Tắm nước lạnh có lợi hơn cả thực hiện các bài tập, cực kì có lợi cho não bộ nhưng tắm thế nào mới phù hợp?
Trong mùa hè nóng bức, tắm nước lạnh thực sự là một biện pháp tuyệt vời dể hạ nhiệt.
Không ít nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của việc tắm nước lạnh đối với sức khỏe. Việc làm này là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm đau nhức cơ bắp khởi phát chậm (DOMS), mệt mỏi, tổn thương cơ và viêm nhiễm sau khi tập luyện. Trên thực tế, theo một phân tích tổng hợp của 99 nghiên cứu vào năm 2018, tắm nước lạnh có lợi hơn cả thực hiện các bài tập tăng tốc độ hồi phục cơ và massage.
Tắm nước lạnh tác động thế nào tới cơ thể?
Liệu pháp thủy trị liệu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để giúp con người thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt.
Tắm nước lạnh trước khi tập luyện đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt nếu bạn phải chạy bộ trong thời tiết nắng nóng. Doug Casa, bác sĩ kiêm giám đốc Viện thể thao Korey Stringer cho biết, không chỉ tạo cảm giác thoải mái, việc làm này còn giúp hạ nhiệt cơ thể trước khi vận động mạnh, từ đó góp phần chống sốc nhiệt đáng kể.
Trên thực tế, hầu hết mọi người có thói quen tắm nước lạnh sau khi tập luyện. Nguyên nhân chủ yếu là do việc làm này giúp giảm đau, chống viêm và thúc đẩy hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Hơn nữa, tắm nước lạnh ngay sau khi tập thể dục là một ý tưởng tuyệt vời vì nhiệt độ cơ thể càng giảm sau khi tập luyện thì bạn càng có thể phục hồi tốt hơn.
Khi tập thể dục dưới trời nóng, cơ thể sẽ tăng cường máu tới da, cơ bắp và trái tim. Do đó, theo bác sĩ Casa, làm mát da bằng nước lạnh khiến cơ thể không cần phải chuyển nhiều máu tới những khu vực này. Lượng máu sẽ được đưa trở lại các nơi quan trọng khác như dạ dày-ruột để tránh mất nước, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm cảm giác mệt mỏi.
Aaron Drogoszewski, huấn luyện viên thể hình tại New York cho biết, tiếp xúc với nước lạnh cũng gây ra hiện tượng co mạch, khiến các mạch máu trở nên hẹp hơn và trái tim cần phải làm việc nhiều hơn để tiếp tục lưu thông máu. Điều này sẽ tăng cường sức mạnh của tim, mạch máu và cải thiện lưu thông đáng kể. Không những thế, tắm nước lạnh còn kích thích cơ thể loại bỏ các chất thải ra trong quá trình tập luyện như axit lactic hiệu quả hơn.
Tắm nước lạnh tác động thế nào tới não bộ?
Tắm nước lạnh có thể giúp cải thiện các triệu chứng và những tình trạng sức khỏe nói chung.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, 10% những người trưởng thành ở Mỹ phải đối mặt với bệnh trầm cảm. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, nhiều chuyên gia đã khuyên người bệnh nên áp dụng một số phương pháp điều trị vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao như thủy trị liệu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medical Hypuitses, tắm nước lạnh trong tối đa năm phút, 2-3 lần mỗi tuần đã được chứng minh giúp giảm triệu chứng trầm cảm đáng kể. Huấn luyện viên Drogoszewski cho biết, tiếp xúc với nước lạnh có khả năng kiểm soát nồng độ hormone gây căng thẳng cortisol và tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh tốt. Hơn nữa, cơ thể còn tạo ra được nhiều adrenaline khi ngâm mình trong nước lạnh, từ đó giúp cải thiện năng lượng, sự tập trung và khả năng xử lý của não bộ.
Video đang HOT
Nước lạnh ở mức nào thì phù hợp?
Cách dễ nhất để cơ thể làm quen với nước lạnh là hạ nhiệt độ nước từ từ trong mỗi lần tắm.
Mỗi người có cảm nhận khác nhau về mức độ lạnh của nước. Vào mùa hè, nếu nhiệt độ cơ thể của bạn vào khoảng 39-40C, ngâm mình trong nước lạnh 1C sẽ là một trải nghiệm kinh khủng. Đối với một số người, tắm với nước lạnh 15C cũng có thể khiến họ cảm giác sảng khoái. Vì vậy, hiện nay không có một quy định nào yêu cầu mọi người phải tắm nước lạnh ở một nhiệt độ cụ thể. Nhìn chung, nhiệt độ của nước sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người.
Theo huấn luyện viên Drogoszewski, nếu mới làm quen với việc tắm nước lạnh, bạn nên bắt đầu mọi thứ một cách từ từ để giúp cơ thể làm quen dần với sự thay đổi nhiệt độ. Mục tiêu là ngâm mình trong nước càng lâu càng tốt. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn sẽ không còn muốn duy trì thói quen này lâu dài. Huấn luyện viên Drogoszewski chia sẻ: “Mới đầu, tôi chỉ có thể tắm được nước lạnh trong 30 giây. Hiện tại tôi đã có thể ngâm mình trong nước lạnh 5-10 phút mỗi sáng”.
