Taliban lần đầu đến châu Âu sau khi kiểm soát Afghanistan
Đại diện Taliban lần đầu đến châu Âu họp với các nhà ngoại giao phương Tây nhằm tìm kiếm hướng giải quyết khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan.
Đại diện Taliban Amir Khan Muttaqi phát biểu bên ngoài một khách sạn ở Oslo, Na Uy. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 24.1 đưa tin lực lượng Taliban lần đầu đến châu Âu kể từ khi giành quyền kiểm soát Afghanistan vào năm ngoái, nhằm tham gia thảo luận với các nhà ngoại giao phương Tây tại Oslo (Na Uy) về khủng hoảng nhân đạo trong nước, nơi hàng triệu người bị đói.
Cộng đồng quốc tế vẫn khẳng định Taliban phải tôn trọng nhân quyền trước khi nối lại viện trợ cho Afghanistan.
Nhận lời mời gây tranh cãi từ Na Uy, Taliban bắt đầu tham gia thảo luận với đại diện các nước Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Na Uy và Liên minh châu Âu (EU).
Cuộc thảo luận kín được tổ chức tại khách sạn Soria Moria nằm trên đỉnh đồi đầy tuyết gần Oslo, với phái đoàn Taliban được dẫn đầu bởi Bộ trưởng Ngoại giao Amir Khan Muttaqi.
Tình hình khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan xấu đi đáng kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát vào ngày 15.8.2021, sau 20 năm bị lật đổ.
Với thiết giáp Mỹ, trực thăng Nga, Taliban rầm rộ duyệt binh
Viện trợ quốc tế bị ngưng lại, khiến cuộc sống của hàng triệu người dân trở nên xấu hơn với nạn đói sau nhiều đợt hạn hán.
Theo đặc phái viên Mỹ về Afghanistan Thomas West, Mỹ tiếp tục “ngoại giao mắt sáng” với Taliban và muốn lực lượng này tuân thủ việc ổn định, tôn trọng nhân quyền và bao quát tại Afghanistan.
Trong khi đó, Taliban hy vọng các cuộc họp như thế sẽ hợp pháp hóa chính phủ do họ đứng đầu. Hiện chưa quốc gia phương Tây nào chính thức công nhận Taliban. Na Uy nhấn mạnh rằng các cuộc đối thoại sẽ “không đại diện cho sự hợp pháp hóa hay công nhận Taliban”.
LHQ kêu gọi đảm bảo quyền của phụ nữ Afghanistan
Ngày 18/1, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), bà Michelle Bachelet đã kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ sử dụng ảnh hưởng của mình để khuyến khích chính quyền Taliban tại Afghanistan đảm bảo các quyền cơ bản của người dân, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em.
Phụ nữ và trẻ em di chuyển trên đường phố tại Kabul, Afghanistan, ngày 15/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp của HĐBA tại Na Uy với chủ đề chấm dứt bạo lực với phụ nữ, bà Bachelet nhấn mạnh việc phủ nhận các quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em gái đang gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Afghanistan trong bối cảnh nước này đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có. Bà kêu gọi các quốc gia thành viên HĐBA LHQ thiết lập các lộ trình an toàn và chương trình tái định cư cho những người đấu tranh bảo vệ quyền phụ nữ ở Afghanistan, đồng thời lập tức ngừng việc trục xuất những phụ nữ di cư người Afghanistan đang tìm kiếm sự bảo vệ.
Bà Bachelet cũng đề nghị LHQ bổ sung yếu tố về thúc đẩy quyền con người trong chương trình hỗ trợ của LHQ được triển khai ở Afghanistan, được gọi là Phái bộ Hỗ trợ LHQ ở Afghanistan (UNAMA), dự kiến sẽ khởi động lại vào giữa tháng 3.
Chia sẻ quan điểm trên với bà Bachelet, Giám đốc tổ chức phi chính phủ Nghiên cứu pháp lý về phụ nữ và trẻ em, bà Zarqa Yaftali, cho rằng đã đến lúc HĐBA cần tăng cường hành động để đảm bảo những quyền cơ bản nhất của hàng triệu người Afghanistan.
Hồi tháng 12/2021, Hội đồng Nhân quyền LHQ cảnh báo Afghanistan đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ, đe dọa các quyền lợi cơ bản nhất của người dân. Đặc biệt, nhiều phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan không được đảm bảo các quyền được tiếp cận giáo dục, tạo sinh kế và tham gia các hoạt động chính trị-xã hội mà họ đã từng nỗ lực đạt được trong hai thập kỷ qua./
Tuyệt vọng vì đói khổ, nhiều người Afghanistan bán thận nuôi gia đình Bộ phận dân số nghèo khổ ngày càng gia tăng ở Afghanistan đang đưa ra những quyết định tuyệt vọng khi đất nước của họ rơi vào vòng xoáy nghèo đói. Vết sẹo sau ca phẫu thuật hiến thận của ông Ghulam Hazrat. Ảnh: AP Nền kinh tế của Afghanistan đã đi xuống kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát...