Tâm lý người tiêu dùng Đức đang phục hồi sau ‘cú sốc’ phong tỏa do dịch COVID-19
Tinh thần của người tiêu dùng Đức đang trở nên tích cực hơn tại thời điểm Đức chuẩn bị nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng tránh dịch bệnh COVID-19 trong vài tuần tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 21/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Điều này được thể hiện qua kết quả cuộc thăm dò của viện GfK công bố ngày 25/2.
Theo kết quả thăm dò, chỉ số tinh thần của người tiêu cùng Đức trong tháng 2 này đã tăng từ mức -15,5 điểm lên -12,9 điểm so với tháng trước đó. Đây là lần tăng đầu tiên của chỉ số này kể từ tháng 10/2020.
Chuyên gia về người tiêu dùng của Gfk, Rolf Buerkl nhận định người tiêu dùng nước này đang phục hồi dần từ cú sốc mà họ gặp phải sau lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng từ giữa tháng 12/2020. Theo ông, số ca nhiễm mới theo ngày giảm cùng với việc chính phủ mở rộng chương trình tiêm chủng đã “nhen nhóm” hy vọng các biện pháp khống chế dịch bệnh sớm được nới lỏng.
Theo lệnh phong tỏa bổ sung, Đức đã đóng cửa các nhà hàng, quán rượu, phòng tập thể thao, các trung tâm văn hóa hồi tháng 11 năm ngoái trước khi đóng cửa trường học và các cửa hàng cung cấp dịch vụ không thiết yếu vào tháng 12. Các biện pháp này đã cho thấy rõ hiệu quả phòng chống dịch khi số ca nhiễm mới theo ngày đã giảm dần, và trong tuần này, nhiều trường học ở Đức đã mở cửa trở lại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia đặc biệt lưu ý tỷ lệ lây nhiễm tại Đức tạm ổn định, song vẫn có thể tăng trong những ngày tới do lo ngại nguy cơ lây lan từ những biến thể của SARS-CoV-2.
Cuộc thăm dò dư luận của GfK được thực hiện với sự tham gia của khoảng 2.000 người, và ngày càng có nhiều người cho biết họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn trong tháng này. Một yếu tố nữa hỗ trợ cho tinh thần của người tiêu dùng Đức là triển vọng kinh tế Đức cũng như thu nhập của người lao động nước này khi nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa xuất khẩu của Đức tăng cao.
Dự kiến, Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến 16 bang sẽ nhóm họp vào ngày 3/3 tới để thảo luận về việc có hay không nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch hay siết chặt hơn nữa để làm chậm tốc độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 .
Cùng ngày, Tập đoàn tái bảo hiểm của Đức Munich Re cho biết dịch COVID-19 đã khiến lợi nhuận của công ty giảm sút trong năm 2020, song công ty này hy vọng những ảnh hưởng này sẽ trở nên “nhỏ hơn” trong năm 2021.
Theo báo cáo lợi nhuận công bố ngày 25/2, công ty này trong năm 2020 đạt lợi nhuận ròng 1,2 tỷ euro (1,5 tỷ USD), giảm so với mức lợi nhuận 2,7 tỷ USD của năm 2019. Trong năm 2020, công ty này đã phải chi trả 3,4 tỷ USD cho các đơn yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty này vẫn lạc quan cho rằng tác động của đại dịch sẽ “nhỏ hơn đáng kể” trong năm nay và công ty có thể đạt lợi nhuận ròng 2,8 tỷ USD trong năm 2021.
G7 lên án quân đội Myanmar tấn công người biểu tình
Ngoại trưởng các nước G7 "lên án mạnh mẽ" hành vi bạo lực, trong đó có việc bắn đạn thật, của lực lượng an ninh Myanmar với người biểu tình.
"Sử dụng đạn thật chống lại người không vũ khí là điều không thể chấp nhận được. Bất kỳ ai phản ứng với biểu tình ôn hòa bằng bạo lực đều phải chịu trách nhiệm", ngoại trưởng các nước G7 hôm nay ra tuyên bố chung.
Khối G7 gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật Bản cũng như đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, nhắc lại lập trường phản đối với cuộc đảo chính ngày 1/2 của quân đội Myanmar và hành vi đàn áp các cuộc biểu tình.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình hôm 22/2. Ảnh: AFP
"Chúng tôi lên án việc đe dọa và đàn áp những người phản đối đảo chính. Chúng tôi bày tỏ quan ngại về đàn áp tự do ngôn luận, bao gồm cắt Internet và những sửa đổi hà khắc với luật tự do ngôn luận. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Myanmar trong hành trình đòi dân chủ và tự do", tuyên bố của ngoại trưởng các nước G7 có đoạn.
G7 kêu gọi chấm dứt việc "nhắm mục tiêu có hệ thống" vào những người biểu tình là y bác sĩ, nhà báo, yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar hủy bỏ tình trạng khẩn cấp đã tuyên bố. G7 cũng kêu gọi quân đội Myanmar cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo được tiếp cận đầy đủ để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương.
"Chúng tôi đồng lòng lên án đảo chính ở Myanmar. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều cho những người bị bắt giam tùy tiện, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint".
Từ khi quân đội lên nắm quyền, 640 người Myanmar đã bị bắt giam trong các cuộc biểu tình chống đảo chính, theo nhóm giám sát của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.
Phần lớn đất nước Myanmar trở nên hỗn loạn sau vụ đảo chính hôm 1/2. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường suốt nhiều ngày qua để biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Ít nhất ba người đã thiệt mạng do trúng đạn từ lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình, trong khi quân đội Myanmar thông báo một sĩ quan cảnh sát cũng tử vong vì vết thương quá nặng khi đụng độ người biểu tình ở Mandalay.
Chính quyền quân sự của Myanmar đến nay vẫn tỏ ra không quan tâm tới những động thái lên án từ quốc tế. Anh, Mỹ và Canada đều đã tung ra các lệnh trừng phạt nhắm vào các tướng lĩnh quân đội hàng đầu nước này. Liên minh châu Âu tuyên bố sẵn sàng áp lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar.
Chính phủ Đức cân nhắc từng bước thận trọng dỡ bỏ phong tỏa Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 22/2 đã lên tiếng ủng hộ việc từng bước thận trọng dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa hiện nay, theo đó sẽ đưa ra lộ trình 3 cấp để dỡ bỏ phong tỏa. Người dân thực hiện giãn cách xã hội tại một cửa hàng sách ở Frankfurt, Đức nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày...