“Tâm điểm” trong chiến lược của Nga ở Trung Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria

Theo dõi VGT trên

Sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria hồi tháng 12/2018, Nga đã vô cùng bất ngờ. Song, bối cảnh mới nảy sinh có thể sẽ là cuộc thử nghiệm cho chiến lược của Nga, do đó càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Tâm điểm trong chiến lược của Nga ở Trung Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria - Hình 1

“Tâm điểm” trong chiến lược của Nga ở Trung Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria

Theo National interest (NI), thông báo của Mỹ về việc rút quân khỏi Syria hồi tháng 12/2018 đã khiến Nga vô cùng bất ngờ. Mặc dù chiến lược của Điện Kremlin đối với khu vực Trung Đông đã được điều chỉnh từ trước khi Mỹ quyết định rút quân, song bối cảnh mới nảy sinh có thể sẽ là cuộc thử nghiệm cho chiến lược của Nga, do đó càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin một vài lần tuyên bố rằng Nga đã giành chiến thắng và sẽ rút quân khỏi Syria, song thực tế ông đã không giữ lời, và các quan chức Nga có thể sẽ tìm cách chớp cơ hội mà tuyên bố bất ngờ của Washington mang lại. Cho dù điều này là sự thật, nhiều người ở Moscow tin rằng Washington sẽ vẫn hiện diện tại khu vực thông qua các hoạt động của CIA hoặc các cố vấn quân sự, cũng như sử dụng các cơ sở của Mỹ tại Jordan và Iraq nhằm tiếp tục kiểm soát Iran và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Trên thực tế, đối với Điện Kremlin, điều quan trọng là cần xem Mỹ hành động như thế nào trước khi Moscow quyết định điều chỉnh chiến lược nhiều tầng nấc của mình. Dù Washington tuyên bố sẽ giảm bớt vai trò, song các hoạt động ngoại giao của Điện Kremlin không nên thay đổi nhiều. Moscow quyết tâm hành động mạnh mẽ hơn và tận dụng những sáng kiến của mình – vốn đã được thực hiện từ năm 2018 và được điều chỉnh phụ thuộc vào bối cảnh địa chính trị.

Nếu tiếp tục, các cuộc đàn phán tại Astana về vấn đề Syria chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Mặc dù bị nghi ngờ trong giai đoạn đầu, song đàm phán Astana đã vượt qua phần lớn các thách thức và sẽ trở thành nơi Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thẳng thắn giải quyết những bất đồng. Tuy nhiên, đàm phán Astana có thể sẽ phải đối mặt với một “cuộc kiểm tra sức bền” từ hàng loạt thách thức về kinh tế và địa chính trị, trong bối cảnh cả 3 nước ngày càng thù địch nhau.

Bất chấp những lợi ích đạt được từ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, Nga và Iran vẫn rất thận trọng. Điện Kremlin hiện ngầm lo ngại về chính phủ Iran – vốn đang tìm cách thúc đẩy tư tưởng Khomeini, và có khả năng tạo ra một “quả bom hẹn giờ” bằng cách thay đổi nhân khẩu học sắc tộc theo hướng có lợi cho Hồi giáo dòng Shi’ite. Moscow cũng lo ngại về hoạt động củng cố lực lượng chống Israel của Iran mà đi đầu là Hezbollah, và cái cớ mà nước này đưa ra để áp đặt sự kiểm soát đối với một vùng lãnh thổ rộng lớn: từ Tehran tới Địa Trung Hải.

Trong bối cảnh hầu như không ai nghi ngờ gì rằng chế độ hiện tại của Syria sẽ tiếp tục tồn tại, cho dù có Tổng thống Syria Bashar al-Assad hay không, Tehran chắc chắn sẽ tìm cách kìm kẹp Damascus mạnh hơn. Đồng thời, hợp tác quân sự với Moscow có thể sẽ được thay thế bằng tranh giành ảnh hưởng. Tóm lại, các chiến thuật của Điện Kremlin sẽ được định hình bằng khả năng của Nga trong việc tránh một sự đối đầu như vậy và tận dụng hơn nữa các hoạt động ngoại giao cấp cao để tạo ra sự ổn định địa chính trị.

Tâm điểm trong chiến lược của Nga ở Trung Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria - Hình 2

Quân đội Nga tại Syria

Mặc dù “chướng ngại vật” Nga-Iran chỉ là suy đoán, song Thổ Nhĩ Kỳ là một thách thức khá rõ ràng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố “trao” Syria cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, và Ankara đang tìm cách mở rộng tầm với của mình và xác nhận quyền kiểm soát đối với một số khu vực. Mặc dù “bị trói tay” vì những nghĩa vụ với Washington và chắc chắn bất đắc dĩ phải khởi động một chiến dịch quân sự khác ở miền Bắc Syria, song Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn háo hức thực hiện một chiến dịch mạnh tay hơn chống Lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) và Liên minh Dân chủ người Kurd ở Syria (PYD). PYD dường như rất dễ bị tổn thương nếu Mỹ rút khỏi Syria.

Video đang HOT

Cả Moscow và các chủ thể khu vực khác, như Ai Cập hay Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), đều không mong muốn chứng kiến Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng ảnh hưởng của nước này. Tuy nhiên, Điện Kremlin là thế lực duy nhất có khả năng kiềm chế những tham vọng của Erdogan bằng cách trao đổi sự ủng hộ chính trị và sức mạnh cứng với Ankara.

Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ giành quyền kiểm soát miền Bắc Syria và giải quyết vấn đề Idlib – thành trì cuối cùng của lực lượng đối lập. Moscow có khả năng sẽ để YPG trở thành một phần của thỏa thuận “trao đổi” về Idlib, trong khi vẫn tìm cách tăng cường trao đổi trực tiếp giữa Ankara và Damascus. Mặc dù ở một mức độ nào đó, Nga sẽ vẫn được phép toàn quyền kiểm soát một chiến dịch ở Idlib, song viễn cảnh này không nên gây tổn hại tới những lợi ích an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ hay vị thế ở trong nước của ông Erdogan trước thềm cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 31/3 tới.

Nhìn chung, các mục tiêu ngoại giao của Nga sẽ tập trung vào việc xây dựng một ủy ban lập hiến, gây quỹ để tái thiết đất nước và tìm cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiếp nhận những người tị nạn trở về. Điện Kremlin sẽ làm tất cả những gì có thể để tránh tình trạng trì trệ, trong khi nỗ lực duy trì liên lạc một cách hiệu quả với đại diện mới của Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề Syria, Geir Pedersen. Quyết định thành lập một ủy ban lập hiến sẽ cần Nga phải mở rộng quan hệ với nhiều nhóm đối lập hơn và các hội đồng địa phương. Với vị thế của một cường quốc, Nga sẽ khiến có thêm nhiều nhóm đối lập mong muốn trở lại bàn đàm phán.

Tâm điểm trong chiến lược của Nga ở Trung Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria - Hình 3

Quân đội Syria

Moscow đang quan ngại về kêu gọi nước ngoài gây quỹ vì có khả năng đe dọa vị thế khu vực của Nga ở Syria, tuy nhiên nước này nhận thức được việc cần phải đi đầu trong công cuộc kiến thiết Syria. Tình trạng đói nghèo cùng cực, kèm theo việc đất nước bị phá hủy nghiêm trọng, tạo ra một mảnh đất “màu mỡ” cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, khiến tất cả các bên có nguy cơ đều thua cuộc.

Tuy nhiên, việc gây quỹ có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Một cơ quan của LHQ ước tính rằng chiến tranh đã khiến Syria thiệt hại khoảng 388 tỷ USD và nền kinh tế nghèo nàn hiện nay của Moscow chẳng thể hỗ trợ được gì nhiều. Mọi con mắt đang nhìn về các nền quân chủ giàu dầu mỏ của Vịnh Persia.

Mặc dù còn tồn tại tranh cãi, song Nga hiểu được yêu cầu của các nước Arập về việc tạo ra chỗ đứng tại khu vực trong bối cảnh địa chính trị mới. Washington rút khỏi Syria nghĩa là liên minh do Saudi Arabia đứng đầu phải đứng ra đương đầu với một Iran ngày càng mở rộng. Iran đang tiếp tục củng cố khả năng kiểm soát các chế độ ở Iraq và Syria, cùng một số cuộc xung đột được nước này ủy nhiệm ở Yemen và Liban. Moscow coi đây là một cơ hội để triển khai các nỗ lực ngoại giao và điều chỉnh chiến lược khu vực của mình.

Các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh hiểu rằng Assad quá phụ thuộc vào Tehran, và rất khó để Syria tách rời khỏi Iran, do đó Điện Kremlin có thể trở thành một kênh ổn định để duy trì liên lạc với Iran. Không giống Iran, Nga được đánh giá là nước có khả năng tạo ra sự ổn định, có thể giải quyết những lo ngại của liên minh do Saudi Arabia đứng đầu.

