Tâm sự du học sinh làm ‘cô giáo online’ trong khu cách ly
Lê Vũ Anh Thư, nữ du học sinh trở về từ Úc dạy học online trong thời gian đang cách ly tập trung phòng chống COVID-19 ở Ân Thi ( Hưng Yên) với mong muốn lan tỏa điều tích cực trong cộng đồng.
Lê Vũ Anh Thư (sinh năm 2000) là du học sinh tại Úc, mới trở về Việt Nam và phải đi cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19. Thư được cách ly tập trung ở Ân Thi (Hưng Yên).
Đến nay, Thư đã thực hiện cách ly tập trung đến ngày thứ 6. “Cuộc sống cách ly vui lắm. Không khí rất yên bình. Các cô chú chiến sĩ rất tận tình, tận tâm, chiều bọn em như cậu ấm cô chiêu ấy”, Thư nói.
Lê Vũ Anh Thư dạy học online trong khu cách ly. Ảnh: NVCC
Phòng Thư có 4 người. Thư bảo, do ăn uống điều độ, nên cả phòng đều sợ béo lên. Thư và những người cùng phòng đều được phát khẩu trang, duy trì khoảng cách 1 – 1,5 mét với nhau để đảm bảo an toàn. Chiều đến, mọi người còn ra đánh cầu lông, tập thể dục thế thao và “vẫn duy trì khoảng cách 1 – 2 mét”.
Nói về đồ ăn, Thư bảo, ở khu cách ly tập trung ăn uống đầy đủ và đúng giờ. Các bữa thường có nhiều cơm, rau luộc hoặc xào, 3 món đạm như thịt lợn, thịt gà, chả cá, tôm, giò, lạc, đậu phụ… Bữa sáng, thường ăn bánh cuốn, xôi xéo, bánh mì, xôi ngô hoặc xôi gấc.
“Hôm nào bọn em cũng phải đo thân nhiệt 2 lần. Các cô chú ở trung tâm hôm nào cũng hỏi có ho, khó thở gì không, có thiếu đồ gì không, có cần gì không. Các cô chú cũng cho 2 bịch sữa và 1 thanh C sủi dùng dần”, Thư nói.
Bữa ăn trong khu cách ly của Lê Vũ Anh Thư. Ảnh: NVCC
Thư sang Úc được 8 tháng, hiện đang là sinh viên năm nhất Đại học La Trobe. Lúc dịch bệnh xảy ra, Thư lo không về được Việt Nam. Đến khi máy bay hạ cánh ở sân bay Nội Bài, Thư thở phào nhẹ nhõm. “Em vào đây thấy cuộc sống bình thường nên cũng không khó khăn gì. Bên kia một thân một mình, suy nghĩ của mọi người về dịch cũng khác. Có bạn mắc bệnh rồi mà vẫn đi học bình thường”, Thư kể.
Thư nói, vào đây mọi sinh hoạt đều đúng giờ. 10h trưa đã có kẻng thông báo ăn trưa, nhưng Thư và mọi người cùng phòng chưa ăn vì vẫn còn no do ăn xôi lúc sáng. Mỗi người trong khu cách ly sẽ được phát một hộp cơm riêng. Nhiều khi ăn không hết, Thư hơi tiếc vì không tận dụng được. “Vì bọn em có nguy cơ lây nhiễm nên đồ thừa cũng phải bỏ đi hết chứ không thể tận được”, Thư nói thêm.
Lê Vũ Anh Thư dạy học online cho học sinh. Ảnh: NVCC
Vào khu cách ly, mọi thứ đều đầy đủ, mạng Internet tốt. Thư bảo, gọi điện nói chuyện với mẹ suốt. Dù nhớ nhà, nhưng mọi người cố gắng vì an toàn của gia đình và cộng đồng. “Có mấy chị cùng phòng em còn nhớ chồng, nhớ con. Nhưng ai cũng cố gắng”, Thư kể.
