Tạm giữ lô hàng không rõ nguồn gốc trị giá khoảng 12 tỉ đồng
Kiểm tra hai toa tàu vận chuyển hàng hóa từ ga Hà Nội đến ga Biên Hòa (Đồng Nai), cơ quan chức năng phát hiện 247 kiện hàng không rõ nguồn gốc, trị giá 12 tỉ đồng.
Lô hàng trị giá khoảng 12 tỉ đồng không rõ nguồn gốc đang bị tạm giữẢNH: CTV
Ngày 4.5, tin từ Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai cho biết đã lập biên bản tạm giữ lô hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá khoảng 12 tỉ đồng được vận chuyển trên tàu hỏa từ ga Hà Nội vào ga Biên Hòa.
Theo đó, vào rạng sáng cùng ngày, tại ga Biên Hòa ( TP.Biên Hòa, Đồng Nai), Cục cảnh sát phòng chống buôn lậu Bộ Công an phối hợp với Chi cục quản lý thị trường Đồng Nai (Đội cơ động) và Phòng PC 46 Công an tỉnh Đồng Nai kiểm tra hai tòa tàu vận chuyển hàng từ ga Hà Nội đến ga Biên Hòa. Đoàn liên ngành tạm giữ lô hàng 247 bao kiện, trọng lượng khoảng 25 tấn.
Hàng hóa bị tạm giữ gồm: túi xách, quần áo, linh kiện điện tử
Số hàng này gồm: túi xách, quần áo, linh phụ kiện điện tử…trị giá ước khoảng 12 tỉ đồng. Hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, đối tượng sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (bản photo), của một số doanh nghiệp đã ngưng hoạt động để hợp thức nguồn gốc hàng hóa trên đường vận chuyển.
Video đang HOT
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành mời chủ của lô hàng nêu trên lên làm việc để xác minh, làm rõ nguồn gốc xuất xứ của lô hàng.
Tiểu Thiên
Theo Thanhnien
Thủ đoạn đánh vào lòng tham 60.000 người của Liên kết Việt
"Nói thật, bảo rằng tôi mất tiền vì lòng tham cũng không sai. Liên kết Việt vẽ ra quá nhiều món hời nếu đầu tư", một thương binh mất gần 90 triệu đồng tích cóp dưỡng già buồn bã trải lòng.
Chiều 29/2, ông Phạm (71 tuổi, ở Hải Dương) không kiềm chế cơn bức xúc khi nói đến "quả lừa cay đắng" với Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt).
Ông là thương bệnh binh, tích cóp được khoản tiền dưỡng bệnh tuổi già. Giữa năm 2015, thấy nhiều hàng xóm, người quen bàn tán xôn xao về Công ty Liên kết Việt đang kêu gọi khách hàng tham gia đầu tư hứa hẹn sinh lời lớn, ông tò mò để ý. "Tận mắt thấy nhiều người ở thị trấn được hưởng lãi khi đổ tiền mua mã kích hoạt của Liên kết Việt, theo lời rủ rê, tôi tham gia", ông cho biết.
Muốn có thêm đồng ra đồng vào để trang trải cuộc sống và sửa chữa nhà cửa, ông mua 10 mã kích hoạt của Liên kết Việt chi nhánh Hải Dương với tổng số tiền gần 90 triệu đồng. Ông được hứa hẹn trả lãi 65%, sau nửa năm tiền lãi lên đến 5 triệu đồng cho một mã kích hoạt. "Họ còn giới thiệu đây là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng, từng là người lính nên tôi tin tưởng", ông chia sẻ.
Ông còn được hứa hẹn ngoài tiền lãi hàng tháng sẽ được mua dược phẩm sản xuất "độc quyền" của Liên kết Việt với giá rẻ để sử dụng như Đông trùng hạ thảo BQP, Dưỡng cốt vương BQP...
Lần đầu tiên nhận tiền lãi hơn một triệu đồng, ông Phạm khấp khởi mừng. Tuy nhiên, vài tháng sau, tiền lãi giảm dần, có tháng công ty còn khất với lý do "công ty mẹ chưa chuyển tiền về". Các mặt hàng dược phẩm sử dụng, ông kiểm tra thì thấy nhan nhản trên thị trường. Bệnh tình không thuyên giảm khi ông dùng thuốc đó mà còn kéo theo một loạt các triệu chứng như khó tiêu, mất ngủ...
"Nói thật, bảo rằng tôi mất tiền vì lòng tham cũng không sai. Liên kết Việt vẽ ra quá nhiều món hời nếu đầu tư", ông Phạm buồn rầu. Nhiều tháng không nhận được tiền lãi, ông tới tận trụ sở chi nhánh để yêu cầu rút vốn song không được. Tới giờ, ông bần thần vì biết chắc mất tiền vì lãnh đạo Liên kết Việt bị cơ quan chức năng "sờ gáy" vì hành vi lừa đảo.
Ông Quý bức xúc khi bị Liên kết Việt lừa đảo. Ảnh: Long Việt.
Là bạn ông Phạm, ông Nguyễn Ngọc Quý cũng trở thành nạn nhân của Liên kết Việt. Người thương binh 64 tuổi này cho hay, tham gia mua mã kích hoạt, gia nhập công ty do người cùng xã giới thiệu. Tháng 4/2015, ông Quý mua 3 mã (tổng số 25,8 triệu đồng) với mục đích thăm dò Liên kết Việt làm ăn ra sao.
Ông được nhân viên Liên kết Việt tư vấn 3 chương trình ưu đãi gồm: "hoa hồng đại thắng", "hoa hồng nhân văn" và "hoa hồng hoàn lại". Mỗi chương trình có ưu đãi khác nhau nhưng chung quy đều được nhận tiền lãi khủng, được dùng sản phẩm giá rẻ và sẽ nhận lại vốn trong thời gian ngắn. Mức lãi trung bình 140.000 đồng một tháng cho một mã.
Sau nhiều lần giảm tiền lãi, từ tháng 9/2015 ông Quý và nhiều người khác không thấy được trả nữa. Hiện, ông mới nhận được khoảng 3 triệu đồng tiền lãi, tiền gốc không đòi được. "Tham gia đại hội của Liên kết Việt ở Hải Dương, tôi thấy họ tổ chức hoành tráng. Tổng giám đốc dáng bệ vệ, đeo hàm đại tá nên chúng tôi tin tưởng lắm. Ai ngờ đâu", ông Quý nói và cho hay nhiều thương bệnh binh khác cũng tin Liên kết Việt trực thuộc Bộ Quốc phòng như quảng cáo nên không nghi ngờ về cách thức làm ăn.
Ông Phạm và ông Quý mong muốn được nhận lại số tiền đã góp vốn vào Liên kết Việt dù biết rất khó. "Chúng tôi đã gửi đơn lên Công an tỉnh Hải Dương, đề nghị làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo chi nhánh Hải Dương của Liên kết Việt", ông Phạm bức xúc.
Theo nhà chức trách, hai ông nằm trong số hơn 60.000 người mắc bẫy lừa của Liên kết Việt. Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) xác định thủ đoạn của Liên kết Việt thực chất là lấy tiền của khách hàng sau để trả một phần cho người trước.
Tổng số tiền nghi can Lê Xuân Giang (Tổng giám đốc) và Nguyễn Thị Thu Thủy (Phó tổng giám đốc) bị cáo buộc chủ mưu chiếm đoạt lên tới 1.900 tỷ đồng. Trong số này Giang chiếm đoạt 500 tỷ đồng.
Hiện, Giang, Thuỷ và 5 người thừa nhận hành vi lừa đảo đã bị khởi tố. Cơ quan chức năng mới thu giữ 134 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã uỷ quyền cho công an địa phương phối hợp cùng điều tra, xác định bị hại của Liên kết Việt trong 27 tỉnh thành.
Mai Chi
Theo VNE
Giám đốc Trung tâm y tế ký khống hàng nghìn giấy khám sức khỏe Với việc ký tên vào giấy khám sức khoẻ khống, Giám đốc Trung tâm y tế huyện được nhận 20.000 đồng. Giám đốc Lê Tuấn Anh cùng 3 bị can liên quan vụ án làm giả giấy khám sức khỏe. Ảnh: Công an Hưng Yên. Ngày 22/12, đại tá Nguyễn Văn Năm (Trưởng PC 46, Công an tỉnh Hưng Yên) cho biết đơn...