Để hiệu ứng của chiến dịch Syria lan tỏa ra khắp khu vực Trung Đông là mục tiêu mà Điện Kremlin ấp ủ từ ban đầu. Cuộc xung đột này luôn bị coi là công cụ để thể hiện rằng Nga là một cường quốc thế giới. Trong bối cảnh Trump từ bỏ Syria, Moscow tự cho rằng đó là chiến thắng của nước này và làm tăng thêm vốn chính trị của Moscow, giúp nước này vươn tới các đối tác châu Âu như Pháp, Đức, và cả Liên minh châu Âu (EU).

Cuối cùng, Nga đang dùng Syria để làm cơ sở thay đổi chiến lược khu vực dài hạn của mình. Moscow vẫn đề phòng khả năng các chủ thể cực đoan phi nhà nước như IS trỗi dậy, song cũng tính tới việc thay đổi cách tiếp cận đối với những chủ thể mang tính cơ hội. Một lần nữa, Điện Kremlin muốn khẳng định họ là một trung gian công bằng, không thiên vị. Moscow muốn các nước khác thừa nhận Nga là một cường quốc có khả năng tạo ra các cơ hội đều nhau, cho dù là trong lĩnh vực năng lượng, quân sự hay xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, cũng như duy trì sự cân bằng về an ninh và địa chính trị với tất cả các bên.

Trí Dũng (Tổng hợp)

Theo Infornet

Hoa Kỳ cần học được điều gì sau 40 năm can thiệp quân sự vào Trung Đông?

Phản ứng với quyết định rút quân khỏi Syria của tổng thống Donald Trump, các nhà phê bình tranh luận rằng việc rút quân phải tiến hành một cách từ từ để thuận lợi cho các đồng minh, đồng thời củng cố kế hoạch chống chủ nghĩa khủng bố.

Rất khó để nói khi nào quân đội Hoa Kỳ rút đi và chính sách của Washington với Syria sẽ như thế nào? Hoa Kỳ cần phải học được bài học lịch sử từ 40 năm can thiệp quân sự vào khu vực Trung Đông, theo National Interests.

Hoa Kỳ cần học được điều gì sau 40 năm can thiệp quân sự vào Trung Đông? - Hình 1

Quân đội Hoa Kỳ tại Syria.

Với tuyên bố gây ngạc nhiên về việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria và quy mô nhỏ hơn là đưa 7000 lính từ Afghanistan trở về, rất nhiều người theo chủ nghĩa can thiệp đã phải chịu đựng những cuộc tấn công thiếu hiệu quả của ông Donald Trump vào tổng thống Syria Bashar al-Assad và các cuộc đàm phán hòa bình với Taliban - dường như đã không còn kiềm chế được sự tức giận. Nhưng ngay cả sau khi ông Trump bảo vệ vị thế của mình và nói rằng Iran "có thể làm bất cứ điều gì họ muốn ở đó" tại Syria, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton đã hạ thấp sự rõ ràng của những gì được coi là lệnh rút quân mà tổng thống ủy thác.

Chính sách của chính quyền tổng thống Trump tại Syria có lẽ lại quay về trạng thái thông thường, mơ hồ về mặt chính trị và chiến lược. Trong khi Mỹ đã bắt đầu rút về một số khí tài ở bắc Syria thì ông Bolton đã nói với các quan chức Israel rằng việc rút quân hoàn toàn sẽ một lần nữa phải dựa trên các điều kiện, còn ông Pompeo thì ám chỉ rằng một sự rút quân như vậy sẽ còn tùy thuộc vào việc giữ lại một "liên minh chống lại Iran cùng nhau". Làn sóng kịch liệt chỉ trích đến từ giới truyền thông, các nhà bình luận ở Washington, giới quan chức thực hiện chính sách ngoại giao đi theo đó là việc từ chức để phản đối của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, có vẻ đã khiến ông Trump nhụt chí trong quyết định rút quân.

Rất nhiều người chỉ trích tranh luận rằng việc rút quân khỏi Syria là sai lầm vì nó sẽ khiến Iran và Nga hài lòng hay cho hai nước này có lợi ích về chiến thuật. Ban biên tập của Wall Street Journal đã tuyên bố: "Các giáo sĩ tại Tehran sẽ vui mừng khôn xiết và thấy những dấu hiệu yếu đuối khác của tổng thống Hoa Kỳ". Hầu hết những lý lẽ trên đều được đưa ra để kích thích phản ứng cảm tính về một cuộc phiêu lưu quân sự không dựa trên lợi ích khẩn thiết.

