Tâm nguyện về một ngôi chùa của người Việt tại Malaysia
Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malayisa (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia).
Chuông cao 2,3 m, nặng 1,5 tấn được đúc tại Mỹ Đức (Hà Nội) và có giá trị 400.000 ringgit (tương đương 2 tỷ đồng).
Sư thầy K.Sri Dhammaratana Nayaka Maha Thera, trụ trì chùa Ti-Ratana Heights chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Hội Doanh nghiệp Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu tại buổi lễ diễn ra ngày 15/1, trụ trì chùa Ti-Ratana Heights – sư thầy K.Sri Dhammaratana Nayaka Maha Thera, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo tại Malaysia – đã bày tỏ vui mừng khi tiếp nhận chiếc chuông đồng, đặt nền tảng ban đầu để cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia chung tay và cùng xây dựng một ngôi chùa của mình tại đây. Theo sư thầy, với khoảng 10.000 người Việt đang sống và làm việc tại Kuala Lumpur, chùa Ti-Ratana chắc chắn sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai của người Việt, nơi chia sẻ những vui, buồn và hạnh phúc của những người con phải sống và làm việc xa nhà và cũng là nơi truyền đạt về Phật pháp cho thế hệ tương lai.
Đại diện cho Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Tổng Thư ký Peter Hồng cho biết đây là chiếc chuông thứ 92 với sự góp sức của BAOOV được đặt tại 92 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chuông đồng là một trong những pháp bảo không thể thiếu tại các chùa ở Việt Nam. Ông cho rằng với khoảng 50-70 phật tử Việt Nam thường hay lui tới chùa Ti-Ratana mỗi cuối tuần để nghe giảng giải về Phật pháp và mong muốn có được một địa điểm tôn giáo cho người Việt tại Malaysia, ông bày tỏ BAOOV mong muốn được góp một phần công sức của mình để biến ước nguyện của họ thành hiện thực. Đồng thời hy vọng trong 2-3 năm tới, ước mơ của người Việt tại Malaysia trở thành hiện thực.
Chuông đồng được thiết kế 4 mặt, tương trưng cho 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc với hình trống đồng, bản đồ Việt Nam, hình tượng ngôi chùa và danh sách các nhà hảo tâm.
Video đang HOT
Tham dự buổi lễ, đại diện cho Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia có Tham tán Nguyễn Thanh Bằng, Bí thư thứ nhất Nguyễn Bá Tân. Về phía Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia có Chủ tịch Ngô Sỹ Tuyên và nhiều đại diện của cộng đồng Việt Nam cũng như các tăng ni, Phật tử gần xa.
Trong Phật giáo, tiếng chuông mang nhiều ý nghĩa khác nhau, làm thức tỉnh, sớm giác ngộ, thôi thúc những điều tốt đẹp trong mỗi con người, hướng đến cái thiện. Hơn thế nữa, tiếng chuông chùa còn làm tăng thêm sự uy nghi, linh thiêng của ngôi chùa.
Ở nơi đất khách, ngôi chùa tâm linh của nước nhà thực sự cần thiết đối với những người con xa xứ. Với họ mái chùa quê hương không chỉ đơn thuần là nơi cử hành nghi lễ tôn giáo, mà còn là nơi bảo bọc, sưởi ấm trái tim của những người con xa quê.
Nằm cách trung tâm thủ đô Kuala Lumpur khoảng 15 km, chùa Ti-Ratana tọa lạc trên diện tích 5.000 m2 trên một quả đồi thoai thoải và được bao bọc giữa rừng xà cừ bạt ngàn xanh lá. Trong 5 năm trở lại đây, theo chân sư thầy, các tăng ni, Phật tử Việt Nam thường đến chùa Ti-Ratana nghe giảng đạo. Tháng 8/2022, các tăng ni, Phật tử đã cúng tiến lên chùa một pho tượng Phật cao khoảng 2 m.
Điều quý giá nhất
Từ nỗ lực của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản để giúp đỡ những người Việt trong vùng động đất, đến sự tương trợ, che chở cho nhau giữa người Nhật với người Việt, "tình người" luôn là điểm tựa để mọi người cùng vượt qua khó khăn, phục hồi cuộc sống .
Những thùng thực phẩm cuối cùng được chất lên xe trong đêm.
Trận động đất vào ngày đầu năm mới tại Bán đảo Noto, tỉnh Ishikawa với sức tàn phá lớn đã gây hậu quả nặng nề với người dân Nhật Bản cũng như những người Việt sinh sống tại đây.
Tỉnh Ishikawa có hơn 5.000 người Việt Nam, trong đó có khoảng 600 người Việt Nam, chủ yếu là các thực tập sinh, đang làm việc tại các công ty hoặc nhà máy ở khu vực Bán đảo Noto. Với thành phần đa số là thực tập sinh, điều đó có nghĩa là những người Việt làm việc ở Bán đảo Noto hầu hết đều lần đầu tiên qua Nhật Bản và chưa có kinh nghiệm để đối phó với động đất, sóng thần.
Một nhóm các nữ thực tập sinh Việt Nam tại tỉnh Ishikawa đã kể lại kỷ niệm trong những ngày sống tại khu lánh nạn. Các em đều lần đầu tiên đến Nhật và thậm chí có em chỉ mới đến Nhật Bản được vài tháng. Cuộc sống hầu như chỉ tập trung vào công việc. Vì vậy, sau khi động đất xảy ra, các em đều lúng túng lo sợ vì không biết làm gì và đi đâu.
Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, sẽ có những người Nhật sống xung quanh đến gọi và hướng dẫn các em cùng chạy ra khu lánh nạn. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, mọi người đều ý thức nhường nhịn lẫn nhau, xếp hàng trật tự để nhận thức ăn, nước uống. Không hề có cảnh tranh giành, náo loạn. Người Nhật, người Việt, hay bất cứ quốc tịch nào, đều được đối xử bình đằng và tất cả đều ứng xử văn minh.
Nhớ lại những ngày đầu tiên sau khi xảy ra động đất, sự giúp đỡ từ gia đình của một đồng nghiệp Nhật Bản đã phần nào trấn an tinh thần của chị Hằng, giúp chị bớt cảm giác hoảng sợ vì lần đầu tiên trải qua một trận động đất mạnh ở xứ người. Chị kể rằng sau khi động đất xảy ra, chị được một đồng nghiệp người Nhật cùng công ty hỗ trợ thực phẩm, nước uống và hướng dẫn kinh nghiệm ứng phó với động đất.
Trong những ngày đầu sau động đất, dư chấn mạnh liên tục xảy ra tại thành phố Nanao, tỉnh Ishikawa, khiến chị chạy vào và chạy ra khu lánh nạn không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần như thế, chị đều đi cùng với đồng nghiệp người Nhật Bản như một thành viên trong gia đình.
Một người Nhật Bản ủng hộ tiền cho nhóm tình nguyện Việt.
Với những khu vực bị ảnh hưởng động đất như thành phố Nanao, Kanazawa..., do không phải là vùng tâm chấn nên hoạt động sớm trở lại gần như hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ở vùng tâm chấn, vì tính chất là bán đảo nên có không ít địa điểm bị cô lập, rất khó tiếp cận.
Trong những ngày đó, những nhóm cứu trợ tình nguyện của người Việt Nam đã không nề hà nguy hiểm, tìm đường đến những nơi mà họ biết có người Việt sinh sống song đã mất liên lạc với bên ngoài từ khi xảy ra thảm họa.
Bốn ngày sau khi động đất, một nhóm tình nguyện viên Việt Nam đến được một địa điểm lánh nạn tại thị trấn Wajima và tìm thấy 7 nữ thực tập sinh Việt Nam đang trú tại đây. Khu vực này chìm trong cảnh mất điện, mất nước và thông tin liên lạc bị gián đoạn. Thiếu nước sạch, thiếu đồ ăn là điều dĩ nhiên vì lúc đó mới chỉ có hàng cứu trợ của Lực lượng phòng vệ đến được khu vực này. Thế nhưng, đối với các nữ thực tập sinh, đó chưa phải là điều đáng lo sợ nhất. Điều mà các cô gái Việt Nam hoang mang hơn cả là chưa thể liên lạc với bất cứ đầu mối người Việt Nam nào bên ngoài.
Mặc dù được những người dân địa phương bao bọc và hướng dẫn song mọi người vẫn lo sợ vì không biết phải làm gì trong tình cảnh dư chấn mạnh vẫn liên tục xảy ra. Nhìn thấy nhóm tình nguyện viên Việt Nam đầu tiên xuất hiện, các cô gái đã òa lên khóc vì vui mừng khi biết trong những ngày qua, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng như nhóm tình nguyện đã rất nỗ lực tìm kiếm họ.
Không chỉ hỗ trợ người Việt, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đã nhanh chóng hình thành những nhóm tình nguyện, chở hàng cứu trợ, trong đó quan trọng nhất là nước sạch, vào các khu vực lánh nạn và các địa điểm ở xa các đô thị, với mong muốn góp sức với người dân Nhật Bản trong hoàn cảnh khó khăn.
Người Việt Nam tại Nanao nhận được đồ tiếp tế từ nhóm tình nguyện.
Các chuyến hàng cứu trợ do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tổng lãnh sự quán Osaka, cộng đồng người Việt tại các địa phương ở Nhật Bản đổ về tỉnh Ishikawa. Nhiều tài khoản mạng xã hội chính thức của người Việt tại Nhật Bản, xuất hiện lời kêu gọi tình nguyện viên tham gia các hoạt động cứu trợ tại khu vực bị động đất và được hưởng ứng mạnh mẽ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã chủ trì việc điều phối hoạt động cứu trợ của người Việt, nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực tập thể, tránh tình trạng chồng chéo và làm ảnh hưởng đến hoạt động của phía Nhật Bản. Điều này đã không chỉ làm ấm lòng những người Việt, mà còn để lại ấn tượng sâu đậm và sự cảm kích của người dân Nhật Bản dành cho cộng đồng Việt Nam.
Đã nhiều ngày trôi qua kể từ khi xảy ra thảm họa. Dân tộc Nhật Bản một lần nữa kiên cường và kỷ luật nắm tay nhau để xây dựng lại từ đổ nát. Cũng với mong muốn này, cộng đồng Việt Nam đã huy động nguồn lực, chung tay với chính phủ và người Nhật Bản để phục hồi sau động đất. Với truyền thống văn hóa của người Việt Nam cũng như dân tộc Nhật Bản, "tình người", điều quý giá nhất, luôn được trân trọng và gìn giữ.
Lũ lụt khiến khoảng 10.000 người phải sơ tán ở Malaysia Tính đến chiều 10/1, khoảng 10.000 người ở Malaysia đã phải đi sơ tán vì lũ lụt, trong đó bang Johor chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mưa lớn gây ngập lụt tại bang Johor, Malaysia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo nhà chức trách Malaysia, tại bang Johor, 8.180 người đã phải di dời, trong khi ở bang Pahang lân cận 1.501 người...