Tâm sự của những bác sĩ trực tiếp chống dịch Covid-19
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, tại Việt Nam, hàng ngàn y bác sĩ, nhân viên y tế đang ngày đêm căng sức chống dịch. Họ có những tâm sự gì khi trực tiếp đối đầu với dịch bệnh này.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe, đồng thời chăm sóc cả đồ ăn, thức uống cho những người có yếu tố dịch tễ nguy cơ tại sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: Độc Lập
Làm dự phòng, không phải hết bệnh nhân là xong việc
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, chia sẻ: “Trở về nhà sau một ngày miệt mài với… Covid-19. Có người nói: Hiện Việt Nam hết bệnh nhân rồi, thì làm gì mà mệt. Nhưng không, với người làm dự phòng như chúng tôi thì không phải hết bệnh nhân rồi là thôi, mà chúng tôi phải suy nghĩ, phải làm mọi thứ để sao cho không có thêm bệnh nhân nữa, mà nếu chẳng may có bệnh nhân nữa thì đừng để lây thêm…
Chỉ cần có 1 bệnh nhân nghi ngờ bị Covid-19 là cả hệ thống đã chạy bất kể đêm ngày, lễ tết. Thậm chí hàng ngàn người trên cả đất nước này đang ngày đêm giám sát những người đến từ vùng dịch, để vừa hỗ trợ y tế cho những người này vừa kiểm soát phòng lây bệnh cho cộng đồng”.
Bác sĩ Nga cho biết thêm: Kế hoạch phòng chống dịch của quốc gia, của từng tỉnh, thành đều có. Kế hoạch không chỉ đề cập đến việc khám và điều trị mà còn có giải pháp cho dự phòng, an sinh xã hội trong từng tình huống dịch bệnh. Tất cả để đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh mà vẫn ổn định cuộc sống nhân dân. Trong đó mỗi ban ngành, mỗi tổ chức, mỗi người dân đều có trách nhiệm.
“Tất cả những nỗ lực giải pháp của ngành y tế trong phòng chống dịch bệnh chỉ thành công khi có sự tự giác của mỗi cá nhân, sự đồng hành của cả cộng đồng. Mọi người quan tâm đến dịch bệnh này hãy nhớ rửa sạch bàn tay của chính mình, hãy dạy con mình biết cách rửa tay, hãy “che miệng khi ho” đúng cách. Điều đó tốt hơn cho chính bạn và cả cộng đồng”, bác sĩ Nga nhắn nhủ.
Bước qua nỗi sợ bệnh dịch
Bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng Bộ môn Nhiễm, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), tâm sự: “Nhớ lại trận dịch cúm gia cầm (H5N1) năm 2004-2005. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời hành nghề y của tôi biết được một bệnh dịch chết người kinh hoàng.
Bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cũng là những con người bình thường. Ai cũng sợ! Nhưng công việc thì phải làm thôi. Khi đó, thầy Trần Tịnh Hiền là Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, kiêm Trưởng khoa Nhiễm D của bệnh viện, đã tổ chức Khoa Nhiễm D thành một khoa cách ly điều trị bệnh nhân H5N1. Khi đó, mọi điều kiện không được tốt như bây giờ đâu. Thầy Hiền vào khám trực tiếp cho bệnh nhân. Vậy thì đâu có hà cớ gì mà học trò – các bác sĩ như chúng tôi, không vào phòng bệnh làm việc.
Trong dịch bệnh, các Khoa hồi sức cấp cứu trong bệnh viện đều phối hợp nhịp nhàng với Khoa Nhiễm D”.
Video đang HOT
Bác sĩ trang bị đồ bảo hộ để vào khám cho bệnh nhân Covid-19 – Nguyên Mi
“Cứ như vậy, chúng tôi bước qua nỗi sợ bệnh dịch để tiếp cận gần với bệnh nhân, dần dần hiểu nhiều hơn về bệnh để rồi không còn sợ. Việc điều trị càng ngày càng hiệu quả. Sau đó, chúng tôi trải qua dịch cúm A/H1N1 (năm 2009). Tất cả đã đi qua nhẹ nhàng. Trong đợt dịch lần này, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM vẫn giữ vững cung cách ấy. Không chủ quan, chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi ngày làm việc đều học và hiểu hơn về Covid-19. Tin rằng chúng ta sẽ kiểm soát được dịch bệnh khi hệ thống y tế phối hợp tốt cùng nhau”, bác sĩ Vân Anh khẳng định.
