Taliban cho phép thi đấu bóng gậy
Taliban cho phép đội bóng gậy Afghanistan thi đấu lần đầu từ khi tiếp quản, dấy lên hy vọng các trận đấu quốc tế sẽ tiếp tục bình thường.
“Chúng tôi đã được chấp thuận đưa đội tuyển sang Australia”, giám đốc điều hành Hội đồng Bóng gậy Afghanistan Hamid Shinwari cho biết hôm 1/9.
Trong thời gian nắm quyền từ 1996 tới 2001, Taliban cấm đa số các hình thức giải trí, bao gồm nhiều môn thể thao, còn sân vận động được sử dụng làm nơi hành quyết công cộng. Tuy nhiên, lực lượng theo chủ nghĩa Hồi giáo cứng rắn không cấm môn cricket (bóng gậy), trò chơi được nhiều tay súng ưa thích.
Rashid Khan (phải), ngôi sao bóng gậy người Afghanistan. Ảnh: AFP
Sau khi giành Kabul và tiếp quản đất nước hôm 15/8, Taliban cam kết sẽ điều hành đất nước bằng luật Hồi giáo ít nghiêm khắc hơn. Trận thi đấu cricket sẽ diễn ra ở Hobart, thành phố thuộc bang Tasmania của Australia từ 27/11 tới 1/12. Trận đấu đáng lẽ tổ chức năm ngoái nhưng bị hoãn do Covid-19 và hạn chế đi lại quốc tế. Đây sẽ là trận thi đấu đầu tiên của đội cricket Afghanistan tại Australia.
Trước chuyến du đấu Australia, đội tuyển Afghanistan sẽ góp mặt trong Cúp thế giới T20 tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất từ 17/10 tới 15/11. Shinwari xác nhận đội tuyển trẻ cricket dưới 19 tuổi của Afghanistan sẽ thi đấu tại Bangladesh trong loạt trận đấu giao hữu cuối tháng này.
Video đang HOT
Từ khi Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan cuối tháng trước, nhiều người e ngại cricket và các môn thể thao khác sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng giới chức Hội đồng Cricket Afghanistan khẳng định cricket sẽ được Taliban ủng hộ.
Cricket hầu như không được biết đến ở Afghanistan tới đầu năm 2000, nó nhanh chóng được ưa chuộng bởi liên quan tới xung đột. Môn thể thao được người tị nạn Afghanistan ở Pakistan đón nhận, sau đó “gieo mầm” ở quê hương.
Đội tuyển quốc gia Afghanistan đã thăng tiến vượt bậc trên đấu trường quốc tế từ đó, đoạt cúp thế giới năm 2017 và hiện xếp trong số 10 đội bóng hàng đầu thế giới. Trong 20 năm qua, cricket nổi lên như một biểu tượng mạnh mẽ của sự đoàn kết tại đất nước bị nội chiến và xung đột sắc tộc tàn phá.
Đàm phán đổ vỡ, Taliban và phe kháng chiến Afghanistan giao tranh khốc liệt
Phe kháng chiến ở thành trì Panjshir của Afghanistan tuyên bố đã tiêu diệt hàng chục tay súng Taliban và thu giữ một số khí tài của lực lượng này sau các cuộc giao tranh trong bối cảnh đàm phán đổ vỡ.
Lực lượng kháng chiến ở Panjshir (Ảnh: AFP).
Đàm phán đổ vỡ
Hãng tin TOLONews ngày 1/9 dẫn lời ông Amir Khan Motaqi, một đại diện cấp cao của Taliban, cho biết các cuộc đàm phán giữa tổ chức này với lực lượng kháng chiến ở tỉnh Panjshir đã thất bại. Lãnh đạo Taliban đổ lỗi cho phe kháng chiến khiến đàm phán đổ vỡ vì không muốn giải quyết tình hình một cách hòa bình.
Ông Motaqi nói, Taliban đã nhiều lần tìm cách đàm phán với các chỉ huy Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (NRF), "nhưng không có kết quả".
