Tấm áo cưới thủng lỗ chỗ của mẹ
Tôi luôn tự hỏi, liệu có mấy lần trong cuộc đời mẹ được mặc lên mình những tấm áo đẹp? Có lẽ chỉ là đếm trên đầu ngón tay đấy thôi.
Ảnh minh họa
Mùa xuân năm ấy, vừa 10 năm tròn kể từ khi lấy chồng, tôi mới ăn một cái tết trọn vẹn với mẹ. Một cái tết mừng mừng tủi tủi, phần vì tôi muốn con gái bé nhỏ được hưởng không khí tết quê, phần vì cuộc hôn nhân của tôi cũng có chuyện chẳng lành.
Cái tết ấy cũng đánh dấu việc tôi chính thức rời đi khỏi ngôi nhà tôi làm vợ, làm mẹ. Chúng tôi chỉ còn chờ ngày đưa đơn…
Chiều 29 tết, mẹ bỗng mở tủ quần áo và tìm kiếm thứ gì đó. Rồi mẹ cầm cái máy ảnh con con của tôi lên hỏi:
- Máy này chụp ảnh có đẹp không?
- Đẹp mẹ ạ.
- Thế thì chụp cho mẹ nhé!
Tôi nhìn ra sân. Trời âm u như muốn mưa. Tôi nói:
- Ánh sáng này không ổn lắm, để mai xem, có nắng chụp mới đẹp.
Nhưng mẹ tôi kiên định:
- Cứ chụp, đẹp xấu cũng được.
Trong lòng mẹ có một quyết tâm nào đó. Mẹ đã có một tấm hình rất đẹp, chụp cách đây khoảng gần 15 năm, nhưng lúc nào mẹ cũng nói tấm hình đó trông trẻ quá.
Đấy là lý do mẹ lục tủ để tìm một cái áo. Áo dài may bằng tơ tằm, màu hạt dẻ. 15 năm trước, mẹ đã mặc nó để chụp tấm hình chân dung “trông trẻ quá” kia.
Mẹ vào buồng trong, khép cửa, soi vào tấm gương nhỏ để vấn tóc. Không có chỗ thuận tiện để làm điểm tựa cho tấm gương, mẹ phải đặt nó lên đùi, chân co lóng ngóng, rồi chốc chốc, một tay giữ tóc, tay kia mẹ cầm gương lên soi. Chiếc khăn vấn bằng the đen, tôi nhớ ngày xưa mẹ vẫn dùng nó để vấn tóc mỗi khi có việc trang trọng như cưới hỏi, hội hè.
Tóc mẹ đã bạc quá nửa và rụng đi nhiều, nên việc vấn nó lên cũng phải khéo léo, công phu lắm mới được. Mẹ bị bệnh parkison, tay hơi run rẩy. Nhưng không ai ngoài chính mẹ có thể vấn được kiểu tóc cổ xưa ấy, nên mẹ lặng lẽ và chậm rãi tự chau chuốt từng tí một cho mình. Còn tôi lặng lẽ quan sát mẹ.
Video đang HOT
Tóc vấn xong, trông mẹ phúc hậu hơn nhưng cũng già hơn. Rất nhiều sợi tóc đã bạc, vì quá ngắn, nên nó không thuận theo chiếc khăn, cứ lòa xoà xuống vành tai và trán. Mẹ có vẻ không ưng ý lắm, cứ chốc chốc lại đưa tay lên, hết vuốt lại vén, và khẽ lắc đầu.
Cuối cùng thì mái tóc cũng được vấn xong. Mẹ cầm tấm áo lên ngắm nghía, ướm thử vào người. Đến lúc này thì tôi không nén nổi tò mò. Tôi chạy đến bên mẹ:
- Mẹ định mặc áo này? Mẹ đã béo lên nhiều rồi, làm sao vừa nữa?
- Ừ nhỉ, mà nó cũng rách lỗ chỗ hết cả rồi.
Tôi đón tấm áo từ tay mẹ. Quả thật, nó đã rách lỗ chỗ, kiểu vải để lâu ngày “tự cắn”. Mẹ như đọc được ý nghĩ của tôi, bảo:
- Áo cưới đấy. Hơn 50 năm rồi còn gì!
Tôi kinh ngạc:
- Là áo cưới của mẹ?