Nếu bạn đang mắc bệnh, bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mới trải qua phẫu thuật, có sức đề kháng kém, đừng nên thử tắm nước lạnh. Phương pháp này không phải lúc nào cũng phù hợp đối với tất cả mọi người.
7 cách hiệu quả giúp tăng ham muốn 'chuyện yêu'
Nghiên cứu cho biết, ham muốn của mỗi người khác nhau và có thể tăng giảm theo thời gian. Điều này là bình thường.
Giảm căng thẳng, khơi gợi ham muốn, đừng lo lắng, ngủ đủ, bớt suy nghĩ đến hậu quả tiêu cực... là những cách hiệu quả để hâm nóng 'chuyện ấy' - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo chuyên gia tình dục học người Canada, tiến sĩ Jess O'Reilly, không có tiêu chuẩn hay quy tắc chung nào cho sự ham muốn.
Ham muốn thấp chỉ trở thành vấn đề khi bạn coi đó là vấn đề hoặc bạn cảm thấy đau khổ, tiến sĩ O'Reilly nói.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy thiếu ham muốn và muốn quan tâm nhiều hơn đến "chuyện yêu", tiến sĩ O'Reilly khuyên bạn nên xem liệu ham muốn của bạn có bị tác động do lối sống hoặc các yếu tố trong mối quan hệ, giao tiếp, kết nối, hoặc xử lý các xung đột, theo Insider.
1. Giảm mức độ căng thẳng
Căng thẳng có thể làm giảm ham muốn.
Tiến sĩ O'Reilly cho biết mức hoóc môn căng thẳng cortisol tăng cao có thể cản trở ham muốn và hưng phấn.
Một cuộc khảo sát năm 2018 do BBC thực hiện cho thấy 45% số người được hỏi nói rằng căng thẳng làm giảm ham muốn của họ.
Thiền, tập thể dục có thể giúp cải thiện ham muốn và chức năng tình dục, đặc biệt là ở phụ nữ.
2. Một số mẹo khơi gợi ham muốn
Ham muốn không phải lúc nào cũng đến một cách tự nhiên. Hầu hết mọi người cần được khơi gợi trước để có được ham muốn. Nếu bạn ngồi chờ đợi ham muốn tự đến, điều đó không thể xảy ra, tiến sĩ O'Reilly nói.
Có rất nhiều cách có thể tăng cường ham muốn. Hãy thử một số mẹo sau đây:
Tưởng tượng
Duy trì sự thân mật gắn bó
Xem phim về "chuyện ấy"
Đọc truyện về "chuyện ấy"
Để đối tác hôn và âu yếm mà không mong đợi "chuyện ấy"
Nghe âm thanh nhạy cảm
Thưởng thức âm nhạc mang lại cảm giác "yêu"
Hãy sáng tạo và thử nghiệm những gì khiến bạn "nóng lên" nhất. Tiến sĩ O'Reilly nói rằng một khi bị kích thích, nhiều khả năng ham muốn sẽ kéo đến, theo Insider.
Thử một điều gì đó mới có thể thú vị.
3. Đừng lo lắng về hiệu suất "yêu"
Lo lắng, áp lực và căng thẳng về hiệu suất "yêu" có thể kiềm chế sự kích thích và ham muốn.
Áp lực là kẻ thù của khoái cảm, cảm thấy áp lực trong chuyện phòng the có thể khiến mất hứng thú hoàn toàn, tiến sĩ "O'Reilly nói.
4. Ngủ đủ
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến ham muốn.
Nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ làm giảm ham muốn, cũng như khó "lên đỉnh" ở phụ nữ.
Tiến sĩ O'Reilly nói rằng kiệt sức có thể dẫn đến thiếu ham muốn. Cần ưu tiên cho giấc ngủ. Khi đã ngủ đủ giấc, sẽ dễ "sung" hơn, tiến sĩ O'Reilly nói, theo Insider.
5. Giải quyết mối quan hệ không hài lòng
Tiến sĩ O'Reilly nói: Nếu bạn đang có điều không hài lòng với đối tác, chắc chắn bạn sẽ không muốn "gần gũi".
Tốt nhất là giải quyết các vấn đề này trước, hãy cởi mở.
6. Bớt suy nghĩ đến hậu quả tiêu cực
Bạn có thể không mong muốn "chuyện yêu" nếu lo lắng về hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.
Hãy sử dụng các biện pháp an toàn. Đừng quên trao đổi thẳng thắn thoải mái với đối tác.
Một số người bị đau khi "yêu". Hãy hỏi bác sĩ về vấn đề này.
Khám tiết niệu nếu gặp vấn đề với sự cương cứng hoặc "lên đỉnh".
7. Nói chuyện với một nhà trị liệu
Nói chuyện với một nhà trị liệu có thể giúp bạn đối phó với những lý do tâm lý tiềm ẩn mà bạn có thể gặp phải, theo Insider.
Lý giải căng thẳng ảnh hưởng phản ứng viêm của cơ thể Phản ứng của hệ miễn dịch khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng (stress) có thể làm nặng hơn tình trạng viêm của cơ thể. Theo phát hiện mới của ại học Yale (Mỹ), nguyên nhân bắt nguồn từ tế bào miễn dịch đặc biệt do tế bào mỡ nâu tiết ra. Căng thẳng kích hoạt phản ứng có hại của...