Tạm chia tay Sài Gòn về quê vì Covid-19: ‘Thấy may mắn hạnh phúc hơn nhiều người’
Tạm chia tay TP.HCM về quê vì Covid-19 bằng những chuyến xe giải cứu, nhiều người dân quê không kiềm được xúc động và hét lên trong đêm khuya khi thấy tấm bảng ghi địa phận Quảng Nam: Quảng Nam quê tôi đây rồi!.
Chuyến xe đầu tiên đưa người dân Quảng Nam từ TP.CHM về quê rạng sáng 23.7.. ẢNH: NAM THỊNH
Xin cảm ơn Quảng Nam!
Đúng 2 giờ 30 phút sáng 23.7, hai chuyến xe đầu tiên đón công dân Quảng Nam từ TP.HCM đã dừng ngay trước cổng ký túc xá trường Cao đẳng Quảng Nam. Có tổng cộng 77 người được trở về quê hương trên chuyến xe này. Trước đó, 10 chuyến xe xuất phát từ Quảng Nam lên đường vào sáng 21.7, dự kiến đưa hơn 400 công dân Quảng Nam rời “tâm dịch” TP.HCM. Rất nhiều người trong số hành khách được trở về lần này là sinh viên, lao động nghèo, công nhân…
Những người dân Quảng Nam khi về quê được tập trung lấy mẫu xét nghiệm trước khi đưa vào khu cách ly. ẢNH: NAM THỊNH
Khi xe về đến nơi, cơ quan chức năng nhanh chóng tiếp cận, phun sát khuẩn xe, hành lý, làm các thủ tục để bố trí nơi ở cho người cách ly. Bộ phận y tế tổ chức lấy thông tin, đo thân nhiệt và xét nghiệm nhanh ngay tại nơi đón, trước giờ công dân được bố trí vào ở trong khu ký túc xá.
Những người trở về được cách ly tập trung 14 ngày theo quy định, sau đó được cách ly tại nhà thêm 7 ngày. Cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 4 lần trong thời gian cách ly (lần 4 vào ngày thứ 7 sau khi kết thúc cách ly tại nhà ở/nơi lưu trú).
Những “hành khách đặc biệt” khi trở về quê nhà lần này đều phải mang đồ bảo hộ suốt chặng di chuyển. Ngồi chờ để làm thủ tục nhận phòng ở, gia đình 5 người của bà Huỳnh Thị Thúy Lan (47 tuổi) không giấu được niềm vui khi được trở về quê nhà sau thời gian dài mưu sinh đầy vất vả ở TP.HCM. Hai vợ chồng làm công nhân, dịch Covid-19 hoành hành khiến vợ chồng bà thất nghiệp, cuộc sống gặp vô vàn khó khăn và bị mắc kẹt khá lâu.
Chuyến xe 2 chiều đặc biệt: Mang rau củ cho Sài Gòn, đưa người Quảng Nam về quê
Chuyến trở về quê hết sức đặc biệt đối với nhiều người dân. ẢNH: NAM THỊNH
“Được trở về quê nhà lần này chúng tôi thật sự rất biết ơn. Xin cảm ơn Quảng Nam. Cảm ơn người dân, lãnh đạo tỉnh nhà đã dang rộng vòng tay đón chúng tôi về trong những lúc hết sức khó khăn này. Về nhà, dù ăn rau hay ăn cháo gì đi nữa nhưng được sống trong vòng tay người dân, họ hàng thì chúng tôi cảm thấy mình đang rất là hạnh phúc hơn so với nhiều người đang “mắc kẹt” lại trong tâm dịch TP.HCM”, bà Lan xúc động nói.
“Hạnh phúc lớn lao”
Trần Quốc Huy (ở P.An Mỹ, TP.Tam Kỳ, là sinh viên năm cuối học tại TP.HCM) cho hay, từ khi bước lên xe đã không giấu được niềm vui mừng. Tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM đang diễn biến hết sức phức tạp. “Được trở về quê giữa thời điểm này thực sự là một niềm vui mừng quá lớn đối với em”, Huy nói.