Sự đoàn kết giúp nhân viên y tế vững tin
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), bộc bạch: “Đối với dịch bệnh Covid-19 này thì mọi người đều lo sợ và nhân viên y tế cũng đã rất căng thẳng trong vấn đề đối đầu với dịch. Bởi lẽ, bệnh hoàn toàn mới.
Về chống dịch thì chúng ta đã từng gặp, trải qua nhiều đợt dịch bệnh, đã có hệ thống y tế dự phòng chặt chẽ từ bắc chí nam. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mới, các bác sĩ trẻ, những người chưa từng trải qua dịch bệnh thì ai cũng có nhiều lo lắng.
Khi có thông tin bệnh viện sẽ là nơi tiếp nhận điều trị, cách ly bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế đều cảm thấy lo lắng. Có những băn khoăn như: không biết tiếp xúc với bệnh nhân thì nguy cơ mắc của mình như thế nào, nguy cơ lây nhiễm ra sao, bản thân nhân viên y tế sẽ tự bảo vệ mình như thế nào? Nếu có bệnh nhân nhập viện và xét nghiệm dương tính (nhiễm bệnh) thì mình có được về nhà hay không, có phải ở lại bệnh viện suốt 14 ngày để theo dõi hay không?…
Thế nhưng, rồi tất cả đều được tập huấn, cập nhật quy trình theo dõi, điều trị, phòng bệnh. Khoa Nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) đã tiếp nhận cách ly, theo dõi những ca có triệu chứng nghi nhiễm”.
“Những lúc như vậy mới thấy rằng sự đoàn kết, gắn bó của nhân viên y tế hỗ trợ nhau rất tích cực, phối hợp chặt chẽ hơn. Khi mà có tinh thần ấy thì mọi người sẽ thấy rằng công việc của mình rất có ý nghĩa và càng làm nhân viên y tế vững tin, làm tốt công việc, không có gì phải lo lắng”, bác sĩ Nam tâm sự.
“Chạy vào” chỗ dịch
Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), là một trong những bác sĩ trực điều trị cho hai bệnh nhân Covid-19 người Trung Quốc, cho biết: “Khi biết mình được phân công trực, điều trị cho bệnh nhân Corona, mọi người trong gia đình cũng lo lắng, nhất là, mình có con nhỏ mới 5 tuổi. Tuy nhiên, đây là nghề nghiệp của mình, công việc của một bác sĩ. Là bác sĩ nên mình hiểu rõ các biện pháp phòng bệnh, khử khuẩn, để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.”
“Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ.
Theo Thanh niên
Thầy thuốc nơi tuyến đầu
Trong khi dịch Covid-19 đang đe dọa và diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ thì tại Việt Nam dịch cơ bản được kiểm soát. Tất cả 16 người nhiễm bệnh đã được điều trị phục hồi.
Có được thành công bước đầu đó là sự vào cuộc tổng lực của cả xã hội với nhiều lực lượng, các bộ, ngành, chính quyền các cấp và đông đảo người dân. Trong đó đóng góp quan trọng là đội ngũ nhân viên y tế từ bác sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện đến những người làm công tác giám sát, dự phòng, kiểm dịch y tế biên giới, những người miệt mài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm... họ chính là những người lính nơi tuyến đầu.
Ông T.K.H. (73 tuổi, quốc tịch Mỹ) được xuất viện sau 21 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Ảnh: DUYÊN PHAN
Những ai có mặt ở tiền sảnh Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (cơ sở 2) hôm ấy (ngày 10-2) đều hồƯi hộp và vỡ òa hạnh phúc khi nhìn thấy ba người bệnh đầu tiên được điều trị khỏi Covid-19 xuất viện trở về với gia đình. ón nhận những bó hoa tươi thắm, anh T.C.P (xã Quang Minh, huyện Tam ảo, tỉnh Vĩnh Phúc) không kìm được những giọt nước mắt.
Anh T.C.P là một trong tám thành viên được Công ty TNHH Nihon Plast Việt Nam cử sang tập huấn tại TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) không may nhiễm bệnh. Anh xúc động chia sẻ: "Khỏi bệnh, được trở về với gia đình thân yêu, trở về với công việc, nhưng chúng tôi mãi mãi không thể nào quên được tình cảm, hình ảnh các y, bác sĩ ngày đêm tận tình chăm sóc giúp chúng tôi vượt qua lúc khó khăn nhất".
Là căn bệnh mới, chưa có nhiều hiểu biết về nó, nên những người thầy thuốc công tác tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, từ tổ chức tiếp đón đến điều trị kịp thời khi có các ca nhiễm bệnh. Mỗi ngày, bệnh viện tổ chức ba kíp trực, mỗi kíp trực gồm một bác sĩ và ba điều dưỡng, không chỉ đảm nhiệm việc điều trị mà còn tham gia nghiên cứu về cơ chế bệnh, lên phương án và phác đồ điều trị cụ thể cho từng người bệnh.
