Tầm quan trọng của dữ liệu và tác động của việc phân tích dữ liệu đối với doanh nghiệp
Các quyết định, chiến lược kinh doanh cũng như cách thức vận hành của doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu – yếu tố có khả năng mang lại độ chính xác cao và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.
Trong chuỗi đào tạo trực tuyến được Microsoft kết hợp cùng Just Analytics tổ chức vừa qua, đại diện Just Analytics cũng đã có những chia sẻ vô cùng bổ ích về “ Data Modeling ( mô hình hóa dữ liệu) với nhiều thông tin và dẫn chứng cụ thể chứng minh tầm quan trọng của dữ liệu và việc phân tích dữ liệu. Vậy phương pháp phân tích nào có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được tối ưu lợi ích từ nguồn dữ liệu của mình?
Tầm ảnh hưởng của dữ liệu đến quyết định kinh doanh
Dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh vì dữ liệu giúp chúng ta hiểu các vấn đề mà tổ chức đang gặp phải và việc sử dụng dữ liệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh, đưa ra chiến lược thị trường tốt hơn, giảm chi phí, giúp doanh nghiệp ra quyết định nhanh và chính xác hơn,.. Việc phân tích dữ liệu tác động lớn đến đa dạng ngành khác nhau như bán lẻ (Retail), hàng tiêu dùng (Consumer Goods), dịch vụ tài chính (FSI), sản xuất (Manufacturing), bảo hiểm (Insurance)…
Lấy thực tế từ việc các nhà bán lẻ có thể quan sát được đầy đủ hành vi, thói quen mua sắm để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, từ tiếp thị đến những dịch vụ khách hàng sao cho phù hợp nhất bằng cách thu thập dữ liệu từ nhiều kênh, chẳng hạn như mạng xã hội, nhật ký cuộc gọi, lượt ghé thăm cửa hàng, lịch sử duyệt web,… Bên cạnh việc sử dụng dữ liệu để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp, phân tích dữ liệu còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được tệp khách hàng mới, thuận lợi củng cố lợi thế cạnh tranh, bứt phá dẫn đầu.
Công cụ khai thác và phân tích dữ liệu tốt nhất hiện nay là gì?
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình phân tích dữ liệu là thu thập thông tin – tập hợp và phân tích các chỉ số. Dashboard là lựa chọn được các nhà quản lý đánh giá cao, đây cũng chính là công cụ giúp khai thác và phân tích dữ liệu tốt nhất hiện nay.
Trên thị trường, có nhiều công cụ cho phép doanh nghiệp xây dựng Dashboard phải kể đến như: Power BI, Tableau, Qlik, Supermetrics, Google Data Studio,… Đối với khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ những hệ thống thu thập khác nhau của doanh nghiệp, từ ERP (phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh) đến CRM (quản lý dữ liệu và phân tích các tương tác của khách hàng) hoặc những hệ thống khác, Dashboard đều có thể hỗ trợ doanh nghiệp xử lý dữ liệu dễ dàng.
Video đang HOT
Làm thế nào với một Dashboard doanh nghiệp có thể mô tả đầy đủ được hết các thông tin quan trọng và hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng xem các ví dụ dưới đây:
Dashboard Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dashboard Hàng tồn kho nhà phân phối của doanh nghiệp
Ông Đặng Trung Tín – Giám đốc Quốc Gia Just Analytics Vietnam chia sẻ: “Dashboard chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu & câu hỏi kinh doanh mà Doanh nghiệp đang cần phải trả lời và xây dựng được lộ trình để có được dữ liệu hỗ trợ trả lời các câu hỏi đó. Từ đó từng bước xây dựng một nền tảng dữ liệu tập trung với các giải pháp AI đi cùng. Chuyển đổi số phải đi kèm với chuyển đổi tư duy, chuyển đổi quy trình”.
Just Analytics – lựa chọn đến từ công ty tư vấn phân tích dữ liệu hàng đầu
Được thành lập bởi những cựu kiến trúc sư Oracle hàng đầu và các chuyên gia tư vấn được chứng nhận, với mục tiêu giúp khách hàng hiểu tầm quan trọng của phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn – Just Analytics là nhà cung cấp giải pháp hàng đầu về Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (Data & AI) được thành lập năm 2011, có trụ sở chính tại Singapore.
Just Analytics đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á trong việc xây dưng lộ trình cho nền tảng dữ liệu doanh nghiệp – đã thực hiện hơn 300 dự án, đa dạng ngành khác nhau như bán lẻ (Retail), hàng tiêu dùng (Consumer Goods), dịch vụ tài chính (FSI), sản xuất (Manufacturing), bảo hiểm (Insurance)…Một vài đối tác tiêu biểu đã rất thành công phải kể đến như Suntory Pepsico Vietnam Beverage, SSI, Starbucks, National Gallery Singapore.
Lựa chọn đối tác uy tín để tìm ra giải pháp phân tích dữ liệu thích hợp với hệ thống vận hành sẽ hỗ trợ doanh nghiệp không ít trong việc định hướng kinh doanh, đưa ra chiến lược lâu dài, bền vững.