Lực lượng y tế đo thân nhiệt người dân vừa trở về từ vùng dịch Covid-19. ẢNH: NAM THỊNH
Theo Huy, vì mong mỏi sớm được về quê nhà nên trong hành trình dài nhiều người đã không chợp mắt. Khi xe đến địa phận Quảng Ngãi – Quảng Nam và khi thấy tấm bảng ghi địa phận Quảng Nam em cùng với nhiều người trên xe đồng thanh hét lên: “Quảng Nam quê tôi đây rồi!”. Huy bày tỏ thêm: “Thật may vì giờ này đã được có mặt ở quê nhà. Về quê lúc này hơn cả cảm giác an toàn. Đó còn là niềm hạnh phúc”.
Ông Lê Văn Lý (56 tuổi, ở P.An Xuân, TP.Tam Kỳ) làm nghề bán thức ăn đường phố trong TP.HCM. Nhiều tháng nay phải ở trong phòng trọ cùng vợ chồng người con gái và 2 đứa cháu ngoại. 5 người trong gia đình đăng ký về quê, tuy nhiên, đến lần xét nghiệm thứ ba, một ngày trước khi được đón về, con gái ông Lý có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính với Covid-19. Vợ chồng con gái phải ở lại, riêng ông và hai đứa cháu ngoại có kết quả xét nghiệm âm tính, được đón về quê.
Nhiều bé gái được đón về trên chuyến xe nghĩa tình này. ẢNH: NAM THỊNH
“Có chút buồn, nếu hai vợ chồng con gái tôi cùng về trên chuyến xe nghĩa tình này thì niềm hạnh phúc sẽ trọn vẹn hơn. Nhưng dù sao ông cháu tôi còn may mắn hơn nhiều người. Chúng tôi thực sự biết ơn, bởi được giải cứu khỏi tâm dịch thời điểm này là một điều may mắn. Nếu không có chuyến xe đầy nghĩa tình này, rất khó để chúng tôi có thể rời TP.HCM. Được ở quê nhà ngay lúc này đó là một niềm hạnh phúc lớn lao”, ông Lý tâm sự.
Trước đó, tại buổi khởi hành đi đón bà con Quảng Nam tại TP.HCM, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khẳng định việc đón người dân trở về lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa thể hiện tinh thần, trách nhiệm nhưng cũng là tình cảm của cán bộ, nhân dân Quảng Nam đối với bà con miền Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Trong đó, có bà con tỉnh Quảng Nam.
Lấy mẫu xét nghiệm những người Quảng Nam vừa rời TP.HCM về quê nhà. ẢNH: NAM THỊNH
Theo ông Thanh, sau chuyến đi đón bà con rời TP.HCM này, Quảng Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu các chuyến đi tiếp theo để đảm bảo cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm, vật tư, thuốc men cho đồng bào miền Nam và sẵn sàng đón người dân về bằng phương tiện khác như máy bay, tàu lửa cùng với tất cả hình thức khác nếu có thể được. Dự kiến các chuyến xe sẽ đưa khoảng 10.000 người đăng ký về quê và được chia thành nhiều đợt đưa đón cho đến khi kết thúc.
Những bếp ăn tình thương, cây gạo ATM giúp người nghèo trong dịch bệnh Covid-19
Giữa những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người dân Đà Nẵng luôn hướng về cộng đồng, bằng những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa.
Những Bếp ăn tình thương hay cây gạo ATM hoạt động thường xuyên tại phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã phần nào giúp những mảnh đời khó khăn ấm áp hơn.
Cứ mỗi sớm, các thành viên của Bếp ăn tình thương ở phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ chia nhau mỗi người một việc, người thì đi chợ người nhặt rau, chế biến món ăn để sớm có bữa ngon mang đến cho người nghèo. Hơn 10 giờ trưa, mọi người đã mang xuất cơm đến các chung cư trên địa bàn, trao cho hoàn cảnh khó khăn như người bán vé số, lao động nghèo, sinh viên khu nhà trọ và cả bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện mà Ban điều hành Bếp ăn tình thương đã đăng ký trước đó.
Những suất ăn chuẩn bị sẵn để mang đi hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Khẩu phần xuất ăn thường đầy đủ 5 món gồm: cá, thịt, canh, đậu khuôn và rau xào. Chị Phùng Thị Hương, thành viên Bếp ăn tình thương ở phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ chia sẻ, mọi người luôn cố gắng nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh gửi tặng đến mọi người.
"Vận động chị em phật tử để về phục vụ, Sáng sớm tôi dậy đi chợ khoảng 6 giờ xong, 7 giờ vào bếp chị em xúm lại khoảng 9 giờ cơm đã vào hộp. Cố gắng làm sao để bữa ăn đảm đảm ngon miệng. Đợt dịch này khó khăn nên chị em cố gắng để tạo bữa ăn đảm bảo cùng giúp đỡ họ", chị Hương nói.
Bếp ăn tình thương hỗ trợ cho người nghèo và bệnh nhân hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ thành lập năm 2011, văn phòng liên lạc đặt tại Trung tâm Văn hóa Thể thao phường. Bếp ăn này hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí tài trợ của các nhà hảo tâm. Mỗi ngày bếp ăn này cung cấp từ 150 đến 200 suất ăn cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Ông Ngô Văn Thắng, ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng thường xuyên được hỗ trợ suất ăn miễn phí cùng lương thực thực phẩm từ bếp ăn tình thương cho biết: gia đình thuộc diện hộ đặc biệt nghèo, bản thân ông bị khuyết tật chân đi lại khó khăn, còn người mẹ bị bệnh nan y.
Con trai đầu của ông Thắng làm công nhân, nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên cũng nghỉ việc ở nhà. Cuộc sống của gia đình đã khó càng túng thiếu hơn. Nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các nhà hảo tâm ông Ngô Văn Thắng cảm thấy ấm lòng trong lúc khó khăn.
"Nhà hộ nghèo cũng nhờ địa phương hỗ trợ gạo, trong dịch còn cho quà, trứng, rau quả nước mắm đầy đủ. Hoàn cảnh gia đình khó khăm thường xuyên ốm đau nằm viện có hỗ trợ cơm", ông Thắng cho hay.
Mỗi ngày, Bếp ăn tình thương cung cấp từ 150 đến 200 suất ăn cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài Bếp ăn tình thương tại phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ còn có mô hình "ATM- Hạt gạo tình thương". Vào ngày thứ Bảy của tuần cuối tháng, mỗi hộ nghèo được cấp một thẻ từ để nhận gạo tại máy ATM gạo. Mỗi hộ nhận từ 5 đến10kg/tháng.
Ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng cho biết: gần 190 hộ trên địa bàn thường xuyên được hỗ trợ gạo từ "ATM- Hạt gạo tình thương" do các nhà hảo tâm đóng góp.
"Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, đối tượng yếu thế trong xã hội, như hộ nghèo, đặc biệt nghèo, yếu thế trong xã hội, các hoàn cảnh khác thì họ cần quan tâm chia sẻ của cộng đồng. Qua việc triển khai Bếp ăn tình thương và cây ATM gạo phải nói sức lan toả rất lớn kể cả các tổ chức trong ngoài địa bàn. Các tổ chức thiện nguyện nhân đạo họ đến mang tính chất tự nguyện tham gia nấu ăn, hỗ trợ ngày công miễn phí", ông Sơn cho biết.
Từ khi bùng phát đợt dịch Covid-19, nhiều tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm tại thành phố Đà Nẵng đã chung tay hỗ trợ hàng chục ngàn suất quà, thùng hàng, hay cây ATM gạo, tổ chức phiên chợ nhân đạo gửi tặng các gia đình hoàn cảnh khó khăn.
Ông Dương Đình Liễu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cho biết: những việc làm nhân văn, thấm đẫm đạo lý của dân tộc "Lá lành đùm lá rách" đã góp phần giúp người khó khăn trong cuộc sống. Qua đó, đóng góp tích cực vào mục tiêu giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của thành phố, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
"UBMT thành phố nhận thấy rằng ở các địa phương vẫn tổ chức những suất ăn tình thương, những bữa trao quà nước uống rồi những nhu yếu phẩm về đời sống vẫn diễn ra. Điều đó thể hiện mối quan tâm của cộng đồng đối với những người đang gặp khó khăn để chúng ta vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo đời sống. Đến nay, người dân nhận được sự ủng hộ rất tích cực từ phía các mạnh thường quân rất ấm áp từ những người có tấm lòng thiện nguyện", ông Liễu nói./.
'Khoai lang tím rất ngon, bà con Đồng Tháp mến tặng dân TP.HCM' Chị Nguyễn Ngọc Hà, người tổ chức hoạt động phát khoai miễn phí, cho biết đây là sự góp sức của chị và các thành viên để hỗ trợ bà con tỉnh Đồng Tháp và lao động nghèo tại TP.HCM. Ngày 14/6, biết tin TP.HCM quyết định thực hiện giãn cách thêm 2 tuần, chị Nguyễn Ngọc Hà (sinh năm 1988), chủ của...