Mặt khác, do người bệnh ở trong phòng cách ly, nên các thầy thuốc kiêm luôn cả chăm sóc người bệnh như đi lấy suất ăn, chuẩn bị khăn mặt, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà-phòng... cho người bệnh. Mặc dù gặp nhiều áp lực, vất vả nhưng các y, bác sĩ luôn động viên nhau và xác định làm hết sức mình, không nề hà khó khăn, chuẩn bị mọi tâm thế để cứu chữa người bệnh mắc Covid-19, quyết tâm không để căn bệnh này bùng phát.
Ths, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư) chia sẻ: Khó khăn trong chăm sóc, điều trị cho người bệnh nhiễm Covid-19, là việc cách ly, tránh lây lan cho nhân viên y tế, tránh lây lan mầm bệnh ra bên ngoài. Các y, bác sĩ ở đây còn phải đối mặt với những áp lực từ những người thuộc diện phải cách ly, nhiều trường hợp bức xúc, thậm chí không hợp tác.
áng chú ý, những người thầy thuốc tham gia chống dịch Covid-19 phải cách ly với cộng đồng, nhiều người hai, ba tuần chưa được về thăm gia đình. Nhưng thật buồn có những cán bộ y tế bị chính những người chung quanh thể hiện rõ sự kỳ thị, không giao tiếp, hay tìm cách tránh xa. Nhiều nhân viên y tế còn khó khăn phải đi thuê nhà, nhưng khi biết họ tham gia chăm sóc, điều trị cho người bệnh Covid-19, chủ nhà trọ vì sợ lây bệnh mà gây khó, thậm chí không muốn cho thuê nữa...
Một tuần sau khi bệnh nhân Li Ding (người Trung Quốc) nhiễm Covid-19 được chữa khỏi bệnh xuất viện, chúng tôi trở lại Bệnh viện Chợ Rẫy. Niềm hạnh phúc vẫn còn hiện rõ trên gương mặt của người đứng đầu "cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam chữa khỏi Covid-19". Chỉ vào màn hình điện thoại trên tay, bác sĩ Nguyễn Tri Thức thông báo, hai cha con bệnh nhân người Trung Quốc đã về tới nhà, họ vừa gửi thư cảm ơn đến đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trong bức thư, thay mặt cha, người con Li Zichao khẳng định, những thầy thuốc Việt Nam đã điều trị bằng tất cả tâm sức để hai cha con anh khỏi bệnh. Với gia đình Li Zichao, họ sẽ ghi nhớ mãi lòng tốt của những người thầy thuốc Việt Nam đã cứu họ thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Bác sĩ Nguyễn Tri Thức chia sẻ, những dòng cảm ơn chân thành đó đã khiến những thầy thuốc tại Bệnh viện Chợ Rẫy ấm lòng, quên hết những nhọc nhằn đã trải qua.
Khám sàng lọc cho bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TIẾN TUẤN
Bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy), một trong những người tham gia trong suốt quá trình điều trị cho hai người bệnh nhớ lại, ban đầu đội ngũ y, bác sĩ có phần căng thẳng vì đây là hai trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên của Việt Nam, mà những thông tin, nghiên cứu về bệnh lại chưa nhiều.
Nhưng những căng thẳng đó nhanh chóng bị sự tự tin lấn át. Bên cạnh thực hiện điều trị theo phác đồ, những thầy thuốc luôn theo sát diễn biến bệnh để đưa ra phương án phù hợp. "Sau ba ngày đầu, sức khỏe hai cha con tiến triển tốt, nên chúng tôi giảm bớt một phần lo lắng, và có thêm động lực để cố gắng điều trị tốt hơn" - bác sĩ Anh Thơ chia sẻ. Khi kết quả xét nghiệm của người con âm tính thì tinh thần người cha cải thiện đáng kể. Lúc ấy, họ bắt đầu tin tưởng tuyệt đối vào đội ngũ bác sĩ của Việt Nam.
Tham gia chuyến bay đặc biệt sang Vũ Hán đón 30 công dân Việt Nam về nước có ba nhân viên y tế. Bác sĩ N.T.H.P. công tác tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, là một trong những nhân viên y tế có mặt trên chuyến bay đó.
Chia sẻ về hành trình xuất ngoại ngắn ngủi nhưng trách nhiệm lại rất nặng nề đó, bác sĩ P. cho hay: ược tin sẽ tham gia đoàn công tác, cũng có phần lo lắng. Nhưng sau khi nhận nhiệm vụ, tham dự các cuộc họp với Bộ Y tế, Cục Hàng không, trao đổi với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và hằng ngày trao đổi cùng mọi người trong đoàn, tôi đã biết được lịch trình, việc sàng lọc, sắp xếp công dân, quá trình vận chuyển, phương tiện bảo hộ...
Với những thông tin ấy, mình thấy yên tâm hơn rất nhiều và công tác chuẩn bị chu đáo hơn. Do trong nhóm công dân đón về có một sản phụ mang thai khoảng tám tháng, nên bác sĩ P. đã chuẩn bị kịch bản các tình huống có thể xảy ra như: thai phụ chuyển dạ sinh trên máy bay; hay bị tiền sản giật, sản giật; bị dọa đẻ non...
Trên cơ sở các tình huống đó là việc chuẩn bị đồ dùng, vật tư y tế, thuốc cần thiết. Mặt khác, P. cũng tìm cách kết nối với sản phụ để nắm tình hình, tham vấn ý kiến các giáo sư, bác sĩ đầu ngành để công tác chuẩn bị được tốt nhất. Bằng sự chuẩn bị kỹ càng, chuyến bay đón 30 công dân đã hoàn thành xuất sắc, an toàn... có phần đóng góp của ba chiến sĩ áo trắng đó.
Chỉ cần gõ từ khóa "Sơn Lôi - Vĩnh Phúc" trên công cụ tìm kiếm google thì sau 0,55 giây đã có hơn 17 triệu kết quả cho thấy. ây thật sự là "điểm nóng" trong cuộc chiến với dịch Covid-19 thời gian vừa qua. Khi xác định tại đây dịch có thể lây lan, chính quyền địa phương quyết định khoanh vùng, cách ly toàn xã, kiểm soát chặt chẽ tất cả người vào, người ra.
Bên cạnh lực lượng y tế tại chỗ, Bộ Y tế tăng cường một tổ công tác đặc biệt về thường trực tại địa phương liên tục 24 giờ trong ngày hỗ trợ khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch và điều trị cho những người mắc bệnh. Tổ công tác gồm những chuyên gia đầu ngành "cắm chốt" tại huyện Bình Xuyên và thực hiện "ba cùng" với người dân nơi đây.
Hằng ngày, tổ công tác chia thành các nhóm dự phòng, môi trường, điều trị, theo phương châm "cầm tay chỉ việc" đến cán bộ y tế các cấp và tuyên truyền để người dân không quá hoang mang nhưng không chủ quan, yên tâm, đồng hành cùng ngành y tế chống dịch Covid-19.
Một cán bộ trong tổ công tác chia sẻ: Chưa bao giờ có chiến dịch như thế này. Công việc khá nhiều thách thức, nhưng chúng tôi rất an lòng. Áp lực công việc căng thẳng, bận rộn tới mức nhiều hôm quên không gọi điện về cho vợ con xem tình hình ở nhà thế nào.
Giờ đây, người dân xã Sơn Lôi đã quen mặt từng cán bộ trong tổ công tác đặc biệt vì họ làm việc không có ngày nghỉ, cùng ăn, cùng ở và cùng chống dịch với người dân nơi đây. Hằng ngày, các nhóm tỏa đi các địa bàn nắm tình hình, thực hiện nhiều biện pháp chuyên môn khẩn thiết.
Cùng lực lượng y tế địa phương các cán bộ tổ công tác đến từng nhà kiểm tra sức khỏe cho mỗi người hai lần/ngày. "iểm mấu chốt là tạo sự gần gũi với người dân, không để họ sợ hãi hay né tránh cán bộ y tế vì mục tiêu hướng đến là không bỏ sót, cách ly nghiêm ngặt", một cán bộ khác của tổ công tác chia sẻ...
Còn rất nhiều thầy thuốc đang âm thầm cống hiến cho mục tiêu, lý tưởng và con đường mà họ đã chọn. Sự tận tâm đó xứng đáng nhận được sự trân trọng của cả xã hội.
HOÀNG HẢO TUYẾN
Theo Nhân dân
Cuộc chiến chống COVID-19 - Bài 1: Kỳ tích của những 'chiến binh áo trắng' "Các bác sỹ Việt Nam đã đưa tôi từ cõi chết trở về, cho tôi cuộc sống lần thứ hai", "Tôi rất may mắn vì phát bệnh ở Việt Nam", đây là những cảm xúc chân thật được các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 chia sẻ sau khi được các bác sỹ tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới...