Tắm nắng đúng cách cho trẻ vào mùa đông
Tắm nắng cho trẻ vào mùa đông một cách an toàn và hiệu quả không phải là công việc dễ dàng cho tất cả các bà mẹ.
Vào mùa đông, nhiều mẹ ngại không muốn cho con ra ngoài vì lo lắng con sẽ bị cảm lạnh. Chính vì các mẹ thường có thói quen bao bọc, ủ ấm trẻ sơ sinh quá kỹ như vậy, khiến cho bé ít có cơ hội được tiếp xúc với không khí trong lành bên ngoài. Do đó, tỷ lệ trẻ còi xương của bé nước ta vẫn khá cao.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé vì nó giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại các bệnh truyền nhiễm có hại. Một trong các cách giúp bé hấp thụ vitamin D đó là tắm nắng. Tuy nhiên, tắm nắng cho trẻ vào mùa đông thế nào để bé hấp thụ một cách tốt nhất, an toàn nhất vẫn là một câu hỏi khó khăn đặt ra với rất nhiều bà mẹ trẻ.
Tắm nắng là một cách tốt giúp cơ thể bé hấp thụ vitamin D (Ảnh minh họa)
1. Thời điểm và thời gian tắm
Chỉ 10 ngày sau khi sinh, mẹ có thể cho bé tắm nắng. Tắm nắng sẽ giúp cơ thể trẻ tự sản xuất vitamin D (vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da). 80% vitamin D được tổng hợp theo cách này, 20% còn lại có từ sữa mẹ và thực phẩm khác.
Vào mùa đông, nắng lên chậm hơn mùa hè công với việc sáng sớm thường rất lạnh khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp, do đó mẹ nên cho bé tắm nắng vào khoảng từ 9h-10h sáng và thêm khoảng 10-15 phút buổi chiều theo khung từ 15h-17h. Khoảng thời giam từ giữa trưa đến 4h chiều tuyệt đối không nên cho bé ra nắng, bởi lúc này tia cự tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh mẽ nhất, rất dễ gây tổn thương cho da.
2. Vị trí cho con ngồi tắm nắng
- Mẹ nên chú ý chọn vị trí cho con ngồi tắm nắng. Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt để tránh tia cực tím có thể gây hại cho mắt và não trẻ
Video đang HOT
- Tuyệt đối không được tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng. Trời mùa đông rất lạnh, nếu mẹ chọn những nơi gió lùa sẽ khiến con dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Trẻ cần được tắm ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, nhiều ánh sáng mặt trời, tránh những nơi bụi bẩn, ô nhiễm
- Nếu những ngày gió to không ra ngoài được, các bạn có thể cho bé tắm nắng bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản tia tử ngoại.
3. Trong khi tắm nắng
Vào mùa đông, khí hậu lạnh khiến bé dễ bị cảm lạnh, do đó, mẹ cần phải giữ ấm tay chân và cổ cho trẻ. Các bộ phận có thể được tắm nắng là cánh tay, bụng và lưng.
Khi tắm nắng cho bé trong mùa đông, kể cả những ngày nắng ấm, không nên cởi bỏ hết quần áo của bé ra. Nếu chúng ta đột ngột cởi bỏ hết quần áo của trẻ cùng một lúc rất nguy hiểm, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì thế khi tắm nắng cho con các mẹ cần chú ý cởi quần áo của bé từng phần một, ví dụ, tắm nắng ở lưng thì nên vén áo của bé. Làm tương tự khi các mẹ phơi chân, tay hay bụng cho bé..
Thời gian tắm nắng cho trẻ có thể kéo dài từ 15-30 phút nhưng không nên kéo dài hơn, mỗi đợt tắm nắng khoảng 15 ngày sau đó cho trẻ nghỉ 10 ngày và lại tiếp tục chu kỳ mới.
Nếu mẹ thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé vào trong nhà cho uống chút nước lọc, để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng.
4. Sau khi tắm nắng
Sau khi tắm nắng cho trẻ, mẹ phải kịp thời lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung. Nên mặc thêm quần áo cho bé luôn bởi trong lúc phơi nắng, các lỗ chân lông nở to ra nên khi bạn đưa bé vào nhà hoặc nơi râm mát, các khí lạnh sẽ dễ dàng thâm nhập qua lỗ chân lông khiến cơ thể bé ngấm lạnh nhanh, dễ dẫn đến cảm lạnh.
