Tâm lý tích cực duy trì, VN-Index áp sát mốc 875 điểm
Dẫn dắt đà tăng lúc này là các cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, FPT, GAS, MSN, VIC, VNM, VJC, MWG…hay các cổ phiếu ngân hàng ACB, CTG, STB, VCB, VPB, TCB, BVB…trong đó, BVB tiếp đà tăng trần lên 18.200 đồng và còn dư mua trần gần 140 nghìn cổ phiếu.
Diễn biến tích cực từ các thị trường khu vực đã mang đến tâm lý lạc quan cho thị trường trong nước và các chỉ số đồng loạt tăng điểm ngay từ những phút mở cửa.
Dẫn dắt đà tăng lúc này là các cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, FPT, GAS, MSN, VIC, VNM, VJC, MWG…hay các cổ phiếu ngân hàng ACB, CTG, STB, VCB, VPB, TCB, BVB…trong đó, BVB tiếp đà tăng trần lên 18.200 đồng và còn dư mua trần gần 140 nghìn cổ phiếu.
HPG sau sự cố cháy tại nhà máy Dung Quất vẫn giao dịch khá tích cực và hiện xoay quanh mốc tham chiếu 27.750 đồng.
Video đang HOT
Nhóm bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như CEO, CII, DIG, DRH, FCN, HDC, HDG, HBC, DPG…Tương tự, nhóm Khu công nghiệp cũng giao dịch khá tích cực với nhiều mã tăng như NTC, SZL, SZC, D2D, BAX, ITA, KBC…Bên cạnh đó, đà tăng cũng diễn ra với các cổ phiếu dầu khí GAS, PVB, PVD, PVS, PVT, PXS…
THD sau những phút tăng trần đầu phiên đã không còn hút cầu mạnh như mọi phiên và hiện đang lùi về mốc tham chiếu 80.000 đồng.
Tại thời điểm 9h55′, chỉ số VN-Index tăng 3,55 điểm (0,41%) lên 874,76 điểm; HNX-Index tăng 0,24% lên 115,94 điểm và UPCom-Index tăng 0,47% lên 57,52 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 1.000 tỷ đồng.
Khối ngoại hiện bán ròng 8 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung vào SSI (3,9 tỷ đồng), VHM (3,3 tỷ đồng), VNM (2,8 tỷ đồng).
VFM: Dòng tiền bắt đáy tham gia mạnh, VN-Index sẽ tích cực trở lại sau các nhịp điều chỉnh trong tháng 6
VFM cho rằng với tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn, thị trường Việt Nam được kỳ vọng là sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền đầu tư trong và ngoài nước.
VietFund Management (VFM), công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam với quy mô gần 8.000 tỷ đồng vừa công bố báo cáo cập thị trường với nhiều điểm đáng chú ý.
Theo VFM, mặc dù Chính phủ đã kết thúc giai đoạn giãn cách xã hội và mở cửa lại nền kinh tế trong tháng 5, tuy nhiên các hoạt động kinh tế chưa thể khôi phục hoàn toàn.
Tốc độ phục hồi các hoạt động sản xuất được đánh giá là tốt và tốc độ suy giảm đã chậm lại dựa trên các số liệu vĩ mô đã được công bố. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 đã tăng 11,2% so với tháng 4/2020, tuy nhiên vẫn giảm 3,4% so với cùng kỳ 2019 và luỹ kế 5 tháng chỉ tăng 1% so với đầu năm. Chỉ số PMI tháng 5 của Việt Nam cho thấy xu hướng tương tự khi tăng lên mức 42,7 điểm (tháng 4/2020 là 32,7 điểm). Doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5 đã phục hồi mạnh, tăng 29,6% so với tháng 4. Tuy nhiên sau 5 tháng, doanh số bán lẻ lũy kế giảm 4,8% so với cùng kỳ, so sánh với các số liệu tương ứng của tháng 4 cho thấy gần như không có sự thay đổi.
Giá trị xuất và nhập khẩu trong tháng 5 đã tăng tương ứng 5,2% và 4,7% so với tháng 4, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2019 giảm xuất khẩu 15,5% và giảm nhập khẩu 15,9%. Thặng dự thương mại lũy kế 5 tháng là 1,88 tỷ do tác động của dịch bệnh, hoạt động đầu tư FDI đã chững lại trong tháng 4 và tháng 5, lũy kế 5 tháng 2020 vốn đầu tư FDI đăng ký mới là 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019, số giải ngân FDI lũy kế là 6,7 tỷ USD (-8,2% so với cùng kỳ năm trước).
VFM cho rằng với việc các khu vực giao dịch thương mại và đầu tư FDI chính của Việt Nam (Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật bản) đã bắt đầu mở cửa lại sau giãn cách xã hội, việc phục hồi sản xuất và gia tăng giá trị giao dịch xuất nhập khẩu sẽ trở nên rõ nét hơn trong tháng 6 và quý 3/2020.
Trong tháng 6, VFM đánh giá những sự kiện lớn tác động đến thị trường tài chính toàn cầu vẫn xoay quanh số liệu kinh tế vĩ mô tháng 5, quý 2 và các gói kích thích mới của Chính phủ. Trong nước, số liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam sau 5 tháng đã phản ánh phần nào những ảnh hưởng của Covid-19 lên nền kinh tế.
Bên cạnh đó, VFM cho rằng các quốc gia lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc đưa ra dự báo GDP suy giảm mạnh trong năm nay, lần lượt là -6,5%, -7,7%, 1,2% và làn sóng dịch bệnh thứ 2 nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới.
Về diễn biến TTCK, VFM đánh giá giao dịch Nhà đầu tư nước ngoài có thể tích cực hơn trong tháng 6 khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát tốt và nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại.
Về định giá thị trường, P/E hiện tại của thị trường Việt Nam đang quay về mức trung bình 5 năm, tuy nhiên vẫn đang thấp hơn các nước trong khu vực. VFM cho rằng với tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn, thị trường Việt Nam được kỳ vọng là sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền đầu tư trong và ngoài nước.
VFM đánh giá sau khi duy trì đà phục hồi mạnh vào tháng 5, áp lực chốt lời nhiều khả năng sẽ gia tăng trong tháng 6 sau khi thị trường tăng gần 33% kể từ cuối tháng 3 và thị trường sẽ gặp khó khi tiếp cận ngưỡng kháng cự mạnh. Ở kịch bản tích cực, việc dòng tiền tiếp bắt đáy tham gia mạnh khi thị trường giảm điểm và nhóm Bluechips đồng thuận, VN-Index sẽ giao dịch tích cực trở lại sau các nhịp điều chỉnh.
Chứng khoán lại chìm trong sắc đỏ, VnIndex mất 26 điểm Bất chấp nhiều cổ phiếu đã về đáy giá mọi thời đại, chứng khoán Việt hôm nay tiếp tục giảm sâu. Phiên giao dịch ngày 19/3 mở đầu trong nỗi lo của nhà đầu tư khi diễn biến tại thị trường chứng khoán Mỹ không mấy tích cực. Nhà đầu tư toàn cầu lo ngại tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức...