Tâm nguyện cuối của người giữ “linh hồn” nghề làm gối tựa cung đình
Thông tin “mệ” Trí Huệ – vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế tạ thế ở tuổi 101 khiến nhiều người vô cùng thương tiếc.
Bà là một người dùng cả cuộc đời gắn bó với nghệ thuật làm gối tựa cung đình, nghệ nhân tài hoa, dành trọn tâm huyết với nghề.
Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ – người nghệ nhân làm ghế trái dựa cuối cùng của triều Nguyễn. (Ảnh: TRT)
Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (1922-2023) sinh ra và lớn lên trong gia đình hoàng tộc thời nhà Nguyễn, trong đó “Công tôn nữ” là cách gọi cháu nội gái của tước Công. Bà là chắt nội của vua Minh Mạng, cháu nội của Hoài Đức Quận Công Miên Lâm, người có công phò tá vua Hàm Nghi và Thành Thái. Gia đình bà Trí Huệ xưa kia nổi tiếng với nghề bốc thuốc cứu người.
Từ năm 17 tuổi, bà vào Đại Nội học may vá thêu thùa giống như các Công tôn nữ khác, qua đó có cơ hội tiếp xúc với gối trái dựa (loại gối có nhiều nếp có thể mở ra gấp vào tùy ý thường được vua quan ngày xưa hay sử dụng). Từ năm 1954, bà vừa làm trái dựa, vừa may áo cho Đức Từ Cung (mẹ của vua Bảo Đại). Cũng trong thời gian này bà được tiếp cận bí quyết may ra những chiếc gối trái dựa.
Từ năm 17 tuổi, “mệ” Trí Huệ đã được học thêu thùa, may vá. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trải qua thời gian dài với nhiều biến động, sau này khi không còn theo hầu Đức Từ Cung Hoàng Thái hậu nữa. Năm 1992, bà Trí Huệ về lại Hương Cần sống cuộc sống yên bình cùng gia đình người con trai. Tuy vậy, vì nặng lòng với nghề mà bà vẫn ngày ngày gắn bó với công việc may gối trái dựa. Bấy giờ không ai cần gối tựa nữa nên bà chỉ tận dụng những mảnh vải dư để may gối cho đỡ nhớ nghề.
Với đôi tay khéo léo, những sản phẩm gối tựa của bà được vua Bảo Đại rất vừa lòng. (Ảnh: Vietnam )
Vì tôn trọng, nhiều người gọi bà Trí Huệ là “mệ” (cách gọi mẹ theo phương ngữ các vùng từ Thanh Hóa vào Huế). Qua hàng chục năm lịch sử, bà trở thành người hiếm còn biết và giữ được những kỹ thuật làm một chiếc gối tựa cung đình xưa đồng thời còn lưu giữ được những giá trị văn hóa, lịch sử cung đình đặc sắc.
Video đang HOT
Bà cho rằng làm gối cung đình không quá khó, nhưng cần sự tỉ mẩn, cẩn thận: “Ngày đó thầy chỉ nói sơ qua chứ không cầm tay chỉ việc. Tôi tự tháo các mối may của gối cũ rồi tự học. Làm càng tỉ mỉ thì gối càng chặt, dùng được lâu, luôn giữ được độ êm, căng, phồng, không bị xẹp”.
Từng chiếc gối tựa đều là tâm huyết của bà. (Ảnh: TRT)
Tuy nhiên, theo bà Công Tôn Nữ Trí Huệ, ngày xưa, gối trái dựa thường được vua, quan sử dụng để gối đầu, tựa lưng hay tì tay lúc ngồi nghỉ ngơi, đọc sách. Vì được sử dụng nhiều ở chốn hoàng cung, vương giả mà mọi người mới quen gọi với cái tên là gối cung đình. Việc may gối trái dựa ở chốn cung đình cũng phải tuân thủ những nguyên tắc hết sức nghiêm ngặt.
Bà luôn cẩn thận trong từng mũi khâu để cho ra chiếc gối tựa hoàn hảo nhất. (Ảnh: TRT)
Khi còn sống, bà Trí Hệ vẫn giữ nghề suốt nhiều năm nay nhưng cũng có không ít những nỗi niềm trăn trở. Nghề làm gối trái dựa lại rất ít người biết đến. Điều này đã khiến bà không khỏi chạnh lòng.
Việc may gối tựa cung đình phải tuân thủ theo những quy tắc hết sức nghiêm ngặt. (Ảnh: Vietnamnet)
“Mệ” Trí Huệ có một mong muốn là nghề làm gối tựa cung đình sẽ không bao giờ bị mai một. (Ảnh: Vietnamnet)
Con gái của bà – cô Bùi Thị Ngọc Điểm – từng chia sẻ mẹ mình đã có nửa đời người gắn với chiếc gối cung đình. Vì vậy, “mệ” luôn mong ước dạy nghề làm gối trái dựa cho nhiều người, dù miễn phí cũng dạy, bởi sợ khi bản thân qua đời sẽ không còn ai làm việc này.
Để thực hiện di nguyện ấy, gia đình cho biết sẽ sẵn sàng giúp đỡ để gìn giữ và phát huy nghề cho bất cứ ai trên khắp cả nước. Đã có nhiều bạn trẻ từ nhiều tỉnh thành tìm đến bà Công Tôn Nữ Trí Huệ và thực hiện nhiều dự án nối dài di sản văn hóa liên quan.
Để thực hiện di nguyện của “mệ”, gia đình của “mệ” sẵn lòng dạy cho những ai thực sự đam mê làm gối tựa cung đình. (Ảnh: TRT)
Có thể nói sự ra đi của “mệ” Trí Huệ thực sự là nỗi mất mát vô cùng lớn, đặc biệt đối với những người đam mê tìm hiểu văn hóa cung đình Huế. Bởi lẽ bà là một người nghệ nhân tài hoa, là người giữ “linh hồn” của nghề làm gối trái dựa.
Cụ ông bán hàng rong góp từng nghìn, sẵn lòng cho cô gái tiền đi xe
Nhiều người dù cuộc sống nghèo khó nhưng họ vẫn sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác.
Chính tấm lòng tốt, bao dung của họ khiến nhiều người cảm phục. Họ luôn quan niệm rằng, cho đi là nhận lại, nếu có cơ hội hãy luôn làm việc tốt giúp đời.
Cô gái chạy lại xin tiền và nói rằng mình bị mất ví. (Ảnh: L.H)
Một câu chuyện ngắn được đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người cảm phục tấm lòng của cụ ông bán hàng rong. Khi cô gái chạy tới, trình bày về việc bản thân mất ví và không có tiền đi xe buýt, cụ không không khó chịu mà cười hiền lành. Ngay lập tức, ông rút ví của mình rồi đếm một vài tờ tiền lẻ đưa cho cô gái để cô có chi phí đi xe buýt về nhà.
Ông liền rút ví đưa tiền cho cô gái. (Ảnh: L.H)
Cả ngày bán được chẳng bao nhiêu nhưng ông vẫn giúp cô. (Ảnh: L.H)
Cuộc sống chẳng thoải mái, giàu sang gì nhưng khi thấy người khác khó khăn, ông không ngần ngại mà giúp đỡ luôn. Cô gái hỏi nguyên nhân vì sao lại giúp mình một cách dễ dàng như vậy, cụ ông cười hiền từ đáp: "Chẳng sao cả, cho đi là nhận lại mà con". Câu nói tuy ngắn nhưng khiến nhiều người thấm thía, phải suy ngẫm.
Ông giúp đỡ bằng sự chân thành của mình. (Ảnh: L.H)
Ông lên Hà Nội để chăm cơm nước cho 2 con đang đi học. (Ảnh: L.H)
Ông cho biết, mỗi ngày đi bán chỉ lời được vài chục nghìn. Thế nhưng ông sẵn sàng cho tiền để cô gái đi xe về. Gia đình ông cũng chẳng phải khá giả, giàu có khi vợ đang ở quê làm ruộng. Ông có 2 người con trai học Đại học Bách khoa Hà Nội nên ông lên để chăm lo cơm nước cho các con. Hàng ngày khi con đi học, người đàn ông lại bán hàng rong kiếm thêm chút tiền để trang trải cuộc sống. Nhắc tới các con chăm ngoan, học giỏi gương mặt cụ ông ánh lên sự tự hào, sung sướng.
Khi được cô gái biếu lại tiền, ông cười tươi và nói lời cảm ơn. (Ảnh: L.H)
Một lúc sau, khi ông đã đi được một đoạn, cô gái mới chạy lên nói sự thật. Thì ra, cô chỉ là người đi đường và đang quay video về việc thử lòng, xin tiền người khác. Ông cho tiền khiến cô gái cực kỳ cảm động. Sau đó, cô quyết định biếu người đàn ông thêm ít tiền coi như là quà tặng. Nhận được quà, ông cười tươi rói, hạnh phúc. Đôi khi cuộc sống chỉ cần những hành động nhỏ như vậy cũng đủ khiến mọi điều xung quanh trở nên ấm áp hơn.
Hành động của ông được nhiều người dành lời khen vì nhỏ nhưng ý nghĩa. (Ảnh: L.H)
"Người ta tốt bụng, hiền hậu như vậy bảo sao 2 con không học Bách Khoa. Thật sự ngưỡng mộ ông và các con. Mong các con học thật giỏi để sau này báo hiếu bố mẹ nhé".
"Các con học Bách Khoa và ông lên chăm cơm nước còn vợ ở quê làm ruộng. Đây chính là sự hi sinh của bậc làm cha làm mẹ".
"Người nghèo nhưng tấm lòng rộng mở, chẳng phải người nào cũng làm được như cụ đâu sẵn sàng chia sẻ số tiền quý giá với người khác" - ý kiến từ bạn đọc.
Mong rằng cuộc sống sẽ có nhiều tấm gương đẹp như vậy nữa. (Ảnh: L.H)
Câu chuyện đã phần nào lan tỏa giá trị đẹp tới cộng đồng, hãy cố gắng sống thật tốt, yêu thương người khác khi có thể.
8X kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ hồi sinh món đồ chơi Trung thu truyền thống Tò he là món đồ chơi Trung thu cổ truyền tưởng chừng bị mai một, nay lại được nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu (35 tuổi) phục dựng, được nhiều người dân Thủ đô yêu thích. Đến phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày cận kề Trung thu có thể nhận ra sự thay đổi khá lớn, đó là các...