Mùa đông đang ở rất gần, hi vọng các mẹ sẽ nắm rõ được những lưu ý trên để giúp con tắm nắng một cách an toàn và hiệu quả.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (Nguyên Trưởng Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: “Các phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng từ khoảng 1 tuần – 10 ngày sau sinh, tùy tình trạng sức khỏe của trẻ. Bởi vì, tuần đầu tiên sau sinh là thời gian để trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Việc tắm nắng đòi hỏi da của bé cần được tiếp xúc với ánh nắng, trong khi da của trẻ sơ sinh còn non nớt nếu tiếp xúc với ánh nắng có thể gây dị ứng hay bỏng”. Theo bác sĩ Hà, việc tắm nắng đòi hỏi da của bé phải tiếp xúc được với ánh nắng còn nếu chỉ cho da tiếp xúc với nắng qua cửa kính thì tác dung rất kém. Có thể bế trẻ lại gần cửa sổ để đón lấy ánh nắng. Khi tắm nắng cho trẻ cần tăng dần thời gian tiếp xúc với ánh nắng, ban đầu là vài phút, sau đó dần dần kéo dài 10 phút. Sau tháng đầu tiên có thể kéo dài từ 15-20 phút tùy sức khỏe của trẻ. Bác sĩ Hà lưu ý, “Khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng cần tránh chỗ gió lùa, không được mặc phong phanh. Ngoài ra, lưu ý không để mắt của trẻ nhìn vào ánh nắng. Có thể vén áo một chút để chân và tay được tiếp xúc với ánh nắng, không được để trẻ mặc quá mỏng manh”.
Theo Khampha
Hệ lụy khi cho con dưới 6 tháng tuổi uống nước
Còi cọc, chậm tăng cân, dễ mắc bệnh là những hậu quả nghiêm trọng khi mẹ cho con dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước.
Lâu nay, các bà các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống "vô tội vạ" mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.
Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.
Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 - 118ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả
Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước (Ảnh minh họa)
1. Uống nhiều nước lọc khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân
Trong sữa mẹ có khoảng 88% nước, cung cấp đầy đủ các chất lỏng mà em bé cần. Do đó, trẻ bú sữa mẹ không cần phải bổ sung thêm nước. Ngay cả khi trời nóng và khô, bé cũng đã nhận đủ các chất lỏng cần thiết thông qua sữa mẹ.
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa bột. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau con sẽ cảm thấy đầy bụng và không muốn uống thêm sữa nữa.
Với trẻ bú sữa công thức, có thể cho uống ngụm nhỏ tráng lưỡi sau ăn. Tuy nhiên khuyến cáo của các chuyên gia nhi khoa là lượng nước không nên quá 30ml nước một ngày. Việc mẹ cố tình pha loãng sữa công thức để tránh táo bón cho trẻ hay để tiết kiệm sữa khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu cơ thể.
2. Nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí hôn mê
Theo các bác sĩ Nhi khoa, nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Nếu cha mẹ cho rằng con đã bị ngộ độc nước, hay trẻ bị co giật, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
3. Dễ mắc bệnh
Bổ sung thêm nước có lên quan đến tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá mức, và thời gian nằm viện dài hơn cho trẻ sơ sinh
Nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.
Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng nước lọc như một thức uống hằng ngày. Các mẹ cũng nên tránh cho con dùng sữa bột loãng hay dung dịch chưa chất điện phân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vẫn có thể cho trẻ sơ sinh uống một chút nước để chữa táo bón hay trong thời tiết quá nóng, nhưng mỗi lần uống cũng chỉ nên cho con uống khoảng 28-56 gam.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Chuyên khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho hay: "Với trẻ 2 tháng tuổi thì nhu cầu của bé chủ yếu vẫn là sữa, không phải là nước lọc. Dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần uống sữa, không cần uống nước lọc để tráng miệng và cũng không phải vì hại thận mà là không cần thiết". Theo bác sĩ Thạch, việc uống nước lọc sẽ khiến bé bị no và không chịu uống sữa sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ sữa. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh, "Với trẻ trên 6 tháng thì ngoài chuyện uống sữa, còn ăn dặm thêm cháo nên uống nước lọc là cần thiết. Có thể cho trẻ uống một vài thìa sau khi ăn. Khi trẻ đã dứt sữa dù là 6 tháng - 1 tuổi thì ngoài ăn dặm vẫn cần bổ sung nước lọc. Còn nếu trẻ 2-3 tuổi mà chưa dứt sữa thì nước lọc chỉ thêm và bổ sung thôi, vì nước vẫn được đưa vào cơ thể thông qua sữa".
Theo Khampha
Lợi ích tuyệt vời từ quả chanh dành cho bé mẹ nên biết Chanh chứa nhiều kali hơn nhiều loại quả khác, giúp tăng cường sức khỏe cho tim, não bộ, đặc biệt là tốt cho các tế bào thần kinh. Lợi ích tuyệt vời từ quả chanh dành cho bé mẹ nên biết. Hỗ trợ hệ tiêu hóa Chanh không chứa chất béo bão hòa và cholesterol nhưng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt...