Tâm sự của vị Thẩm phán tuyên 6 án tử vụ nữ sinh giao gà bị sát hại
Vị thẩm phán kể, quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên bị sát hại, ông và thành viên trong HĐXX đều cảm thấy xót xa cho số phận của nạn nhân khi cô đã trải qua những ngày kinh hoàng bởi sự độc ác, thú tính của các đối tượng.
Ông Phạm Văn Nam, Chánh án TAND tỉnh Điện Biên trong cuộc trò chuyện với PV.
Cuối tháng 12/2019, TAND tỉnh Điện Biên đã xét xử và ra phán quyết với 9 bị cáo liên quan tới vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc, hiếp dâm, sát hại. 6/9 bị cáo bị tòa cấp sơ thẩm tuyên án tử hình vì những tội ác đã gây ra cho nữ sinh Cao Mỹ Duyên.
Sau phiên tòa sơ thẩm, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Văn Nam, Chánh án TAND tỉnh Điện Biên, cũng là Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa từng gây chấn động dư luận.
Chánh án TAND tỉnh Điện Biên cho hay, cá nhân ông cảm thấy phiên tòa đã thành công, tội phạm đã chịu sự trừng phạt của pháp luật. Qua phiên tòa người dân có cái nhìn khách quan về tội ác của các bị cáo cũng như hình phạt thích đáng của pháp luật đối với mỗi hành vi phạm tội.
Chia sẻ về quá trình xem xét vụ án, ông Phạm Văn Nam cho biết, TAND tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ ngày 22/11, quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, không chỉ riêng ông mà tất cả thành viên trong HĐXX đều nhận thấy rằng, vụ án này là đặc biệt nghiệm trọng và cảm thấy xót xa cho số phận của Cao Mỹ Duyên khi cô đã trải qua những ngày kinh hoàng bởi sự độc ác, thú tính của các đối tượng.
Vụ án xảy ra vào thời điểm Tết, nhiều bị cáo tham gia bắt cóc, hiếp dâm, sát hại một nữ sinh trẻ tuổi đáng thương. Bị hại Cao Mỹ Duyên, một người vô tội, hoàn toàn không liên quan đến những mâu thuẫn trong việc nợ tiền của Toán và bà Hiền nhưng lại trở thành nạn nhân của một vụ án đau lòng.
Ông Phạm Văn Nam trực tiếp đảm nhận vai trò Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ án Cao Mỹ Duyên bị bắt cóc, hiếp dâm, sát hại.
Chánh án TAND tỉnh Điện Biên chia sẻ thêm, trong 30 năm công tác trong ngành tư pháp, từng xét xử nhiều vụ án, nhưng đây là một trong những vụ án ông cảm thấy đau lòng nhất khi xét xử bởi những tội ác các đội tượng gây ra đối với bị hại.
“Hành vi phạm tội của các bị cáo là hết sức dã man. Cùng một lúc, các bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Sau khi bắt cóc nạn nhân thì các bị cáo lại nảy sinh ra ý muốn xâm hại, rồi ra tay sát hại. Đây là một trong những hành vi mà chúng tôi nhận thấy rằng đã hết tính người của các bị cáo”, ông Nam nói.
Vị Chánh án TAND tỉnh Điện Biên cho rằng, vụ án này xuất phát điểm đều là hệ lụy nguy hiểm của ma túy. Các bị cáo trong vụ án đều là người nghiện, đã tụ tập sử dụng ma túy và sau đó là bàn bạc với nhau gây nên tội ác như trên. Vì vậy, để ngăn ngừa những vụ án tương tự thì đầu tiên phải ngăn chặn hoạt động mua bán trái phép chất ma túy.
“Ma túy đã mang lại rất nhiều đau thương cho mảnh đất Điện Biên. Có những vụ án khiến nhiều gia đình tan nát, nhiều mảnh đời đã bị hủy hoại.
Tôi vẫn nhớ năm 2005, tôi xét xử một vụ án “Mua bán trái phép chất ma túy” ở xã Trường Sinh, huyện Tuần Giáo. 19 bị cáo có quan hệ là anh em, vợ chồng bị đưa ra xét xử khiến gần 10 gia đình tan nát. Trong đó có nhiều người bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Anh nói em phải nghe, chồng nói vợ phải làm, rất đau xót”, ông Nam chia sẻ.
6 trong 9 bị cáo đã bị HĐXX tuyên hình phạt cao nhất của pháp luật đó là tử hình.
Video đang HOT
Ngày 29/12, HĐXX TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên án 6 bị cáo gồm Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, Phạm Văn Nhiệm mức án tử hình.
3 bị cáo còn lại, Cầm Văn Chương lĩnh 9 năm tù giam, Phạm Văn Dũng (anh trai Phạm Văn Nhiệm) lĩnh 10 năm tù giam về tội Hiếp dâm. Bùi Kim Thu bị tuyên phạt 3 năm tù giam (mức cao nhất) với tội danh Không tố giác tội phạm.
Ngoài ra, HĐXX xét thấy đề nghị của phía luật sư bảo vệ cho bị hại Cao Mỹ Duyên về việc khởi tố, điều tra bổ sung tội danh Che giấu tội phạm với Bùi Kim Thu là cần thiết. HĐXX đã kiến nghị VKSND tỉnh Điện Biên và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên điều tra bổ sung tội danh này.
Theo danviet.vn
6 kẻ sát hại nữ sinh giao gà bị tử hình: Quy trình tiêm thuốc độc kết liễu?
Sáng 29/12, TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt án tử hình đối với 6 trong số 9 bị cáo vụ nữ sinh giao gà bị bắt cóc, hiếp dâm rồi sát hại. Dư luận cũng đặt câu hỏi về quy trình tiêm thuốc độc kết liễu thế nào đối với 6 bị cáo án tử hình?
Liên quan tới vụ việc nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên, TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt các bị cáo như sau: Vì Văn Toán: Tử hình về tội Giết người, 13 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Bùi Văn Công: Tử hình về tội Giết người, 14 năm tù tội Hiếp dâm, 13 năm tù về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, 24 tháng về tội Tàng trữ ma túy, tổng hình phạt là tử hình.
Vương Văn Hùng: Tử hình về tội Giết người, 10 năm tù tội Hiếp dâm, 12 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Phạm Văn Nhiệm: Tử hình về tội Giết người, 12 năm tù tội Hiếp dâm, 11 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình.
Lường Văn Hùng: Tử hình về tội Giết người, 13 năm tù tội Hiếp dâm, 12 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Lường Văn Lả: Tử hình về tội Giết người, 12 năm tù tội Hiếp dâm, 11 năm tù tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tổng hình phạt là tử hình. Phạm Văn Dũng: 10 năm tù tội Hiếp dâm. Cầm Văn Chương: 9 năm tù tội Hiếp dâm.Bùi Thị Kim Thu: 3 năm tù tội Không tố giác tội phạm.
9 bị cáo trong vụ sát hại nữ sinh giao gà.
Vậy quy trình tiêm thuốc độc kết liễu 6 bị cáo bị án tử hình thế nào? Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, trong vụ án này, hiện nay mới là lần xét xử cấp sơ thẩm, bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn mười lăm ngày các bị cáo có quyền kháng cáo và viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Nếu bản án có kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật, cần phải chờ vào kết quả xét xử của tòa án cấp phúc thẩm, bản án phúc thẩm mới có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp vụ án này có kháng cáo, kháng nghị, đồng thời bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật trong đó một số bị cáo vẫn bị tuyên mức án cao nhất là tử hình thì việc thi hành án tử hình sẽ thực hiện theo thủ tục quy định trong Luật thi hành án hình sự năm 2019, có hiệu lực từ 1/1/2020 cụ thể như sau:
Theo luật thi hành án hình sự năm 2019 thì thủ tục thi hành án tử hình được quy định tại điều 82 luật thi hành án hình sự như sau:
Điều 82. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc.
Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình;
d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;
đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;
g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;
h) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này.
Điều 83. Giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, đơn xin nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình phải được gửi cho Chánh án Tòa án đã ra thông báo. Đơn xin nhận tử thi về mai táng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch sang tiếng Việt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin nhận tử thi về mai táng của thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng. Nếu không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng thì nêu rõ lý do.
3. Trước khi thi hành án tử hình 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu biết để giải quyết việc cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình về mai táng hoặc tổ chức việc mai táng người đã bị thi hành án tử hình.
4. Trường hợp Chánh án Tòa án đã ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình chấp nhận cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình, nhưng trong quá trình triển khai thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình xét thấy việc cho nhận tử thi không bảo đảm an ninh, trật tự thì quyết định không cho nhận và thông báo bằng văn bản cho thân nhân của người đã bị thi hành án tử hình, đồng thời giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức mai táng và báo cáo lại Chánh án Tòa án đã ra quyết định.
5. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về mai táng. Việc giao, nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện. Việc giao, nhận tử thi phải được lập thành văn bản, có chữ ký của bên giao và bên nhận. Hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm mai táng.
6. Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình muốn nhận tro cốt của người bị thi hành án và tự chịu chi phí hỏa táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bàn giao tử thi và hỗ trợ đưa tử thi về nơi hỏa táng.
7. Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc mai táng người bị thi hành án tử hình thì sau 03 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc người đại diện của người đã bị thi hành án được làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt.
Đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận hài cốt; quan hệ với người đã bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án là người nước ngoài thì đơn đề nghị phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm xem xét giải quyết.
Điều 81. Hoãn thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự ;
b) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
c) Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
2. Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
3. Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản.
4. Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này mà lý do hoãn không còn thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án yêu cầu Hội đồng tiếp tục thực hiện việc thi hành án. Trường hợp có sự thay đổi thành viên Hội đồng thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định thay đổi thành viên Hội đồng hoặc thành lập Hội đồng thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 78 của Luật này.
Trung Vương
Theo kienthuc.net.vn
Những bị cáo nào lĩnh án tử hình trong vụ sát hại nữ sinh giao gà? 6/9 bị cáo liên quan vụ sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị tuyên án tử hình. Bùi Thị Kim Thu và 2 người còn lại lĩnh từ 3 đến 10 năm tù. Người Điện Biên muốn tăng nặng mức án dành cho Bùi Thị Kim Thu Cho rằng hành vi của Bùi Thị Kim Thu liên quan trực tiếp đến cái...