- Đúng thế. Chỉ mặc ngày đó, rồi mặc để chụp tấm ảnh kia là lần thứ hai.
Tôi nhớ ngày trước, mẹ thường kể, đám cưới mẹ: “Nhà bố con gánh đến ba gánh gạo, một con lợn, bà nội con may cho mẹ một bộ quần áo, một cái nón, chỉ có vậy”.
Thì ra, tấm áo ấy là đây… Suốt hơn 50 năm qua, trải bao khốn khó của cuộc sống, với ít nhất ba lần sửa nhà mà tôi chứng kiến, lại vài đận nhà bị mối xông, mẹ vẫn giữ được tấm áo như một kỷ vật thiêng liêng.
Năm đó mẹ tròn 75 tuổi, cái tuổi được mừng thọ, và ở làng, người ta tổ chức mừng thọ cho những người cao tuổi vào mỗi mùa xuân. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao mẹ lại muốn chụp ảnh. Một tấm ảnh có mái tóc vấn kiểu xưa. Rồi mẹ tiếc nuối ngắm nghía tấm áo và nhắc đi nhắc lại: “Sao lại có thể béo thế này!”.
Tôi, đáng lẽ có thể mua cho mẹ một tấm áo dài nhung phù hợp với tuổi mẹ, số đo mới của mẹ, nhưng sao tôi đã quên điều ấy!
Mẹ chẳng trách gì. Mẹ lúc nào cũng hiểu mọi chuyện. Những năm qua, chưa bao giờ tôi than thở với mẹ về trắc trở của cuộc sống riêng, nhưng đến khi tôi nói tôi cho con về quê ăn tết với mẹ, qua điện thoại, mẹ nói mẹ vui, nhưng tôi biết, mẹ đã linh cảm những chuyện chẳng lành…
Cả đời mẹ, có biết bao nỗi buồn đã phải nén lại, cất đi. Một người đàn bà sinh bốn cô con gái, ngày ấy không có mụn con trai nối dõi tông đường, là cả đời sống không yên trong mặc cảm tội lỗi với cha mẹ, tổ tiên. Một người vợ có người chồng quanh năm thuốc thang đau ốm, là phải thay chồng gồng gánh cả một gia đình, đi qua giữa những năm tháng gieo neo trải từ hai cuộc chiến tranh đến thời bao cấp muôn vàn gian khó, và sau rốt thì vẫn cả một đời nai lưng vắt kiệt mồ hôi trên đồng ruộng.
Tôi luôn tự hỏi, liệu có mấy lần trong cuộc đời mẹ được mặc lên mình những tấm áo đẹp? Có lẽ chỉ là đếm trên đầu ngón tay đấy thôi. Ngay như tấm áo cưới, chỉ được mặc lại duy nhất một lần, mà mẹ đã cất giữ nó nguyên vẹn như thế suốt hơn nửa thế kỷ đời người…
Những gì gọi là kỷ vật đều thật quý báu, thiêng liêng với người cất giữ. Nhưng có những kỷ vật, nhớ đến là cứ nhói nhói trong lòng…
Những đứa con trong khoang máy bay
Đã 6 năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in chuyến bay đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời mẹ.
Tôi tự hỏi không biết giây phút ấy mẹ có hạnh phúc không?...
Sân bay Phú Bài cuối tháng 7 cháy nắng. Tôi cảm giác như ngửi được mùi tóc khét tỏa ra sau lưng dù đã đội mũ lưỡi trai và khoác áo gió. Hành lý mang theo chẳng có gì, chỉ mỗi cái túi đeo vai nhỏ. Sân bay nhỏ nhưng đông nghịt. Đúng là mùa du lịch có khác. Trong lúc chờ được lên máy bay, tôi thì thầm vài câu với mẹ:
- Mẹ còn lưu luyến gì ở đất Huế không? Chứ con thì không bao giờ muốn quay lại đây lần nào nữa...
Ghế của mẹ con tôi ở gần cuối máy bay. Cứ tưởng sau 2 ngày thức trắng thì sẽ được ngủ ngon, nhưng vừa đặt lưng xuống tôi đã phát hiện ra mình trở thành diễn viên bất đắc dĩ, bị cuốn vào một vở bi hài lộn xộn.
#1
Cạnh chỗ tôi ngồi là một cụ bà già lắm. Cụ mặc chiếc áo dài màu tím, thêu kim tuyến lộng lẫy đúng kiểu ngày xưa, nhúm tóc bạc cuộn tròn trong chiếc mấn tím. Chả ai đi máy bay mà lại mặc đồ trang trọng vậy nên cụ đi tới đâu là khách nhìn tới đó.
Ghế của tôi ngay sát cửa sổ, tự ý thức vóc dáng cồng kềnh nên tôi lách vào trong một cách nhanh gọn. Đang định thắt dây an toàn thì cụ bà vỗ nhẹ vào tay:
- Chú cho tôi ngồi cạnh cửa sổ. Nhanh nhanh lên kẻo máy bay đi mất.
- Ơ bà ơi nhưng đây là ghế của cháu mà, vé in số ghế nào thì phải ngồi ghế đó chứ.
- Nhưng mà tôi muốn ngồi chỗ chú.
- Không được đâu ạ, cho cháu xem vé của bà...
Chưa kịp nói hết câu thì một ông chú xăm trổ từ đâu ào tới, nhìn mặt chắc cũng ngoài 40 mà hung hăng phát sợ.
- Mẹ tôi muốn ngồi thì cậu nhường đi, thấy bà già mà không biết lễ phép à?
- Anh ơi em bỏ tiền mua ghế đàng hoàng, phải tuân thủ quy định chứ có phải cái chợ đâu mà đổi chỗ lung tung được.
- Ơ thằng này hay nhỉ, thế bây giờ mày thích làm sao?
Thấy tình hình vẻ căng thẳng nên cô tiếp viên vội chạy đến hòa giải. Còn nhiều khách khác đứng dồn ở lối đi nên họ kêu la đòi ông anh xăm trổ về chỗ. Cơ mà ông chú thích tỏ vẻ giang hồ, đã không nghe ai lại còn quát tháo.
- Thằng mất dạy này muốn ăn đòn đúng không? Lần đầu mẹ tao đi máy bay gặp ngay thứ láo toét. Thế giờ mày có đổi chỗ cho mẹ tao không? Bà già rồi xương khớp kém không đứng đợi mày được đâu.
- Chú thanh niên mà không nể người già ư? Tôi thích ngồi cạnh cửa sổ để ngắm trời, cuối đời rồi mới được trèo lên máy bay...
Nghe 2 mẹ con nhà ấy kẻ đấm người xoa thật sự quá nhức đầu. Có tiếng xì xào nói bà cụ lớn tuổi mà ngang ngược, bảo sao con trai cũng "hổ báo" nọ kia. Tôi không thèm đôi co nữa, đứng dậy đổi chỗ luôn. Cụ bà có vẻ đắc ý lắm, vừa ngồi xuống đã tháo đôi giày vải ra. Tôi ngộp thở cả chuyến bay vì mùi chân hôi của bà. Muốn chạy đi lắm mà sợ nhất là ông chú xăm trổ lại ngồi ngay đằng trước ghế tôi!
Máy bay cất cánh được một lúc thì tôi chịu không nổi đành đứng dậy kiếm cớ đi vệ sinh. Cái buồng bé tí teo ít ra còn trong lành hơn chỗ tôi ngồi! Bà cụ cứ gác chân lên ghế, lại còn đòi xé giấy báo để bịt nắng trong khi chính bà đòi ngồi chỗ ấy. Cái cửa sổ vốn dĩ có màn che, song cô gái đằng sau vừa thò tay lên định kéo hộ xuống thì bà cụ quát ầm lên không cho. Con trai bà cũng quay xuống mắng bồi vài câu, kêu mọi người kệ cho bà muốn làm gì thì làm. Lấy tuổi tác ra để nạt nộ, đúng là được cả mẹ lẫn con...
#2
Tôi đã linh cảm chuyến bay ấy không vui, nhưng lại không hề biết nó tệ hơn cả tệ. Vừa thắt dây an toàn ngang bụng xong thì có tiếng gắt gỏng vang lên.
- Bố làm cái gì đấy? Sao đi máy bay 4 lần rồi mà vẫn không thắt nổi cái dây vậy?
