Tam Đảo được công nhận là Khu du lịch quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đã có Quyết định số 170/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là Khu Du lịch quốc gia.
Khu du lịch quốc gia Tam Đảo có diện tích 10.723ha, gồm: phân khu dịch vụ hành chính của Vườn Quốc gia Tam Đảo trên địa bàn huyện Tam Đảo là 5.399ha; khu vực chân núi Tam Đảo 4.561,5ha; khu di tích và danh thắng Tây Thiên 477,6ha và khu du lịch Tam Đảo 284,9ha.
Một góc khu du lịch Tam Đảo Vĩnh Phúc.
Lâu đài trên đỉnh núi tại khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Một cung đường lên khu du lịch Tam Đảo Vĩnh Phúc.
Khu du lịch Tam Đảo huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Khu du lịch quốc gia.
Video đang HOT
Điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến Vĩnh Phúc
Là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang dấu ấn, giá trị tâm linh, Vĩnh Phúc đang là địa danh được nhiều người tìm đến.
Tây Thiên
Điểm nhấn đầu tiên trong du lịch văn hóa tâm linh của Vĩnh Phúc phải kể đến là danh thắng Tây Thiên, tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận xã Đại Đình, huyện Tam Đảo.
Tây Thiên tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo.
Nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Bắc,Tây Thiên được biết đến là chốn linh thiêng, u tịch, nơi giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu. Nơi đây là địa điểm thu hút du khách đến chiêm bái, cầu mong nhiều sức khỏe, bình an.
Đứng ở Tây Thiên, du khách có thể ngắm trọn cảnh đẹp xung quanh.
Viếng chùa, du khách không chỉ dâng hương cầu may, cầu tài mà còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng trùng điệp. Đây còn là nơi đào tạo về Phật giáo có hệ thống, tạo điều kiện để phật tử phát triển về mọi mặt.
Chùa Tích Sơn
Tích Sơn vốn là một ngôi chùa cổ, là điểm đến du lịch tâm linh của người dân Vĩnh Phúc và nhiều du khách thập phương tìm về. Không có tài liệu nào ghi rõ về thời gian xây dựng chùa Tích Sơn, tuy nhiên qua kiến trúc, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chùa được xây dựng vào cuối thời Hậu Lê, đầu thời nhà Nguyễn và trải qua nhiều lần trùng tu.
Chùa Tích Sơn
Có thể du khách sẽ thấy các chùa chiền ít nhiều đều xuất hiện nghệ thuật điêu khắc, riêng ở chùa Tích Sơn thì không. Tại đây các bức chạm nơi hậu cung có hình tam giác, chạm nổi hình rồng vờn mây.
Chùa đang được đầu tư mở rộng khuôn viên nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và nhu cầu thưởng ngoạn ngày càng đông của du khách đến tham quan du lịch Vĩnh Phúc.
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo hay còn gọi là đền Mẫu Thượng Tam Đảo là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thuộc thị trấn Tam Đảo. Cùng với đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ và chùa Vàng đã giúp nơi đây trở thành một khu di tích linh thiêng thu hút khách tham quan, du lịch.
Di chuyển lên đền, du khách phải leo bậc thang qua những sườn dốc thoai thoải.
Khu di tích linh thiêng thu hút khách tham quan, du lịch.
Quãng đường di chuyển từ trung tâm thị trấn lên đền được ưu tiên đi bộ, bởi phần lớn thời gian khách du lịch phải leo bậc thang qua những sườn dốc thoai thoải. Đi bộ du khách có thể thư giãn, ngắm nhìn cảnh quan và tận hưởng cảm giác chinh phục khi lên được đền.
Chùa Cói
Chùa Cói thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên được xem là một ngôi chùa cổ với tổ hợp đầy đủ của một Phật đường gồm: Tam quan, chùa và tháp.
Chùa Cói thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên.
Tam quan chùa Cói với kiến trúc gồm ba gian nhỏ, gọn, có hệ thống chịu lực chính là mười cột đá xanh nguyên khối được đẽo gọt công phu. Có ba hàng chân cột, trong đó hai cột cái gian chính giữa sử dụng cột gỗ lim kéo dài vượt lên làm cột chung cho hai vì nóc theo lối kiến trúc kiểu chồng rường, thay cho hàng con rường dưới ngoài cùng là đầu bẩy gỗ đua ra đỡ lấy tàu mái. Bốn góc mái là các đầu đao cong vút, uyển chuyển ẩn hiện trong vòm lá xanh hữu cảnh đa tình.
Tháp Cói.
Trên hai cột đá gian chính giữa được vát phẳng một mặt, lần lượt có ghi lạc khoản, tuy qua năm tháng đã phai mờ nhưng quan sát kỹ còn đọc được "Canh Tý, mạnh xuân, cát nhật". Theo tư liệu của Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam thì tam quan chùa Cói được xây dựng cùng với chùa Cói vào thế kỷ XIII.
Mùa xuân trẩy hội Tây Thiên, chiêm bái cõi Phật ở chốn bồng lai Chuyến hành hương về miền đất thiêng Tây Thiên có thể là đến thăm, hay trở về, nhưng trên tất cả đó là sự hoan hỷ, an nhiên và ngập tràn hạnh phúc. Sau một mùa đông giá rét, người người lại hân hoan đón chào những tia nắng ấm áp của mùa xuân.Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, mùa của...