Để không lãng phí thời gian khi đi cách ly tập trung, từ ngày thứ 3, Thư bắt đầu dạy online miễn phí cho học sinh. Thư dạy cả ba môn toán, văn và tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12. Chiều 25/3, Thư sẽ có 1 ca dạy học.
Video đang HOT
“Bây giờ em cũng kín lịch rồi ạ. Các phụ huynh thường liên hệ với mẹ em, với học sinh cũ của em hoặc nhắn trực tiếp với em để sắp xếp lịch học. Khi có lịch thì em sẽ dạy qua Zoom hoặc Google Duo”, Thư nói. Mỗi lần dạy như thế, Thư sẽ kèm được tối đa 4 người.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm của những người cách ly tập trung. Ảnh: Lê Vũ Anh Thư
“Em nghĩ việc này sẽ tận dụng được thời gian cách ly có ích hơn, cũng là cơ hội cho em đóng góp được 1 chút gì đó cho cộng đồng. Em cũng vui khi giúp được nhiều bạn đang gặp trở ngại khi chỉ học online mà không được đến trường”, Thư nói đồng thời cho biết, vì hay ra bài lạ lạ, nên học sinh cũng thích. “Ví dụ như là chạy quanh nhà, dán các từ tiếng Anh chỉ màu sắc lên các đồ có màu tương ứng”, Thư nói thêm.
Thư bảo, dự định khoảng tháng 7 sẽ trở lại Úc để tiếp tục theo học. Tuy nhiên, chưa biết thế nào vì dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Chọn ở lại tâm dịch, du học sinh Việt hủy chuyến bay vào phút chót và niềm vui trong những ngày tự "giam mình"
Trong bối cảnh hàng nghìn người tìm về Việt Nam để tránh dịch, nhiều du học sinh vẫn chọn ở lại. Với họ, dù ở đâu cũng phải nâng cao tinh thần và sức khỏe để chiến đấu với dịch bệnh.
Không muốn tạo thêm gánh nặng cho hệ thống y tế tại Việt Nam
Những ngày qua, hàng nghìn người Việt sinh sống ở nước ngoài chọn quay về Việt Nam để tránh dịch bệnh Covid-19. Từ tâm dịch châu Âu, nhiều người Việt, trong đó gồm cả du học sinh đã đáp chuyến bay về quê hương.
Bên cạnh những người bay về Việt Nam, nhiều du học sinh chọn ở lại sau rất nhiều đắn đo, suy tính.
Nguyễn Trà My (26 tuổi) đang là du học sinh tại Anh. Cô gái cùng chồng lựa chọn ở lại London dù tình hình dịch bệnh ở đây khá phức tạp.
" Quyết định ở lại hay rời khỏi Anh vào thời điểm này là không dễ dàng với vợ chồng mình cũng như nhiều du học sinh khác. Khi dịch mới bùng phát ở Anh, mình khá hoang mang về việc nên đi hay ở cũng như nên giữ phản ứng như thế nào với đại dịch toàn cầu này.
Lúc đó, rõ ràng chính phủ Việt Nam chống dịch khá tốt, luôn truyền thông cho người dân về tầm nguy hiểm của virus, trong khi đó, chính phủ Anh có một chiến lược khác hoàn toàn, coi đây chỉ là "cúm thường" và có phần thờ ơ với tốc độ lây lan của virus.
Tuy nhiên, sau một vài ngày bàn bạc với nhau và thuyết phục gia đình, tụi mình xác định rằng: Sẽ không để nhiễm bệnh dù ở Việt Nam hay Anh. Việc di chuyển nhiều, đặc biệt tới những nơi đông người như sân bay hay máy bay, sẽ tăng nguy cơ bị lây nhiễm chéo.
Mình có thể vô tình mang nguồn bệnh về lây nhiễm cho người thân ở Việt Nam. Ngoài ra, tụi mình không muốn tạo thêm gánh nặng cho hệ thống y tế tại Việt Nam", Trà My chia sẻ.