Quay sang thấy dãy bên cạnh là 1 bác đeo kính với anh con trai chừng ngoài 30. Những ngón tay già nua run rẩy, bộ khóa đai an toàn có vẻ nặng so với bác. Mất 1 lúc loay hoay vẫn không nhét được 2 đầu khóa vào nhau, bác trai vẻ bất lực nhìn xung quanh cầu cứu. Con trai bác ngồi cạnh thản nhiên chơi game. Hình như anh ta không hề quan tâm đến bố mình chút nào. Anh ta còn bảo chị vợ kế bên đừng giúp bố, cứ để bố tự lo. Kỳ quái là chị ta cũng nghe lời thật, cắm đầu vào điện thoại y chang gã chồng!
1 chuyện rất đơn giản nhưng lại thành khó khăn với người đàn ông quê mùa ấy. Tôi sốt ruột định nhoài sang giúp thì bác trai lắc đầu ra hiệu. Tiếp viên cũng ở cách xa nên tôi không tiện lớn tiếng nhờ vả. Nào ngờ đâu đến lúc máy bay chuẩn bị cất cánh thì chiếc đai kim loại vẫn chưa được cài xong, tiếng cạch cạch vang hoài không dứt. Anh con trai vẻ hết kiên nhẫn nên cáu kỉnh vô cùng.
- Sao bố dốt quá vậy. Có cái đai mà dạy mãi không nhớ nổi. Sao lúc con đưa tiền tiêu vặt thì bố lấy nhanh thế, mỗi việc cỏn con mà làm mãi không xong.
Đến đây thì sự bức xúc trong tôi phun trào, đang định đứng lên bao đồng một chút thì có tiếng phụ nữ cất lên.
- Này anh, thế anh học lớp mấy mà mỗi việc cỏn con giúp bố cũng không làm được? Ngày xưa anh đẻ ra không có bố mẹ nhẫn nại thì ai dạy anh tập đi? Ai dạy anh tập nói? Ai dạy anh cầm đũa, bút viết? Lớn bằng đấy rồi còn hư hỏng, sống phải biết có hiếu với bố mẹ chứ! Lại còn xúc phạm bêu riếu bố mình ở chỗ đông người, anh mới là thằng dốt nát!
Cậu con trai xấu hổ quá liền cúi gằm mặt xuống chiếc đai. Cạch 1 nhát, xong luôn. Chị vợ kế bên cũng im thít, chắc sợ bị chửi giống gã chồng.
#3
Chuyến bay ngắn hơn tôi nghĩ. Chỉ kịp nhắm mắt một chút đã về tới Nội Bài. Cụ bà áo tím cạnh cửa sổ lại hấp tấp đòi ra trong khi máy bay chưa hạ cánh. Ông chú ghế trên lại quay xuống trợn mắt đe dọa. Tôi ngao ngán im lặng, đúng lúc có tiếp viên đi qua nên họ nhắc nhở cụ bà phải ngồi xuống. Gừng càng già chưa chắc đã cay, đôi khi tuổi tác cũng chỉ là con số.
Tôi lặng lẽ vòng tay ôm chặt lấy chiếc hũ sứ. Nhìn cụ bà tôi cũng nhớ mẹ da diết, ao ước được nghe tiếng mẹ dịu dàng bên tai. Mẹ ở ngay đây thôi nhưng chỉ còn là đống tro tàn. 2 dòng nước lạnh lẽo tràn qua gò má, tôi gục đầu xuống kệ cho chúng tuôn rơi.
Tôi cũng từng khiến mẹ buồn nhiều lắm, cũng to tiếng gắt gỏng khi mẹ gọi điện hỏi thăm, cũng khó chịu khi dạy mẹ dùng máy tính điện thoại nhưng bà chẳng nhớ hết. Để rồi khi nghe tin mẹ mất đột ngột trong chuyến đi chơi xa, tôi muốn quỳ xuống xin mẹ thứ tha cũng không được nữa rồi...
Nhận được loạt ảnh nóng từ tình cũ của chồng kèm lời nhắn sốc, cô vợ bình thản trả lời khiến kẻ thứ 3 "lặn mất" "Em tới thử đồ được một lúc thì thấy có tin nhắn gửi tới. Tưởng của T. nhưng mở tin em lại sững người thấy 1 loạt ảnh giường chiếu của anh...", cô gái kể. Tình cũ của chồng xưa nay vẫn luôn là nỗi ám ảnh với bất cứ người vợ nào. Mặc dù là quá khứ nhưng "âm hưởng" của tên...