết!!! (Minh Họa).
Thời mới chơi ấy, em đến khổ với chúng nó. Vì trình độ kém, chúng nó bắt em đánh hỗ trợ, chỉ mua mắt mắt cắm cắm rồi lăn ra lên bảng đếm số, mặc kệ đồng đội muốn làm gì thì làm. Rồi chúng nó mắng em, chửi em khó nghe lắm nhưng em đành chịu thôi, mới chơi mà, vả lại mình còn là con gái nữa. Chấp nhận nghe mắng chửi để thăng tiến trình độ có sao đâu!!!
Dần một quen, em bắt đầu nhàn với tiếng phàn nàn của chúng nó và tìm được cảm hứng nhất định khi chơi Liên Minh Huyền Thoại. Hơn nữa, trình độ của em cũng thăng tiến theo từng ngày, bắt kịp từng bước đám con trai trong lớp. Vì bị chúng nó ép chơi hỗ trợ từ đầu, em đành ngậm ngùi chấp nhận số phận. Nhưng giờ đã khác, em đã quen tay dần với hỗ trợ và yêu vị trí này lúc nào không biết.
Yêu thích vị trí hỗ trợ từ đây!!!
Lúc đầu em nghĩ rằng: “Hỗ trợ là vị trí an nhàn, chẳng cần hoạt động quá nhiều, chủ yếu cắm mắt cho đồng đội mà thôi”. Tiếc rằng, khi Liên Minh Huyền Thoại ngày một phát triển, người hỗ trợ lại phải đảm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ, đặc biệt ở khâu bảo kê xạ thủ nữa.
Ở nước ngoài, hỗ trợ được khá nhiều game thủ yêu thích bởi tính chất kĩ năng, dẫn dắt lối chơi và quản lí toàn đội được nâng cao. Thậm chí ở Hàn Quốc hay Trung Quốc chẳng hạn, các game thủ hỗ trợ thường nổi bật hơn xạ thủ khá nhiều. Bởi vậy, họ có cái nhìn rất sáng suốt về hỗ trợ, chưa bao giờ đề thấp vị trí ít ảnh hưởng đến cục diện trận đấu này.
Video đang HOT
Hỗ trợ ở nước ngoài được đánh giá cao lắm đấy!!!
Buồn thay, Việt Nam khác nước ngoài quá nhiều. Họ khinh rẻ hỗ trợ, cho rằng hỗ trợ chỉ là một con “Gà mò”, chẳng thể nào ngóc đầu thăng tiến kĩ năng so với vai trò quan trọng khác. Cái đó cũng đúng một phần bởi tính cách người chơi hỗ trợ thường nhẹ nhàng, không muốn tranh đấu quá nhiều. Tuy nhiên, nó chỉ hợp lí cho ngày xưa thôi, giờ hỗ trợ phải lo đủ thứ trên đời, còn phải đảo đường giúp cả đồng đội nữa. Mặc kệ lời ra miệng vào, em vẫn tiếp tục tình yêu với niềm đam mê Support.
Trận nào gặp ADC tốt tay một tí, cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn biết bao. Chẳng cần phải quá vất vả, em lại có thêm một trận thắng đơn giản mà không cần quá nhiều sức lực. Còn trận nào gặp ông ADC “Phế vật”, em đánh với tâm lí ức chế, bực mình, không thể tập trung cho được. Hắn ta đánh kém đã đành, thình thoảng còn quay lại chat cạnh khóe vài câu: “Mày thì hay rồi”, lúc đấy chỉ biết câm nín trách bản thân đen đủi mà thôi.
Cứ hỗ trợ là phải đỡ đòn cho xạ thủ, tâm lí chung như vậy đó!!!
Nếu dừng lại ở ó thì còn mừng quá, ông nào đi lẻ rồi bị bắt xong quay ra trách móc vô cùng khó nghe. Nào thì không cắm mắt, nào thì kiểm soát bản đồ kém,… nhưng họ đâu có nghĩ rằng một người đâu có thể làm tất cả điều đó, Đá Tỏa Sáng cũng có giới hạn, đối phương cũng có thể phá mắt bất cứ lúc nào. Chưa biết nguyên nhân tại sao cứ trách móc người khác, vậy cớ làm sao???
Yêu thích hỗ trợ, em đã chấp nhận với số phận phụ thuộc vào người khác, phụ thuộc vào vị trí được coi là quan trọng trong đội hình. Gặp team biết đánh, tâm trạng thoải mái hẳn, chơi với vài trăm phần trăm công lực, ấy mới là niềm vui của game Liên Minh Huyền Thoại.
Gặp mấy ông ADC như thế này thì chán thật!!!
Chơi Liên Minh Huyền Thoại hơn 2 năm rồi, em cũng đã leo lên Rank Bạch Kim I nhưng vẫn gặp nhiều thể loại không thể chấp nhận được. Mặc dù không bằng ai nhưng ít nhất em cũng biết thông cảm cho người khác, ít trách móc đồng đội khi chơi xếp hạng. Bởi vậy, niềm vui của em chỉ là chơi trận đấu yên ổn, dù thắng dù thua, mọi người biết nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa thay vì trách móc nhau. Đáng tiếc, ở máy chủ Việt Nam, trẻ trâu tràn ngập nên điều đó gần như không thể. Than ôi cuộc đời Support, vừa chịu thiệt thòi lại luôn bị mắng nhiếc mỗi khi đồng đội lăn lên bảng đếm số.
Tự hào là một hỗ trợ.
**Lưu ý: Quả thật rơi vào hoàn cảnh như bạn, chúng tôi cũng cảm thấy buồn thật. Chúc bạn cùng những người chơi hỗ trợ Liên Minh Huyền Thoại khác sẽ tìm được những người đồng đội như ý. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, các bạn có thể gửi phản hồi cũng như ý kiến của mình về chủ đề này bằng cách để lại bình luận phía dưới hoặc gửi mail tới địa chỉ info@gamek.vn. Mọi thắc mắc sẽ nhanh chóng được giải đáp.
Theo Gamek
DOTA 2: Những điều khiến người chơi carry ức chế nhất
Cảm giác ức chế là một trong những tâm trạng quen thuộc của các game thủ DOTA 2, đặc biệt là với những người chơi ở vị trí carry.
DOTA 2 là một tựa game đồng đội, cũng như yêu cầu sự gắn kết khá cao giữa các thành viên trong team. Thế nhưng, không phải lúc nào các game thủ của chúng ta cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết trước sau như một. Đặc biệt là khi đồng đội có dấu hiệu "lệch sóng" và liên tục làm những điều khiến chúng ta có cảm giác một trận thua đang hiện dần lên trước mắt.
Chính vì thế mà cảm giác ức chế cũng là một trong những tâm trạng quen thuộc của các game thủ DOTA 2, đặc biệt là với những người chơi ở vị trí carry.
Sở dĩ như vậy vì đây là một trong những vị trí chủ chốt nhất trong team. Nếu carry của bạn xanh, trong một thế trận mà cả team có dấu hiệu thọt thì team của bạn vẫn tràn trề hy vọng lật kèo. Đồng nghĩa với việc tinh thần của cả đội sẽ không tới mức suy sụp thảm hại mà vẫn nuôi một niềm tin vào carrier.
Ngược lại, trong một thế trận tăm tối, khi đảo mắt sang carry team bạn và không thấy item đâu thì có lẽ, ý nghĩ của hầu hết các game thủ lúc này chỉ là muốn gõ GG càng sớm càng tốt. Chính vì nắm giữ vai trò quan trọng như vậy, thế nên hầu hết các carry đều luôn mong muốn được đồng đội tạo điều kiện tốt nhất để farm và gánh team.
Nhu cầu cao, thế nhưng không phải carry nào cũng có thể thỏa mãn và hài lòng với những gì mà đồng đội mình mang lại. Không ít trường hợp, các carrier là những người rage và blame chính đồng đội mình.
1. Không được support cắm mắt
Một trong những ức chế phổ biến nhất mà các carry thường dành cho đồng đội, hay cụ thể ở đây là những support chính là việc không được cung cấp lượng sight cần thiết, dẫn tới những mạng chết vô nghĩa. Càng ức chế hơn khi rõ ràng một Observe Ward giờ chỉ có 75 gold - số tiền vô cùng nhỏ nhoi để đổi lấy việc carry của mình có thể yên tâm farm một cách an toàn.
Và rõ ràng việc bực mình như vậy là hoàn toàn có cơ sở, dù bạn cũng có thể tự bỏ ra 75 gold để cắm mắt, nhưng rõ ràng nó không khiến tâm lý của bạn thoải mái cũng như thư thả khi thấy support bên mình tận tụy cắm mắt như công việc thường nhật.
2. Bị bỏ rơi
Gần như không có carry nào muốn rơi vào tình cảnh "được" solo lane ngay từ những level đầu tiên mà không có sự bảo kê của support. Các carry càng khỏe về late thì thường cực kỳ yếu đuối và mỏng manh ở giai đoạn đầu game. Và nếu như thiếu sự chăm sóc, bồi dưỡng của các support thì hầu hết những người chơi carry sẽ phải trải qua một "tuổi thơ" dữ dội, đầy biến động.
Rõ ràng bạn không thể đòi hỏi một hero như Anti Mage hay Naga Siren có thể đi solo lane với ít nhất là 2 hero bên phía đối thủ ở giai đoạn đầu game. Chưa nói tới việc farm được hay không, khả năng được hít level của những hero này cũng đã bị đặt một dấu hỏi.
Ngoài ra, việc tự lực cánh sinh cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ có những camp stack trong mơ, cũng như không bao giờ được định nghĩa khái niệm farm an toàn khi không được bất cứ support nào bảo kê và sẵn sàng chết thuê.
3. Bị KS creep
Đây cũng là một trong những điều ức chế nhất mà các carry hay gặp phải. Ví dụ này càng sinh động hơn nếu bạn cầm Clinkz - hero có animation tương đối khó last hit, đồng thời support cho bạn là một Spirit Breaker có Quelling Blade.
Viễn cảnh chắc ai cũng có thể mường tượng, khi Spirit Breaker sẽ farm chủ đạo, và từ vi trí support vụt sáng thành một core hero. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đẩy Clinkz thành một cỗ máy soi sight di động khi không có item và không thể farm được với đồng đội.
4. Chơi với 4 thằng carry còn lại
Không gì ức chế và khổ sở hơn khi một team không có support, cùng với đó là sở hữu tới 5 carry trong team. Nếu bạn là người pick đầu tiên, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ sở và lý do hơn để bực mình với 4 gã đồng đội. Tuy nhiên điều đó cũng không giải quyết nhiều vấn đề, khi mà trong 1 thế trận mà ai cũng nghĩ mình có vai trò quan trọng thì chắc chắn hỗn loạn là điều không thể tránh khỏi.
Những câu hỏi như ai mua gà, ward, smoke, dust sẽ được đặt ra nhưng dường như không ai quan tâm khi ai cũng tự cho mình là carry. Không phải ngẫu nhiên mà DOTA 2 thường có tới 2 support trong một team - chiếm số lượng đông đảo gấp đôi những vị trí còn lại. Và như đa số người chơi DOTA 2 chuyên nghiệp thừa nhận thì support mới là vị trí khó chơi, áp lực nhất so với các role còn lại.
5 carry trong một team thường mang đến những tiếng cười, nhưng là trong cay đắng cũng như sự ức chế, bực dọc cùng với đó là vô số những cụm từ blame lẫn nhau xuất hiện trên màn hình máy tính. Có thể nói tình huống này không phải thảm họa, mà là đại thảm họa với những người chuyên chơi carry.
Theo Gamek
Tâm sự mặn đắng của Fan SOFM trước ngày Vote All-star Wildcard đi tới hồi kết Ở chuyên mục tâm sự game thủ lần này, chúng tôi sẽ đưa các bạn đến một anh chàng fan ruột của SOFM đã lâu và luôn dõi theo bước chân trên con đường của anh chàng này. Chuyên mục Tâm Sự Game Thủluôn đem đến cho người đọc những quan điểm cá nhân, những câu chuyện buồn vui, hài hước dí dỏm...