Tâm sự của một game thủ nghỉ chơi nhưng vẫn ngóng DOTA 2 từng ngày
Bên cạnh cái hay cái đẹp của trò chơi, mọi người đều có những lí do riêng để “đắm đuối” vào DOTA 2.
Khởi nguồn từ DotA – một custom map trên WarCraft 3, DOTA 2 thừa hưởng mọi tinh hoa của “tiền bối” như số lượng Heroes, Item phong phú, cập nhật liên tục. Những chỉ số, sức mạnh tướng luôn được cân bằng, thay đổi có tính toán qua từng phiên bản. Hệ thống Game-play cùng tính đồng đội được đề cao, giúp người chơi thi triển những kĩ năng tốt nhất.
Bên cạnh cái hay cái đẹp của trò chơi, mọi người đều có những lí do riêng để “đắm đuối” vào DOTA 2. Vậy có lúc nào bạn nghĩ rằng sẽ đến thời điểm mình dừng chơi DOTA 2? Mới đây một “cựu game thủ” có nickname encohun đã chia sẻ về câu chuyện của chính bản thân anh.
“Tôi chẳng nghĩ ra cách nào ngoài việc dừng chơi để đỡ trở thành “toxic player” ở cái tầm rank này. (toxic player: những game thủ gây tác động tiêu cực tới game đấu, như cố tình feed, pick ngáo, report, trashtalk bừa bãi…). Phải nói thêm là tôi rất thích và đã bỏ ra hơn 3000 giờ luyện cái game này, giờ đây tôi chỉ đọc tin bài, xem gosu thi đấu và stream mà thôi. Có ai ở đây cũng như vậy không?”
Có thể anh chàng nói trên đã chuyển qua xem Singsing stream.
Đồng cảm với anh chàng nói trên, nick Captain_Klutz chia sẻ
Captain_Klutz: “Chắc cũng giống như bóng đá, mọi người thường chơi khi còn trẻ tuổi và khi lớn hơn và không có nhiều thời gian/động lực, họ chỉ xem, thậm chí chỉ nghe tường thuật”.
CnSenvy1988: “Tôi cũng nghĩ như vậy. Từng là một fan bự của bóng đá nhưng giờ đây tôi thấy xem DOTA 2 còn thú vị hơn nhiều. Nên giờ tôi chỉ thỉnh thoảng mới xem bóng đá. Vẫn chơi DOTA 2 với bạn bè.”
Video đang HOT
EnbyDee: “Tôi cũng cố gắng chơi nhưng mà tuổi cao, internet thì tệ nên tôi không nỡ làm phiền những em nhỏ. Tôi có công việc ổn định rồi, cũng khá là khó để mà theo cái trò chơi 6 tháng lại cập nhật, thay đổi tùm lum một lần. Nên là thỉnh thoảng xem Major, TI và một số thanh niên streaming tôi thấy cũng ổn.”
Một số game thủ chia sẻ, họ có thói quen mute cả team đi để tập trung vào việc chơi thật tốt một hero nhất định. Như vậy vừa vui, vừa giúp chơi thuần thục những hero khó. Đơn giản bạn đang dần dần pro hơn, thay vì chỉ chăm chăm vào việc lấy được 25 điểm MMR
Chơi với bạn bè cũng là một phương án hay để “have fun” mà không sợ gặp phải các trẻ trâu. Tuy nhiên một số game thủ cũng cho rằng nếu chơi với nhóm bạn trong các trận rank thì họ chơi khá là tệ. Không rõ là do áp lực tâm lý hay do họ không gánh nổi “tạ”. Tuy nhiên nếu chơi các mode All Random, Ability Draft thì rất vui.
DOTA 2 thật sự là một sáng tạo tuyệt vời của Ice Frog, tựa game này đã tạo nên cơn sốt lớn trong ngành thể thao điện tử eSports với việc ra đời hàng loạt các giải thưởng với trị số tiền thưởng cực cao. Không tính đến các gosu, với số lượng người chơi khổng lồ, DOTA 2 là một thế giới vô cùng phức tạp, nơi các game thủ được giao lưu rộng rãi và hành vi của họ có tác động qua lại đến những người khác.
Vì vậy, hãy cố gắng biến DOTA 2 thành một tựa game thú vị, là nơi để xả stress và thăng hoa, thay vì “đầu độc” những người chơi khác, khiến họ phải “bỏ cuộc chơi” các bạn nhé.
Theo Gamek
DOTA 2 Trung Quốc và cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử
Kể từ khi DOTA 2 xuất hiện và phát triển cho tới TI5, Trung Quốc vẫn luôn là một thế lực với việc sở hữu những đội tuyển mạnh nhất trên thế giới.
Ngay từ khi tựa game DotA mới ra mắt với tư cách là một custom map của WarCraft 3, các đội tuyển Trung Quốc đã nổi lên như những thế lực hàng đầu trên thế giới với tựa game này. Và kể cả khi DOTA 2 xuất hiện và phát triển cho tới nay, Trung Quốc vẫn luôn là một thế lực thực sự với những đội tuyển mạnh bậc nhất trên thế giới.
Tuy nhiên gần đây, mọi thứ đang có dấu hiệu đảo chiều, khi cán cân quyền lực của DOTA 2 thế giới đang có xu hướng ngả dần sang phương Tây.
Ngược dòng quá khứ về quãng thời gian mà DOTA 2 vừa mới ra mắt, và The International 1 là cột mốc lớn đầu tiên của tựa game này. Chắc hẳn không ít người khi đó vẫn còn nhớ một EHOME bất khả chiến bại, một tượng đài lịch sử của DOTA 2 thế giới và cũng là ứng cử viên lớn nhất cho chức vô địch.
Mặc dù phải đi lên từ nhánh thua nhưng Burning cùng đồng đội cũng đã đi đến trận đấu cuối cùng, và chỉ bị khuất phục bởi phong độ xuất thần của những chú thợ nhuộm Na`Vi.
Thế nhưng ngay năm sau đó, Invictus Gaming của những Chuan, YYF, Ferrari_430 đã giúp EHOME huyền thoại trả món nợ, cũng như gỡ gạc lại thể diện cho người Trung Quốc khi vượt qua chính Na`Vi 3-1 đầy thuyết phục ở trận chung kết The International 2.
Một năm sau đó, cái tên Na`Vi tiếp tục là nỗi ác mộng của người Trung Quốc. Với chiến thuật hook fountain đầy mới lạ, Puppey cùng Dendi lại khiến một đại diện ưu tú khác của Trung Quốc phải ôm hận, và nạn nhân xấu số lần này là Tongfu.
Để rồi lần đầu tiên trong lịch sử giải đấu DOTA 2 lớn nhất hành tinh The International, không một đại diện nào của Trung Quốc góp mặt trong trận chung kết. Đây có thể xem là khoảng thời gian khá tăm tối của xứ sở này, khi mà ngoài Tongfu hay Invictus Gaming, không một team DOTA 2 nào của họ thật sự nổi bật và có tiềm năng trở thành đối trọng của những đội châu Âu.
Nhưng rồi mọi thứ lại trở về đúng với quỹ đạo vốn có của nó ở The International 4. Các đại diện Trung Quốc thêm một lần nữa buộc người hâm mộ phải nhớ tới mình khi quét sạch toàn bộ các team ngoại quốc ra khỏi trận chung kết.
Trận đấu cuối cùng là màn so găng nội bộ giữa Newbee và Vici Gaming. Cho dù đây có được coi là trận chung kết buồn tẻ cũng như chóng vánh nhất trong lịch sử các mùa The International, thế nhưng cũng không thể phủ nhận một điều, người Trung Quốc hoàn toàn làm vua trong năm 2014.
Bỏ qua 2 cái tên góp mặt trong trận chung kết, còn đó một DK lừng danh bất khả chiến bại, một LGD trẻ trung, mùa giải này cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển của những team non trẻ đang lên như CIS, CDEC. Có thể nói đây là giai đoạn mà DOTA 2 Trung Quốc phát triển cực thịnh, khi thế hệ trước chưa qua thời đỉnh cao đã có ngay những lứa kế cận đầy tiềm năng. Mỗi giải đấu trong nước lúc bấy giờ của các đội Trung Quốc thậm chí còn có tính cạnh tranh và khốc liệt hơn cả các giải quốc tế.
Mùa The International 5 vừa rồi, ngay cả khi Evil Geniuses là đội vô địch thì người Trung Quốc cũng chứng tỏ cho cả thế giới thấy sức mạnh của mình.
Ngoại trừ IG và Vici Gaming mang lại sự thất vọng thì những LGD.Gaming, EHOME và đặc biệt là CDEC đã thật sự làm rạng danh đất nước đông dân nhất thế giới. EHOME quật ngã ông lớn Team Secret đầy thuyết phục. CDEC thậm chí còn đặt chân vào trận chung kết khi vượt qua EG ở nhánh thắng, và dù thất bại tại trận đấu cuối cùng nhưng câu chuyện cổ tích của họ ở mùa The International năm nay cũng đã có một kết cục viên mãn. LGD.Gaming để lại dấu ấn với game đấu để đời cùng Cloud9, và kết thúc ở vị trí thứ 3 chung cuộc.
Nhưng hậu The International 5, không ai còn nhận ra những đại diện ưu tú của người Tàu nữa. LGD.Gaming chìm trong khủng hoảng sau khi chia tay xiao8 và Yao.
IG thì gần như không còn được nhắc đến trên bản đồ những top team của Trung Quốc, dù họ vẫn còn những cái tên như Ferrari_430, Chuan. Hao về lại Newbee những tưởng sẽ là liều động viên tinh thần cực lớn cho cựu vương The International 4, thế nhưng tới giờ họ vẫn chưa thể hiện được gì nhiều.
EHOME đang trong giai đoạn quá độ chuyển giao thế hệ, trong khi Vici Gaming với sự gia nhập của Burning được kỳ vọng rất nhiều, nhưng lại vừa ngã ngựa trước Team Secret tại Nanyang vừa rồi.
Đến cả nhà á quân The International 5, CDEC cũng đã không còn giữ được sự ổn định và bất ngờ - những yếu tố giúp họ bay xa ở Seattle vừa rồi.
Nhìn chung, DOTA 2 Trung Quốc dường như đang dần dần đánh mất vị thế của mình trên bản đồ DOTA 2 thế giới. Có cảm giác các đại diện Trung Quốc hiện nay rất mong manh, dễ dàng sụp đổ chứ không còn sự lì lợm và kiên nhẫn đến đáng sợ như cái thời của EHOME hay DK trong quá khứ.
Vẫn biết nền DOTA 2 Trung Quốc đang trong quá trình thay đổi lực lượng, chuyển giao thế hệ khi một loạt những player tên tuổi đều đã không còn giữ được phong độ như xưa, nhưng nếu cứ thế này thì cán cân quyền lực nhiều khả năng sẽ còn được những người châu Âu nắm giữ trong một thời gian dài nữa.
Theo Gamek
StarCraft sẽ được tái bản trên nền tảng PC hiện đại Không chỉ có vậy, những sản phẩm kinh điển khác là Warcraft 3 và Diablo 2 Blizzard sẽ có cơ hội được làm lại và tái bản trên nền tảng PC ngay trong thời gian tới. Hãng game Blizzard đã để lại những dấu ấn rất lớn trong tâm trí của các game thủ thế giới với nhiều siêu phẩm kinh điển như...