Rõ ràng, Hoa Kỳ không thể đưa ra chính sách ngoại giao dựa trên tâm tính của các đối thủ hay ngăn cản bước chân họ. Nếu Mỹ đã quyết định chống lại việc xâm lược Iraq, Saddam Hussein đã run lên vì vui sướng; và đó sẽ là một quyết định đúng đắn. Hầu hết các lời chỉ trích là sự than phiền của những nhà chỉ trích coi việc đẩy mạnh ảnh hưởng của Hoa Kỳ sẽ cho phép đất nước này có vai trò đầy ý nghĩa trong việc tái thiết lại Syria thời hậu chiến và hạn chế nếu không thể triệt để trục xuất quân đội Iran ra khỏi đất nước này.

Những chỉ trích này đã không lưu tâm đến những bài học từ 40 năm quân đội Hoa Kỳ hành động trong khu vực Trung Đông. Sự hiện diện khoa trương của quân đội Hoa Kỳ không có tính tất yếu để định hình hướng đi chính trị và cấu trúc của các xã hội. Iraq và Afghanistan là ví dụ rõ ràng nhất. Sức mạnh quân sự không gì sánh nổi của Hoa Kỳ thất bại trong việc chi phối quyết định của các tay chơi trên bàn cờ. Hoa Kỳ cũng thất bại trong việc gây ra đủ ảnh hưởng tới các hành vi của những phe phái tại Lebanon trong cuộc viễn chinh tới đây.

Hoa Kỳ cũng không thể thay đổi chính sách ngoại giao của Iran ngay cả sau vài thập kỷ bao vây tương đối Tehran về mặt quân sự. Ngay cả sau khi tuyên bố chiến thắng quyết định nhưng bẽ mặt nhất trong lịch sử hiện đại (Cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991), các binh sĩ Mỹ vẫn quan sát được ngay từ phía bên kia biên giới - ông Saddam đã bất chấp Washington, dập tắt các cuộc nổi dậy của người Kurd và người Hồi giáo Shi'a.

Quan điểm rằng Hoa Kỳ có thể sử dụng quyền kiểm soát ở phía bắc để định hình trạng thái Syria thời hậu chiến và trục xuất Iran luôn là một một quan niệm có tính chất lý thuyết mà không có con đường rõ ràng để thực thi. Thực tế, rất nhiều lực lượng được cho rằng có Iran chống lưng có bao gồm cả công dân Syria. Vậy họ sẽ bị trục xuất đi đâu? Chắc rằng, Damascus và các đồng minh sẽ có hành động để bảo vệ phần còn lại của đất nước trong khi chờ Hoa Kỳ rút lui. Một thực tế đơn giản mang tính quyết định trong cuộc xung đột là những nước như Iran và Nga có nhiều lợi ích sống còn tại Syria hơn là một siêu cường ở rất xa.

Số khác tranh luận rằng "chiến dịch thoái lui" của ông Trump khỏi Syria sẽ có kết quả là sự hỗn loạn và chủ nghĩa khủng bố như lần Mỹ rút quân khỏi Iraq - Đây là lý luận của cây bút New York Times, David Sanger. Lặp lại luận điệu của chính quyền tổng thống Bush, ông Sanger nói rằng "việc triển khai quân đội là chìa khóa để chấm dứt khủng bố trước khi chúng tiếp cận nước Mỹ". Ông Ilan Goldenberg, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đi theo những lập luận trên và đưa ra kết luận tự nhiên về vấn đề này.

Ông viết: "Cuối cùng, câu trả lời cho Trung Đông là phải ở lại đây nhưng với số lượng nhỏ có thể trụ vững và theo con đường đỡ tốn kém hơn. Chúng ta có thể cần vài nghìn binh sĩ ở những điểm có vấn đề trong khu vực như đông bắc Syria trong vài năm tới. Công việc của họ không phải là để 'chiến thắng' mà đơn giản là vượt qua những khó khăn tại đó". Tướng hải quân đã về hưu, John Allen - hiện đang là chủ tịch của Viện Nghiên cứu Brookings biện luận "Sự lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ và, ở những nơi thiết yếu phải có quân đội" là cần thiết tại những lãnh thổ chịu ảnh hưởng của ISIS dọc châu Á và châu Phi "cho tới khi ý tưởng về một nhà nước Hồi giáo [caliphate] bị tiêu diệt".