'Nghiện' smartphone trong mùa dịch
Giãn cách xã hội trong mùa dịch Covid-19 khiến chúng ta phụ thuộc vào điện thoại nhiều hơn do thiếu vắng sự tiếp xúc giữa người với người.
Dùng smartphone quá nhiều gây rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý
Theo South China Morning Post, thời gian người trẻ Hồng Kông dùng điện thoại đang tăng đột biến trong đại dịch. Cuộc khảo sát với 97 thanh niên từ 13-25 tuổi của Hiệp hội Sân chơi Hồng Kông (Hong Kong Playground Association) cho thấy giới trẻ dành trung bình 8 tiếng rưỡi mỗi ngày trên các ứng dụng di động, chủ yếu là mạng xã hội, game online, sau đó là tham gia các lớp học trực tuyến. Có những em dành cả 10 tiếng đồng hồ bấm điện thoại vì không thể đi chơi, gặp bạn bè hay đến trường.
Bị cô lập trong nhà, người trẻ phải tìm đến điện thoại để cảm thấy được kết nối
Căng thẳng về tài chính, nỗi lo thất nghiệp cũng khiến người lớn sử dụng smartphone như một thú tiêu khiển. Trang Korea Biomedical Review đưa tin về cuộc khảo sát do Diễn đàn Cai nghiện Hàn Quốc (Korean Addiction Forum - KAF) thực hiện trên quy mô 1.017 người lớn nhằm tìm hiểu sự bùng phát của Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến hành vi của chúng ta. Có 44,3% người được khảo sát thừa nhận họ dùng điện thoại nhiều hơn trong đại dịch. Mục đích chính là "để tương tác với người khác". Trong số đó, 49% sử dụng mạng xã hội, 47,2% đọc tin tức, 34,6% mua sắm trực tuyến và 29% dùng điện thoại xem hình ảnh và video.
Tình trạng sức khỏe tâm thần bất ổn lại càng khiến những người này sa đà vào thế giới ảo nhiều hơn, tạo thành một vòng lặp không có điểm dừng. KAF đánh giá: "Kết quả cho thấy việc chuyển sang giãn cách xã hội làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm và lo âu, dẫn đến lạm dụng phương tiện kỹ thuật số và làm suy giảm sức khỏe tinh thần".
Không chỉ ở những nước Đông Á, người dân đến từ các nước như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị phụ thuộc vào smartphone trong mùa dịch. Chuyên gia mạng xã hội Deniz Unay chia sẻ với Anadolu Agency: "Một thực tế không thể chối cãi là sau khi đóng cửa các trường học, sự chuyển giao giáo dục sang phương tiện kỹ thuật số và hạn chế đời sống xã hội trong phạm vi gia đình đã khiến việc sử dụng Internet và mạng xã hội tăng lên ồ ạt". Nếu trẻ em học trực tuyến thì người lớn cũng phải làm việc từ xa trên thiết bị di động hoặc liên lạc với người thân thông qua Google Hangouts Meet, Zoom Cloud Meetings. Một nghiên cứu khác ở Ấn Độ cho thấy đại dịch khiến người dân ở đây dùng mạng xã hội nhiều hơn 87% so với thời gian bình thường. Deniz Unay cho biết: "Tình trạng này cũng tương tự Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi và nhiều quốc gia khác".
Nghiện smartphone vẫn luôn là căn bệnh khó chữa của thời đại 4.0
Tại các nước phương Tây, căn bệnh nghiện smartphone đã ở mức đáng báo động từ trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Theo Healthline, stress là một trong những "thủ phạm" chính đằng sau vấn nạn này. Ngày càng có nhiều người xem việc sử dụng điện thoại là biện pháp giải tỏa nhằm quên đi thực tại khắc nghiệt và smartphone trở thành một thứ "thuốc" gây nghiện tạm thời.
Tiến sĩ Lawrence Weinstein, Giám đốc y tế tại Trung tâm Cai nghiện Hoa Kỳ giải thích quá trình nghiện là một chuỗi những hành vi kích hoạt trung tâm "khen thưởng" của não bộ. Khi đó, não sẽ tiết ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine - một thứ "hormone hạnh phúc" khiến con người cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn dẫu chỉ trong phút chốc. Từ đó, con người sẽ thực hiện hành vi giúp bản thân tăng dopamine thường xuyên hơn để được trải nghiệm cảm giác tương tự. Việc lạm dụng smartphone cũng mang lại ảnh hưởng như thế.
Hiện nay ở nhiều quốc gia đã có các chương trình nâng cao ý thức về sử dụng thiết bị công nghệ, kêu gọi mọi người tự cắt giảm thời gian dùng điện thoại sao cho hợp lý, thậm chí Trung Quốc còn tổ chức những hoạt động hỗ trợ các bạn trẻ "cai nghiện" smartphone, hướng đến lối sống lành mạnh, năng động hơn.
Quỹ đầu tư VIC Partners rót vốn vào startup công nghệ Callio Đánh giá cao sự sáng tạo và khả năng phát triển mạnh mẽ của nền tảng Callio, quỹ đầu tư VIC Partners đã quyết định rót vốn vào startup công nghệ này. Quỹ đầu tư thiên thần VIC Partners ký kết hợp tác đầu tư vào Callio của Công ty Gadget vì đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp số...