Trà My và chồng quyết định ở lại Anh trong những ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
9x cũng cho biết hai vợ chồng có một lý do cá nhân khác khi ở lại Anh. Cặp đôi cho rằng việc sống giữa tâm dịch sẽ là thử thách để trưởng thành và thích ứng với những khó khăn bất ngờ của cuộc sống.
Giống như Trà My, Trần Lan Ngân (22 tuổi, du học sinh ở Thụy Sĩ) cũng cho rằng việc di chuyển nhiều trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bản thân Lan Ngân đồng ý với khẩu hiệu đang được ủng hộ những ngày qua: Đứng yên khi Tổ quốc cần!
Cô gái từng đặt vé về Việt Nam, thậm chí check in online nhưng cuối cùng phải hủy chuyến vào phút chót.
" Khi thấy tỉ lệ lây nhiễm trên các chuyến bay tăng lên, các cơ sở y tế có thể bị quá tải, mình nghĩ chưa chắc bản thân đã tốt hơn nếu trở về. Bây giờ mình cho rằng, ai ở đâu thì nên ở đó", cô chia sẻ.
Lan Ngân tiếc nuối vì dự định du lịch Thụy Sĩ bị trì hoãn vô thời hạn
Nguyễn Thu Hà (24 tuổi) là du học sinh ở Tây Ban Nha. Cô gái cảm thấy khá yên tâm khi chọn ở lại nước sở tại dù đây là ổ dịch lớn thứ 3 ở châu Âu.
" Hiện tại, mình vẫn khá ổn và an toàn khi thường xuyên ở trong nhà và không tiếp xúc với ai, chỉ ra ngoài khi mua đồ ăn. Người dân ở đây đã chủ động đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Mình không phải đến trường trên những chuyến xe buýt và tàu - nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nữa. Không chỉ mình, các cô chú, bạn bè mà mình biết cũng động viên nhau ở lại", nữ sinh cho biết.
Bức ảnh chụp Thu Hà trước và sau khi dịch bệnh bùng phát ở Tây Ban Nha
Tự tìm niềm vui trong những ngày chỉ ở nhà tránh dịch
Ở tâm dịch châu Âu, cả vợ chồng Trà My và Lan Ngân, Thu Hà đều phải học tập và làm việc tại nhà trong thời gian này. Thực phẩm tích trữ trong nhà đủ dùng từ 4 ngày đến một tuần. Dù ở Anh hay Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, các du học sinh này đều tin tưởng vào việc cung ứng thực phẩm của nước sở tại.
" Thực ra, cuộc sống cũng có đảo lộn đấy nhưng tụi mình vẫn xoay xở được. Dậy sớm đi siêu thị từ 6h sáng để mua được nước rửa tay, nước xịt khuẩn và các mặt hàng thiết yếu khác. Thức ăn không đa dạng như trước những đủ dùng", Trà My nói.
Mỗi lần ra ngoài, hai vợ chồng cô đeo khẩu trang, quàng khăn thật kín, mang theo nước rửa tay để dùng liên tục và tránh chạm vào nút bấm thang máy hoặc tay vịn thang cuốn.
Lan Ngân chia sẻ hình ảnh ở siêu thị những ngày đầu người dân đổ xô mua thực phẩm tích trữ. Đến nay, tình trạng này đã được cải thiện vì hàng hóa nhanh chóng được cung ứng trở lại.
Dịch bệnh buộc các du học sinh phải ở trong nhà gần như cả ngày. Điều này gây ra cảm giác bí bách, thậm chí căng thẳng. Nhiều người trong số họ phải tìm cách giải tỏa đầu óc. Lan Ngân tập thể dục trong nhà còn vợ chồng Trà My tranh thủ chạy bộ ở công viên gần chỗ ở. Riêng Thu Hà lại tập tành nấu những món mới và học thêm tiếng Tây Ban Nha.
Không gian thoáng đãng mà vợ chồng My đến chạy bộ trong những ngày này
" Ban đầu, ngày nào mình cũng cập nhật ca nhiễm mới, việc tiếp nhận thông tin liên tục khiến mình cảm thấy hoang mang và lo lắng. Nhưng hiện giờ thì mình chỉ đọc báo, không đọc trên mạng xã hội vì ở đây đưa tin trùng lặp và sai khá nhiều. Mình thấy như vậy đỡ mệt mỏi hơn", cô gái chia sẻ.
Gần nơi ở của Hà, cứ 8 giờ tối, người dân lại ra ban công vỗ tay để động viên các y bác sĩ. Cô gái cảm thấy vui lây khi thấy mọi người xung quanh hò reo và bật nhạc rộn rã. Hà còn có một niềm vui nho nhỏ khi được cô chủ nhà đi chợ mua đồ ăn giúp.
Còn với Trà My, việc nghe ba mẹ gọi điện nhắc nhở mỗi ngày trở thành thói quen không thể thiếu.
" Gia đình lo lắm, hồi đầu còn giục về nước suốt. Nhưng vợ chồng mình có cách trao đổi để ba mẹ hiểu, thông cảm và tôn trọng quyết định của 2 đứa. Tụi mình cũng chụp ảnh đồ dùng cần thiết để phòng tránh với dịch bệnh nên họ cũng yên tâm phần nào".
Trà My thường xuyên gửi ảnh chụp nhu yếu phẩm để gia đình yên tâm.
Cảnh báo những rủi ro khi du học sinh quyết định về nước Việt Nam là nhà, nhưng trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát khắp nơi, các du học sinh hãy cân nhắc thật kĩ các nguy hiểm tiềm tàng cho bản thân, xã hội khi bay và việc có thực sự cần phải về không? Dưới đây là những gợi ý chính từ Nguyễn Hương Thảo - cô gái Việt tốt nghiệp Tiến sĩ...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả

Người dân đổ về trung tâm TPHCM xem hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước

Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

20 giờ hôm nay, TP.HCM hợp luyện diễu binh, diễu hành trên đường Lê Duẩn

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy
Có thể bạn quan tâm

100 năm nữa, đây vẫn là bức ảnh "chuẩn mực" về cách dạy con: Cần gì báo đáp của ngon vật lạ, thế này là đủ rồi
Netizen
15:01:26 19/04/2025
Dấu ấn "Đừng đốt" sau 16 năm và cuộc sống bình lặng của nữ chính
Hậu trường phim
15:00:29 19/04/2025
Nam thanh niên Ấn Độ nguy kịch vì bị bạn gái cắt "của quý" sau mâu thuẫn tình cảm
Thế giới
14:59:03 19/04/2025
Cặp vợ chồng trẻ bỏ 1,75 tỷ đồng về quê xây ngôi nhà sân vườn rộng 370m: Dân thành phố nhìn mà mê mẩn
Sáng tạo
14:58:46 19/04/2025
Bị 'rụng đầu khỏi cổ', người phụ nữ trải qua 37 ca phẫu thuật để giữ tính mạng
Lạ vui
14:54:53 19/04/2025
Thủ tướng chỉ đạo điều tra, truy tố vụ mua bán ma túy tại Quảng Ninh
Pháp luật
14:49:14 19/04/2025
Chuyện đáng lo gì đã xảy ra với cặp đôi vàng Lee Do Hyun - Lim Ji Yeon?
Sao châu á
14:38:38 19/04/2025
Trấn Thành lại lộ "bí mật" khó đỡ khi bị team qua đường bắt gặp "chạy như ma đuổi"
Sao việt
14:31:35 19/04/2025
TPHCM: Cấp cứu hai cháu bé gặp tai nạn nguy hiểm khi ăn
Sức khỏe
14:29:38 19/04/2025
BYD Sealion 6 vừa ra mắt, Jaecoo J7 PHEV lập tức tung ưu đãi để "phủ đầu"
Ôtô
14:15:58 19/04/2025