Tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo; trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật quản lý ngoại thương, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định pháp luật khác có liên quan, trước ngày 28/3/2020.
Trong khi chờ báo cáo đánh giá của Đoàn kiểm tra liên ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới; đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết theo đúng quy định của spháp luật ẽ được xử lý cụ thể sau khi nghe Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo. Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Công Thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay.
Minh Hiển
Tính toán đối đầu đại dịch, đại gia Việt vẫn đặt cửa ngàn tỷ
Hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận ấn tượng bất chấp dịch bệnh do virus Corona có thể ảnh hưởng tới kinh doanh ngay đầu năm mới.
Video đang HOT
Tập đoàn Lộc Trời (LTG) vừa lên kế hoạch kinh doanh 2020 với lợi nhuận dự tính tăng 28% lên 430 tỷ đồng và doanh thu từ gạo sẽ tăng gấp 3 lần so với 2019 nhờ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo.
Đây là một mục tiêu khá cao trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông thủy sản được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Theo kế hoạch, Tập đoàn Lộc Trời sẽ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, trong đó tập trung vào EU, châu Phi, Trung Quốc và ở khu vực Đông Nam  có Philippines. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng tập trung xuất khẩu gạo có thương hiệu. Ước tính doanh thu sẽ tăng lên 8.840 tỷ đồng.
Theo Lộc Trời, dịch virus Corona tác động tiềm tàng đến hoạt động nhập khẩu và nguồn cung.
Tuy nhiên, về ngắn hạn, doanh nghiệp đã chuẩn bị được hàng tồn từ quý 4. Bên cạnh đó, nhiều nguồn cung không bị ảnh hưởng nhiều như thuốc bảo vệ thực vật (năm 2019 nhập 45% từ Trung Quốc) xa khu vực bị ảnh hưởng và được nhập bằng đường biển.
Trong khi đó, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chỉ chiếm 20% và cũng vẫn tải bằng đường biển.
Thuỷ sản Hùng Vương (HVG) của đại gia Dương Ngọc Minh đặt tham vọng lợi nhuận khá cao, 790 tỷ đồng cho năm 2020 cho dù vừa lỗ quý đầu tiên trong niên độ mới (cho năm tài chính 01/10/2019-30/9/2020) do cung vượt cầu. Lượng hàng tồn kho ở 2 thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc phải mất ít nhất 6 tháng để tiêu thụ hết.
Kế hoạch tươi sáng của HVG được đưa ra cho năm 2020 sau khi bắt tay với THADI của tỷ phú USD Trần Bá Dương. Trong năm nay, HVG sẽ tiếp tục tập trung vào mảng chế biến cá, và sau đó là thủy sản và thức ăn chăn nuôi.
Tại đại hội cổ đông năm nay, HVG sẽ thông qua phương án cho Công ty sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp THADI nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 25% vốn mà không phải thực hiện chào mua công khai. Theo thỏa thuận trước đó, THADI sẽ sở hữu 35% vốn HVG và nắm 65% vốn trong liên doanh giữa Hùng Vương và THADI phát triển mảng sản xuất heo giống.
Các doanh nghiệp nông nghiệp lớn vẫn đặt kế hoạch cao trong 2020 bất chấp dịch bệnh tại Trung Quốc.
Nhiều báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp thủy sản lớn trên sàn xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển không chị ảnh hưởng nhiều trong việc đưa hàng hóa sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, thủy sản Việt Nam có thị trường khá đa dạng, chứ không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc.
Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) của bà Trương Thị Lệ Khanh là một trong các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực cá tra và chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch và vận chuyển toàn bộ bằng đường biển. Trong khi lượng hàng xuất sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 15%.
Trên thực tế, dịch bệnh nCoV làm giảm nhu cầu tại Trung Quốc nhưng chỉ là ngắn hạn và điều quan trọng là hàng thủy sản của các doanh nghiệp Việt không nhiều so với thị trường tỷ dân và vẫn được xuất sang đều đặn.
Thực phảm Sao Ta (FMC) cũng không bị ảnh hưởng nhiều do đây là doanh nghiệp tôm và sản lượng tôm xuất khẩu sang Trung Quốc không nhiều. Doanh nghiệp này chỉ xuất sang Trung Quốc chưa tới 1% và bằng đường chính ngạch trên biển. Sản phẩm chủ yếu xuất sang Nhật được giá cao hơn.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), sáng 12/1 chỉ số VN-Index tiếp tục tăng nhẹ. Giới đầu tư tiếp tục thận trọng và đánh giá những thiệt hại mà các doanh nghiệp có thể gặp phải do bị gián đoạn với Trung Quốc.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng.
Theo Rồng Việt, thị trường phục hồi trên diện rộng nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu ngân hàng. Các chỉ số tiếp tục trạng thái giằng co với các phiên tăng giảm đan xen. Quá trình tạo đáy vẫn đang diễn ra và nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên giảm điểm để tích lũy cổ phiếu với giá hợp lý.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/2, VN-Index tăng 3,94 điểm lên 934,67 điểm; HNX-Index tăng 0,8 điểm lên 104,78 điểm. Upcom-Index tăng 0,3 điểm lên 55,67 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 3,6 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Lộc Trời (LTG) đặt kế hoạch lãi 2020 tăng 28% lên 430 tỷ đồng, chính thức xuất khẩu gạo có thương hiệu Năm 2020, doanh số phân khúc gạo cao cấp dự kiến tăng 3 lần so với năm 2019, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, tập trung vào các thị trường EU, Philippines, Châu Phi, Trung Quốc. Lộc Trời (LTG) cũng lên kế hoạch xuất khẩu gạo có thương hiệu. Tập đoàn Lộc Trời (LTG) vừa lên kế hoạch kinh doanh 2020...