ISIS [nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria] nhanh chóng bị tiêu diệt bởi nó được xây dựng dựa trên ảo tưởng mà thiếu đi sự linh hoạt chiến lược. Khi phải phòng vệ những vị trí cố định Hoa Kỳ không thể tập trung vào những chiến lược bất đối xứng có hiệu quả với các lực lượng phi quốc gia trong khu vực. Những gì đã xảy ra rõ ràng cho thấy những sai lầm này không thể lặp lại. Nhưng việc chiếm đóng vô hạn định những vùng đất rộng tại Trung Đông không phải là phương thuốc hữu dụng để ngăn cản những hành động hay hỗn loạn mà các chiến binh chống Mỹ thực hiện.

Thực tế, đường dây liên kết giữa các lực lượng phi quốc gia là sự phản đối "hung hăng" với ảnh hưởng của sự hiện diện quân sự (trực tiếp hay gián tiếp) của Hoa Kỳ và những đồng minh chính của nước này. Một loạt các lực lượng phi quốc gia khác nhau bao gồm Hezbollah, Taliban và al-Qaeda tại Iraq đã được củng cố hay thậm chí là thiết lập ngay dưới mũi của những binh sĩ và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Sự thật thì những người Ả rập dòng Sunni tại bắc Syria đã bắt đầu nổi giận dưới sự thống trị của người Kurd được Hoa Kỳ hậu thuẫn một cách mạnh mẽ - "thanh lọc sắc tộc" - và sự tiếp diễn lâu dài của xu hướng này sẽ gây ra tình trạng rối loạn.

Một lời chỉ trích thường được dẫn đi dẫn lại là liệu có phải Hoa Kỳ đã phản bội nhóm người Kurd tại Syria. Wall Street Journal đưa ra ý kiến: "Phương Tây nợ họ vì cái giá mà họ đã phải trả". Nhóm người Kurd tại bắc Syria YPG, đã công khai chỉ trích quyết định của ông Trump là một "sự phản bội trắng trợn". Nhưng mối quan hệ đỡ đầu-ủy thác này vốn đã mang tính hai chiều. Nó được hình thành dựa trên sự đồng quy của những lợi ích. Người Kurd đánh ISIS bởi ISIS gây ra một mối đe dọa diện hữu với cộng đồng của họ chứ không phải là sự bày tỏ lòng trung thành với Hoa Kỳ. ISIS đã đẩy những người Kurd tại Syria ở khắp nơi tới biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, còn tại Iraq chúng đã cướp phá Erbil (thủ phủ của người Kurd tại Iraq).

Đặc trưng của mối quan hệ tích cực (sẽ lan tỏa) ở Washington và đòi hỏi mọi sự hợp tác chiến lược phải được xem như một hiệp ước đồng minh (hay ít nhất là một cam kết về mặt cảm tính) - Điều này sẽ đòi hỏi Hoa Kỳ không hạn chế trong việc đáp ứng những đòi hỏi và mong muốn của bên được che chở. Điều này không cần thiết trong việc xử lý quan hệ đồng minh cũng như không ảnh hưởng tới lợi ích của Hoa Kỳ.

Trên tờ Atlantic, Joost Hilterman - giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế ICS, phàn nàn rằng Hoa Kỳ đang "quay lưng lại [với người Kurd] và bỏ mặc họ phải chịu sự o ép của những nước hậu Ottoman" - ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Nhưng người Kurd đã đàm phán với Damascus để tập hợp lại và tránh đụng độ với lực lượng quân chính phủ Syria trong cuộc xung đột.

Người Kurd hiểu rõ lựa chọn sống còn duy nhất của họ là tạm ước với chính phủ Syria. Nếu người Kurd "bị phản bội" đó không phải là kết quả của việc Hoa Kỳ không thực hiện lời hứa mà do các lãnh đạo quân đội Mỹ đã hứa quá lời mà không có sự ủng hộ của Nhà Trắng. Hoa Kỳ vẫn có sự hiện diện quân sự khổng lồ trong khu vực và có thể giúp bất cứ ai chống lại ISIS theo cách không phải xâm chiếm lãnh thổ.

Một vài nguồn tin bảo chứng rằng việc ông Trump kêu gọi rút quân là một quyết định chính trị và về cơ bản là một bài tập về quản lý. Bên cạnh đó cũng có những lý lẽ đặc biệt như, sự mệt mỏi về việc chiếm đóng lãnh thổ tại châu Á đang lan truyền trong giới chính trị Hoa Kỳ và thực tế nó là thứ gì đó nằm ngoài quyết định mang tính nền tảng để các cử tri đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho ông Trump.

