Taliban tuyên bố đất nước độc lập, nổ súng ăn mừng khi Mỹ rút quân
Taliban tuyên bố Afghanistan đã giành được “độc lập trọn vẹn” và nổ súng ăn mừng sau khi Mỹ rút quân trước hạn chót 31/8.
Pháo hoa ăn mừng thắp sáng bầu trời đêm sau khi máy bay cuối cùng của Mỹ rời khỏi Kabul (Ảnh: AFP).
“Tối nay, vào lúc 0 giờ theo giờ Afghanistan, những lính Mỹ còn lại đã rời sân bay Kabul và đất nước chúng tôi đã giành được độc lập hoàn toàn”, Zabihullah Mujahid, người phát ngôn chính của Taliban, đăng trên Twitter hôm 30/8.
Tuyên bố của Taliban được đưa ra sau khi máy bay vận tải cuối cùng của quân đội Mỹ rời sân bay Hamid Karzai ở thủ đô Kabul của Afghanistan vào chiều 30/8. Tướng Kenneth Frank McKenzie, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, thông báo chiến dịch di tản của Mỹ tại Afghanistan chính thức hoàn tất.
Hemad Sherzad, một chiến binh Taliban đóng tại sân bay quốc tế Kabul, nói với AP : “5 máy bay cuối cùng đã rời đi, cuộc chiến đã kết thúc! Tôi không thể diễn tả niềm hạnh phúc bằng lời”.
Các phóng viên AFP tại thành phố Kabul đã nghe thấy tiếng súng ăn mừng từ một số trạm kiểm soát của Taliban, cũng như tiếng reo hò của các chiến binh đang canh gác tại các chốt an ninh trong Vùng Xanh.
“Chúng tôi một lần nữa làm nên lịch sử. Tôi rất vui vì sau 20 năm thánh chiến, hy sinh và gian khổ, tôi thật tự hào khi được chứng kiến những khoảnh khắc lịch sử này” Anas Haqqani, một quan chức cấp cao của Taliban, viết trên Twitter.
Bilal Karimi, một người phát ngôn khác của Taliban, nói với AFP qua điện thoại: “Tất cả quân Mỹ đã rời khỏi Afghanistan, chúng tôi rất vui mừng – các bạn có thể nghe thấy tiếng súng ăn mừng”.
Âm thanh của các loại vũ khí nhỏ và tiếng súng máy hạng nặng vẫn còn vang vọng suốt đêm, kéo dài 45 phút sau tiếng súng đầu tiên. Bầu trời Kabul sáng rực khi Taliban nổ súng ăn mừng.
Trong bài đăng tiếp theo trên Twitter, quan chức Taliban Anas Haqqani kêu gọi các chiến binh tránh nổ súng ăn mừng để đảm bảo không có người vô tội nào bị thương.
Mỹ công bố chương mới về chính sách với Afghanistan
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Getty).
“Một chương mới trong quan hệ giữa Mỹ với Afghanistan đã bắt đầu. Đó là chương mà chúng tôi sẽ dẫn dắt bằng chính sách ngoại giao của mình. Sứ mệnh quân sự đã kết thúc, sứ mệnh ngoại giao mới bắt đầu”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu hôm 30/8.
Theo The Hill , phát biểu của Ngoại trưởng Blinken là tín hiệu cho thấy sự công nhận của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với sự cầm quyền của lực lượng Taliban ở Afghanistan, hơn 2 tuần sau khi nhóm này lật đổ chính phủ do phương Tây hậu thuẫn ở Kabul.
“Trong tương lai, bất kỳ sự can dự nào với chính phủ do Taliban lãnh đạo ở Kabul sẽ được thúc đẩy bởi một điều duy nhất, đó là những lợi ích quốc gia quan trọng của chúng tôi. Mỗi bước đi của chúng tôi sẽ không dựa trên những gì mà chính phủ do Taliban lãnh đạo tuyên bố, mà dựa trên những gì họ làm để thực hiện đúng các cam kết của mình”, Ngoại trưởng Blinken nói thêm.
Ông Blinken cũng công bố kế hoạch của Mỹ trong những tuần sắp tới, sau khi Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan.
Thứ nhất , Mỹ đã đình chỉ hiện diện ngoại giao ở Kabul và chuyển các hoạt động của cơ quan ngoại giao đến Doha, Qatar. Hiện tại, Mỹ sử dụng cơ sở ở Doha để quản lý hoạt động ngoại giao với Afghanistan, bao gồm các vấn đề lãnh sự, hỗ trợ nhân đạo, làm việc với các đồng minh, đối tác và các bên liên quan trong khu vực và quốc tế để điều phối hoạt động và gửi thông điệp tới Taliban.
Thứ hai , Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng để giúp công dân Mỹ, công dân nước ngoài và người Afghanistan rời khỏi Afghanistan nếu họ muốn. Ông Blinken cho biết vẫn còn một số lượng nhỏ người Mỹ đang ở Afghanistan và muốn rời đi. Ngoài ra, Mỹ cũng nỗ lực để sơ tán những người Afghanistan từng làm việc cho Mỹ và có nguy cơ bị trả đũa sau khi Mỹ rút đi.
Thứ ba , Mỹ cũng yêu cầu Taliban bảo đảm cam kết cho phép việc tự do rời khỏi Afghanistan. Ông Blinken nhấn mạnh Taliban đã cam kết để bất kỳ ai có giấy tờ hợp lệ được rời khỏi Afghanistan một cách an toàn và trật tự.
Thứ tư , Mỹ sẽ đảm bảo việc rời đi an toàn của những người muốn rời khỏi Afghanistan.
Thứ năm , Mỹ vẫn sẽ tập trung vào vấn đề chống khủng bố. Ông Blinken nhắc lại cam kết của Taliban về việc ngăn chặn các nhóm khủng bố sử dụng lãnh thổ Afghanistan làm căn cứ cho các hoạt động bên ngoài có thể đe dọa Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ, bao gồm al-Qaida và kẻ thù “không đội trời chung” của Taliban, ISIS-K.
Ông Blinken yêu cầu Taliban thực hiện cam kết về tự do đi lại, tôn trọng các quyền cơ bản của người dân Afghanistan, bao gồm phụ nữ và người dân tộc thiểu số, duy trì các cam kết chống khủng bố, không thực hiện bạo lực trả đũa đối với những người chọn ở lại Afghanistan, đồng thời thành lập một chính phủ toàn diện có thể đáp ứng nhu cầu và phản ánh nguyện vọng của người dân Afghanistan.
Thứ sáu , Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan trong bối cảnh hàng triệu người bị mất nhà cửa, đối mặt với nạn đói và dịch bệnh. Ông Blinken cho biết Mỹ sẽ tiếp tục trừng phạt Taliban, và viện trợ sẽ không được chuyển qua kênh chính phủ mà thông qua các tổ chức độc lập như Liên Hợp Quốc hay các tổ chức phi chính phủ. Ông cũng đề nghị Taliban không cản trở nỗ lực hỗ trợ nhân đạo này.
Thứ bảy , Mỹ sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao quốc tế rộng rãi của mình đối với vấn đề Afghanistan và nhiều vấn đề khác.
“Taliban muốn tìm kiếm tính chính danh và hỗ trợ quốc tế. Thông điệp của chúng tôi là, họ sẽ phải tìm cách để giành được tính chính danh và sự hỗ trợ”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Thế khó xử của mạng xã hội Mỹ với Taliban
Taliban sử dụng mạng xã hội Mỹ để truyền bá thông điệp, bất chấp nhiều nhà cung cấp dịch vụ tuyên bố sẽ chặn lực lượng này.
Chỉ vài ngày sau khi kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan hồi giữa tháng 8, lực lượng Taliban tổ chức cuộc họp báo đầu tiên, trong đó công kích Facebook vì mạng xã hội này "tự nhận là tự do ngôn luận, nhưng lại không cho công bố toàn bộ thông tin", theo lời phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid.
Quan chức Taliban trong cuộc họp báo tại Kabul ngày 17/8. Ảnh: AP .
Phản ứng này cho thấy quan hệ khó đoán định giữa Taliban với phương Tây. Lực lượng này hối thúc Mỹ rời Afghanistan, nhưng vẫn dựa vào các mạng xã hội Mỹ như Facebook và Twitter để truyền tải thông điệp cả trong lãnh thổ Afghanistan và với thế giới bên ngoài. Điển hình là một số phát ngôn viên của Taliban đang có tài khoản hoạt động trên Twitter dù chưa có dấu tick xanh xác thực, trong đó mỗi người có hơn 300.000 người theo dõi.
Tuy nhiên, nhiều nền tảng như Facebook và WhatsApp tuyên bố sẽ hạn chế các tài khoản của Taliban và của những người ủng hộ nhóm này. "Nhiều nền tảng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin có vai trò không nhỏ trong chiến lược truyền thông của Taliban", Weeda Mehran, chuyên gia về Afghanistan thuộc Đại học Exeter ở Anh, nhận xét.
Những nền tảng đó cũng có vai trò quan trọng khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Một trong những mục tiêu của nhóm này là thay đổi hình ảnh tàn bạo từng được thể hiện cách đây 25 năm. "Họ coi mạng xã hội như Facebook và Twitter là chìa khóa thực hiện nỗ lực này cả trong và ngoài nước", Safiya Ghori-Ahmad, Giám đốc công ty tư vấn chính sách McLarty Associates và cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ về Afghanistan, nhận xét.
"Taliban đang cố gắng thay đổi hình ảnh và cách mô tả về họ. Tôi nghĩ tất cả đều thấy sự chuyển đổi đó, một phần lớn nhờ sự phổ biến của smartphone, và thực tế là nhiều người Afghanistan đang sở hữu smartphone. Họ nhận ra là các nền tảng công nghệ có thể giúp sức truyền bá thông điệp", Ghori-Ahmad nói thêm.
Từ áp đặt lệnh cấm Internet đến lách điều khoản cấm
Cách tiếp cận hiện tại của Taliban với truyền thông và công nghệ ngược với giai đoạn họ nắm quyền năm 1996-2001. Chính quyền Taliban khi đó cấm hoàn toàn TV và Internet, cho rằng đây là động thái nhằm "kiểm soát mọi thứ sai trái, phi đạo đức và đi ngược lại Hồi giáo".
Mehran cho rằng, hoạt động trên mạng hiện nay của Taliban thực sự bắt đầu từ sau khi nhóm này bị Mỹ lật đổ trong chiến dịch quân sự năm 2001, thời điểm họ liên tục đăng video và chia sẻ tin nhắn trực tuyến. Kể từ đó, Taliban nhiệt tình tiếp nhận các nền tảng như Facebook, Twitter, WhatsApp và Telegram, vốn chưa xuất hiện khi họ còn nắm quyền.
Các tay súng Taliban tuần tra đường phố Kabul hôm 29/8. Ảnh: AFP .
Điều này cũng trùng với sự bùng nổ của Internet khắp Afghanistan trong 10 năm qua. Tính đến 2019, nước này có gần 10 triệu người sử dụng Internet, 23 triệu người dùng điện thoại di động và 89% người dân Afghanistan có thể tiếp cận dịch vụ viễn thông. Riêng ứng dụng Facebook Messenger hiện có khoảng 3 triệu người dùng ở Afghanistan.
Kết quả là Taliban không áp đặt lệnh cấm Internet, mà thậm chí đang nỗ lực lách qua những lệnh cấm của các công ty Mỹ.
Nhiều mạng xã hội tại Mỹ đã tự hành động, trong khi chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế vẫn tỏ ra e ngại và chưa công nhận Taliban là lực lượng lãnh đạo hợp pháp của Afghanistan.
Facebook hồi đầu tháng tái khẳng định lệnh cấm Taliban trên mọi nền tảng, bao gồm cả Instagram và WhatsApp. "Chúng tôi đã cấm họ sử dụng những dịch vụ của mình theo chính sách về những tổ chức nguy hiểm", phát ngôn viên Facebook cho hay.
YouTube thông báo sẽ tiếp tục xóa những tài khoản do Taliban sở hữu. Twitter chưa chủ động khóa tài khoản của Taliban, nhưng phát ngôn viên mạng xã hội này cho biết ưu tiên hàng đầu là "bảo đảm an toàn cho mọi người" và mạng xã hội này đang duy trì cảnh giác.
"Tôi nghĩ Taliban không muốn cấm Internet, hay buộc các mạng xã hội rời bỏ Afghanistan", Ghori-Ahamd nói.
Quan hệ giữa Taliban với các nền tảng công nghệ có thể còn phức tạp hơn nữa nếu lực lượng này được cộng đồng quốc tế công nhận, điều phụ thuộc rất lớn vào cách họ xây dựng chính phủ Afghanistan thời gian tới. "Nếu điều này diễn ra, các mạng xã hội như Facebook và YouTube sẽ rất khó đưa ra lý lẽ cấm Taliban sử dụng nền tảng của họ", Mehran nhận định.
Trong khi đó, Taliban cũng nhấn mạnh nội dung trên mạng phải tuân thủ luật Hồi giáo, đặt ra thêm nhiều thách thức với các nền tảng muốn hoạt động ở Afghanistan. "Tôi nghĩ những công ty công nghệ Mỹ sẽ phải tìm ra biện pháp cân bằng tinh tế và phức tạp để có thể hiện diện tại thị trường đó", Ghori-Ahmad nhận xét.
Phe kháng chiến "đập tan" cuộc tấn công của Taliban ở thành trì Panjshir Các tay súng Taliban đã tấn công một tiền đồn tại tỉnh Panjshir - thành trì cuối cùng của lực lượng kháng chiến tại Afghanistan, nhưng bị dập tắt. Các tay súng chống Taliban ở Panjshir, Afghanistan (Ảnh: Reuters). "Một nguồn tin thân cận với Ahmad Massoud cho biết tối nay Taliban đã tấn công một tiền đồn ở Panjshir nhưng đã bị...