Đại diện của Taliban cho biết thêm, lực lượng của Taliban đang chuẩn bị bao vây thành trì Panjshir từ các hướng khác nhau nhưng vẫn tìm cách tránh xung đột leo thang. "Chúng tôi vẫn cố đảm bảo sẽ không có chiến tranh và vấn đề ở Panjshir sẽ được giải quyết một cách hòa bình, ổn thỏa", ông Motaqi nói.
Trong một bài phát biểu được ghi âm nhắn gửi cho những người Afghanistan ở thành trì Panjshir, ông Motaqi kêu gọi lực lượng phản kháng ở đây hạ vũ khí. "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan là nhà cho tất cả người dân Afghanistan", ông Motaqi nói.
Tuy nhiên, phe kháng chiến ở Panjshir - lãnh thổ còn lại duy nhất ở Afghanistan không do Taliban kiểm soát - tuyên bố không đầu hàng khi Taliban chưa chấp thuận đề nghị về việc lập một chính phủ toàn diện, tôn trọng các quyền cơ bản của người dân Afghanistan.
NRF cho biết, đến nay, Taliban chỉ đề nghị cho họ nắm một đến hai ghế trong chính quyền mới sắp được thành lập, nhưng NRF đã từ chối đề nghị này. "Sau khi đàm phán đổ vỡ và Taliban tiếp tục tấn công, chúng tôi cho rằng đàm phán đã kết thúc, cuộc chiến chống Taliban sẽ tiếp tục diễn ra ở Panjshir và các khu vực khác của Afghanistan", thông cáo ngày 1/9 của NRF cho biết.
Giao tranh khốc liệt
Trong bối cảnh đàm phán sụp đổ, các cuộc giao tranh giữa Taliban và phe kháng chiến càng trở nên khốc liệt ở quanh thành trì Panjshir. Trái với tuyên bố của Taliban rằng lực lượng này đang bao vây phe kháng chiến, NRF cho biết đã tiêu diệt "hàng chục" tay súng Taliban ở làng Shotul, Golbahar ở phía nam thung lũng Panjshir.
Ông Bismillah Mohammadi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan đang tham gia phong trào kháng chiến, cho biết: "Tối qua, những kẻ khủng bố Taliban đã tấn công Panjshir nhưng đã bị đánh bại và buộc phải rút lui với tổn thất nặng nề". Theo lời ông Mohammadi, NRF đã tiêu diệt 34 tay súng Taliban và khiến ít nhất 65 tay súng bị thương.
Thông báo trên Twitter, NRF cũng cho biết: "Đừng tin vào những lời truyền bá của kẻ thù. Tất cả các cuộc tấn công (của Taliban) từ 6 hướng ở Panjshir đã bị NRF đập tan, Taliban đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Họ có vũ khí hiện đại nhưng không có chiến lược".
Một nguồn thạo tin nói với hãng thông tấn TASS của Nga rằng: "Hiện tại, giao tranh vẫn diễn ra ở các cửa ngõ vào Panjshir. Taliban không thể phá vỡ tuyến phòng thủ nên buộc phải rút dần".
Taliban đang xúc tiến thành lập chính phủ mới ở Afghanistan sau khi giành quyền kiểm soát quốc gia Trung Á này hôm 15/8. Hiện chưa rõ Taliban có đưa ra nhượng bộ nào với phe kháng chiến khi nội các mới dự kiến được công bố trong vài ngày tới hay không.
Panjshir là vùng lãnh thổ cuối cùng ở Afghanistan không do Taliban kiểm soát (Ảnh: Dailymail).
Cuộc chiến Afghanistan "ngốn" của Mỹ 300 triệu USD/ngày trong 20 năm Mỹ đã chi hàng nghìn tỷ USD cho cuộc chiến kéo dài 20 năm tại Afghanistan và để lại số lượng vũ khí lớn cho Taliban sau khi rút quân. Lính Mỹ chuyển thi thể của binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công ở sân bay quốc tế Kabul ngày 27/8 (Ảnh: US Marines). Vào tối 30/8, những người lính Mỹ cuối...