Hơn nữa, tại sao ý kiến dư luận lại không phải là một yếu tố cho việc ra quyết định trong hành động quân sự của Hoa Kỳ? Với một loạt các lý do, như sức mạnh quân sự, vị trí địa lý vốn có, Hoa Kỳ phải đối mặt với rất ít mối đe dọa và vì thế có thể bàn về một loạt các lựa chọn xem sẽ xác định thế nào về những mối thách thức về mặt lợi ích và an ninh. Việc chiếm đóng 1/3 lãnh thổ Syria sẽ không bao giờ là hướng hành động rõ ràng hay duy nhất có thể thực hiện.

Một dòng chỉ trích chính đáng hơn với kế hoạch rút quân là kế hoạch này quá vội vàng và thiếu đi sự chỉ đạo chiến lược. Các nhà phê bình tranh luận rằng việc rút quân phải tiến hành một cách từ từ để thuận lợi cho các đồng minh, đồng thời củng cố kế hoạch chống chủ nghĩa khủng bố. Rất khó để nói khi nào quân đội Hoa Kỳ rút đi và chính sách của Washington với Syria sẽ như thế nào? Nhưng sẽ không thể có một chính sách tối ưu nếu Hoa Kỳ không học được bài học từ lịch sử can thiệp quân sự của chính đất nước mình trong khu vực Trung Đông.

Theo VietTimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyềnBất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyền
05:41:42 28/04/2025
Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'
21:20:25 28/04/2025
Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiệnTrước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiện
14:35:32 27/04/2025
Toàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald TrumpToàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump
15:06:56 28/04/2025
Rợn người bí mật sau chiếc khăn trùm đầu cô dâu, không lãng mạn như vẫn nghĩ?Rợn người bí mật sau chiếc khăn trùm đầu cô dâu, không lãng mạn như vẫn nghĩ?
20:25:16 27/04/2025
Tổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng FrancisTổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis
08:10:31 27/04/2025
Vatican phá lệ với tổng thống Ukraine trong tang lễ Giáo hoàngVatican phá lệ với tổng thống Ukraine trong tang lễ Giáo hoàng
14:22:58 27/04/2025
Sau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lụcSau chính sách của ông Trump, thu thuế của Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục
20:33:09 28/04/2025

Tin đang nóng

Cuộc sống viên mãn của nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng với vợ hơn 15 tuổi, có 2 con riêngCuộc sống viên mãn của nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng với vợ hơn 15 tuổi, có 2 con riêng
23:41:58 28/04/2025
Nữ giáo viên ở Điện Biên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuýNữ giáo viên ở Điện Biên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý
21:58:40 28/04/2025
Nữ ca sĩ đình đám lần đầu hé lộ gia đình có 3 người mang quân hàm Đại táNữ ca sĩ đình đám lần đầu hé lộ gia đình có 3 người mang quân hàm Đại tá
22:37:59 28/04/2025
Việt Trinh: Ở biệt thự 3000m2, không ăn nước màu, canh phải nấu kiểu độc lạViệt Trinh: Ở biệt thự 3000m2, không ăn nước màu, canh phải nấu kiểu độc lạ
21:52:01 28/04/2025
Đỗ Mạnh Cường thân thiết với Hoa hậu Ý Nhi hậu ồn àoĐỗ Mạnh Cường thân thiết với Hoa hậu Ý Nhi hậu ồn ào
23:27:02 28/04/2025
NSND Quốc Hưng: '3 giờ sáng tôi thức dậy thấy Sài Gòn dường như không có đêm'NSND Quốc Hưng: '3 giờ sáng tôi thức dậy thấy Sài Gòn dường như không có đêm'
22:52:25 28/04/2025
Thiều Bảo Trâm đụng mặt tình cũ từng "cắm sừng" mình, thái độ của người ấy gây chú ýThiều Bảo Trâm đụng mặt tình cũ từng "cắm sừng" mình, thái độ của người ấy gây chú ý
22:22:04 28/04/2025
Khi "full team" Bắc Bling diễn tại Bắc Ninh: Hoà Minzy hóa "tiên nữ", hô hào cả ekip bà con và dàn TikToker mở hội làng ngay trên sân khấu!Khi "full team" Bắc Bling diễn tại Bắc Ninh: Hoà Minzy hóa "tiên nữ", hô hào cả ekip bà con và dàn TikToker mở hội làng ngay trên sân khấu!
22:11:30 28/04/2025

Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

07:34:14 29/04/2025
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Moskva sẵn sàng tham gia đàm phán với Kiev mà không kèm theo điều kiện tiên quyết.
Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

07:32:21 29/04/2025
Một bước đi đáng chú ý khác là việc thành lập Bộ Số hóa mới, do ông Karsten Wildberger, nhà vật lý và giám đốc công nghệ, đảm nhiệm, với mục tiêu thúc đẩy các cải cách kỹ thuật số còn chậm trễ trong bộ máy hành chính.
Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

06:00:51 29/04/2025
Chưa có thông báo về thương vong do đám cháy. Trong khi đó, 28 xe cứu hỏa, 26 trực thăng và 202 nhân viên cứu hỏa đã được triển khai để dập tắt đám cháy.
Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

05:31:09 29/04/2025
Thỏa thuận được Iran ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) năm 2015, trong đó đặt ra giới hạn nghiêm ngặt về hoạt động hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

05:30:44 29/04/2025
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Mỹ mạnh tay tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc ở mức 145% và Trung Quốc đáp trả đã khiến nhiều doanh nghiệp chịu cảnh đánh thuế hai lần đối với cùng một lô hàng.
Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

05:22:40 29/04/2025
Ngoại trưởng Lavorv nhấn mạnh Nga cũng sẽ tìm kiếm sự bảo đảm đáng tin cậy chống lại các mối đe dọa xuất phát từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu (EU) và một số các quốc gia ở biên giới phía Tây của Nga.
Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

05:14:32 29/04/2025
Mặc dù ông Trump gần đây tỏ ý linh hoạt về thuế nhập khẩu có thể đã quá muộn để ngăn chặn cú sốc nguồn cung lan rộng khắp kinh tế Mỹ. Cú sốc này tiềm ẩn nguy cơ kéo dài đến Giáng sinh.
Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

05:10:41 29/04/2025
Tuy nhiên, Moskva phản đối việc trao thêm ghế cho các nước phương Tây và đồng minh của họ vì các nước này đã có quá nhiều ghế tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

05:02:02 29/04/2025
Về khả năng hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu theo yêu cầu của Mỹ, ông Han cho rằng Mỹ cần thay đổi một số quy định trong ngành đóng tàu, bởi bảo hộ quá mức chính là một trong những lý do khiến ngành đóng tàu Mỹ kém hiệu quả.
Trung Quốc đề xuất giúp xoa dịu căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Trung Quốc đề xuất giúp xoa dịu căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

04:56:21 29/04/2025
Ông cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các nỗ lực chống khủng bố của Pakistan, đồng thời khẳng định rằng việc giải quyết vấn đề này là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia.
Số người chết do vụ nổ cảng tăng cao, lãnh tụ tối cao Iran ra chỉ đạo

Số người chết do vụ nổ cảng tăng cao, lãnh tụ tối cao Iran ra chỉ đạo

21:33:34 28/04/2025
Vụ nổ lớn tại cảng Shahid Rajaee trong tỉnh Hormozgan thuộc miền nam Iran ngày 26.4 đã khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hơn 1.200 người bị thương.
Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường

Sắp tròn 100 ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp bất thường

21:29:31 28/04/2025
Một khảo sát mới công bố cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Donald Trump giảm xuống mức thấp nhất đối với giai đoạn 100 ngày đầu nhiệm kỳ của một tổng thống Mỹ trong ít nhất 7 thập niên qua.

Có thể bạn quan tâm

Nghi phạm 16 tuổi cầm đầu đường dây mua bán người xuyên biên giới

Nghi phạm 16 tuổi cầm đầu đường dây mua bán người xuyên biên giới

Pháp luật

07:29:08 29/04/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh vừa triệt phá chuyên án mua bán người xuyên biên giới, giải cứu thành công 2 nạn nhân.Nghi phạm cầm đầu đường dây này mới 16 tuổi.
Sự trở lại của "Tia chớp lửa" tại ĐTDV Mùa Xuân 2025, lịch sử có sang trang?

Sự trở lại của "Tia chớp lửa" tại ĐTDV Mùa Xuân 2025, lịch sử có sang trang?

Mọt game

07:21:24 29/04/2025
Sự trở lại của Team Flash tại trận chung kết ĐTDV Mùa Xuân 2025 là câu chuyện về sự phục hưng của một đội tuyển huyền thoại.
Kính James Webb xác nhận hành tinh lạnh lẽo nhất từng được tìm thấy

Kính James Webb xác nhận hành tinh lạnh lẽo nhất từng được tìm thấy

Lạ vui

07:20:20 29/04/2025
Nhờ kính James Webb, giờ đây đội ngũ các nhà thiên văn học quốc tế đã xác nhận được hành tinh lạnh lẽo nhất từng được phát hiện, theo Universe Today hôm 28.4.
Chi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại tá

Chi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại tá

Sao việt

07:20:16 29/04/2025
Trên trang cá nhân, Chi Pu có chia sẻ đầy tự hào. Đây là lần đầu tiên, người đẹp flex gia thế khủng của mình. Cô viết: 50 năm thống nhất đất nước là dịp để Chi nhìn lại và biết ơn những thế hệ trong gia đình đã khoác lên mình màu áo lín...
Thiếu gia nhà bầu Hiển xả vai chủ tịch bắt trend "nháy mắt Kim Seon Ho", hoa hậu Đỗ Mỹ Linh liền có phản ứng này

Thiếu gia nhà bầu Hiển xả vai chủ tịch bắt trend "nháy mắt Kim Seon Ho", hoa hậu Đỗ Mỹ Linh liền có phản ứng này

Netizen

07:18:54 29/04/2025
Mới đây, thiếu gia nhà bầu Hiển - Đỗ Quang Vinh cùng hai con của mình cũng đã bắt trend cực đáng yêu. Hai nhóc tỳ được bố phổ biến chưa đầy 2 phút đã thực hiện cực tốt.
Lập liên tiếp 3 siêu phẩm đá phạt, Công Phượng vẫn chưa lấy được "tấm vé" từ HLV Kim Sang-sik?

Lập liên tiếp 3 siêu phẩm đá phạt, Công Phượng vẫn chưa lấy được "tấm vé" từ HLV Kim Sang-sik?

Sao thể thao

07:16:25 29/04/2025
Lại là một quả phạt trực tiếp, lại là một cú sút đưa bóng đi theo quỹ đạo đẹp mắt, Công Phượng ghi tên mình lên bảng điện tử và mang chiến thắng về cho CLB Bình Phước.
Quan Hiểu Đồng tiều tụy hậu tin 'đường ai nấy đi' với Lộc Hàm, lộ rõ thái độ lạ

Quan Hiểu Đồng tiều tụy hậu tin 'đường ai nấy đi' với Lộc Hàm, lộ rõ thái độ lạ

Sao châu á

07:01:24 29/04/2025
Những ngày vừa qua xứ tỷ dân xôn xao thông tin mối tình 7 năm của Quan Hiểu Đồng và Lộc Hàm đã đường ai nấy đi. Tuy người trong cuộc chưa ai lên tiếng nhưng fan soi ra những dấu hiệu bất thường đặt nghi vấn Lộc Hàm đã phản bội Quan Hiểu...
Đã mắt ngắm mâm cỗ được trang trí cờ đỏ sao vàng đẹp rực rỡ của mẹ đảm, ai thấy cũng phải khen tới tấp

Đã mắt ngắm mâm cỗ được trang trí cờ đỏ sao vàng đẹp rực rỡ của mẹ đảm, ai thấy cũng phải khen tới tấp

Ẩm thực

06:38:06 29/04/2025
Giữa đời sống hiện đại bộn bề, khoảnh khắc chuẩn bị và bày biện mâm cơm như thế này khiến mình càng thấm thía hơn giá trị của hòa bình , chị Thúy nói.
Nữ ca sĩ Việt 3 đời chồng: "Khi mình không làm ra tiền, ngồi ở nhà thì mọi chuyện mới xảy ra"

Nữ ca sĩ Việt 3 đời chồng: "Khi mình không làm ra tiền, ngồi ở nhà thì mọi chuyện mới xảy ra"

Tv show

06:15:01 29/04/2025
Trong chương trình The Khang Show, ca sĩ Hồ Lệ Thu đã có dịp trải lòng về 3 cuộc hôn nhân nhiều sóng gió của mình.
Sao phim "Sex and the city" khoe ảnh chụp trên giường, nhan sắc tuổi U70 khiến fan trầm trồ

Sao phim "Sex and the city" khoe ảnh chụp trên giường, nhan sắc tuổi U70 khiến fan trầm trồ

Sao âu mỹ

06:12:02 29/04/2025
Mới đây, sao phim Sex and the city Kim Cattrall chia sẻ một bộ ảnh mới, khiến fan trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp trẻ trung gợi cảm của bà.
Phim 18+ gây tranh cãi nhất sự nghiệp Son Ye Jin: Cảnh nóng không dùng thế thân, nhan sắc 15 năm trước thế nào?

Phim 18+ gây tranh cãi nhất sự nghiệp Son Ye Jin: Cảnh nóng không dùng thế thân, nhan sắc 15 năm trước thế nào?

Phim châu á

05:54:16 29/04/2025
White Night là một bộ phim 18+ gây sốc của nữ minh tinh xứ Hàn, đặc biệt khi cô tự mình đóng những cảnh nóng nhạy cảm mà không cần thế thân.