Taliban cấm phụ nữ chơi thể thao
Taliban cho biết phụ nữ Afghanistan dưới thời chính quyền mới sẽ không được chơi thể thao vì làm vậy sẽ “phơi bày cơ thể” trước truyền thông.
Quan chức Ủy ban Văn hóa Taliban Ahmadullah Wasiq hôm 8/9 cho biết thể thao “không được coi là quan trọng” với phụ nữ Afghanistan. “Tôi không cho rằng phụ nữ sẽ được phép chơi cricket vì họ không cần thiết chơi bộ môn đó. Khi chơi cricket, họ có thể gặp tình huống không che được mặt và thân thể, điều Hồi giáo không cho phép”, ông Wasiq nói ví dụ về một môn thể thao.
“Đây là kỷ nguyên truyền thông nên sẽ xuất hiện những bức ảnh và video để mọi người xem lại. Hồi giáo và Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan không cho phép phụ nữ chơi cricket hay các môn thể thao để lộ cơ thể”, quan chức Taliban cho biết thêm. “Trong cricket và các môn thể thao khác, phụ nữ sẽ không thể tuân theo quy định về trang phục của Hồi giáo”.
Một phụ nữ Afghanistan trên đường phố thủ đô Kabul hôm 5/9. Ảnh: AFP.
Một quan chức Hội đồng Cricket Afghanistan tháng trước cho biết Taliban sẽ cho phép đội cricket nam nước này tiếp tục thi đấu theo kế hoạch. Tuy nhiên, tương lai của các đội thể thao nữ Afghanistan vẫn chưa rõ và chương trình đào tạo bộ môn cricket cho các trẻ em gái đã bị đình chỉ.
Theo Wasiq, Hồi giáo cho phép phụ nữ ra ngoài dựa theo nhu cầu như đi mua sắm, song cho rằng “thể thao không được coi là nhu cầu thiết yếu”. Hồi đầu tuần, Taliban ra quy định phụ nữ tại các đại học tư phải trùm niqab che gần hết khuôn mặt.
Video đang HOT
“Nếu chúng tôi phải đối mặt với những thách thức và vấn đề, chúng tôi sẽ đấu tranh để đạo Hồi được tuân theo. Chúng tôi sẽ không vi phạm các giá trị Hồi giáo ngay cả khi vấp phải phản ứng trái ngược”, Wasiq nhấn mạnh.
Sau khi giành quyền kiểm soát đất nước, Taliban cam kết xây dựng một chính phủ ôn hòa hơn so với 20 năm trước, đặc biệt bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo. Tuy nhiên, nhiều người còn hoài nghi cam kết này và nôn nóng rời Afghanistan vì sợ các quy định hà khắc.
Taliban thả hàng trăm tù nhân
Thủ lĩnh Taliban đã ra lệnh thả tự do cho 350 tù nhân tại một nhà tù sau khi lực lượng nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan.
Lực lượng Taliban tại Afghanistan (Ảnh: Sputnik).
Người phát ngôn của Taliban Qari Yousaf Ahmadi ngày 22/8 cho biết, thủ lĩnh Taliban, Hibatullah Akhundzada, đã ra lệnh thả 350 tù nhân khỏi một nhà tù ở thủ phủ của tỉnh Helmand, phía nam Afghanistan.
"Theo một sắc lệnh của thủ lĩnh tối cao của Tiểu vương quốc Hồi giáo (tên Taliban đặt cho Afghanistan) Hibatullah Akhundzada 350 tù nhân hôm nay đã được thả và đưa về nhà từ nhà tù Lashkar Gah", Ahmadi thông báo trên Twitter.
Ngày 21/8, kênh truyền hình Shamshad News đưa tin Taliban đã thả 340 "tù nhân chính trị" ở tỉnh Farah, phía tây Afghanistan và 40 tù nhân khác được thả ở tỉnh Uruzgan miền trung Afghanistan.
Trước đó, khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 15/8, lực lượng này cũng chiếm căn cứ không quân Bagram. Taliban đã phóng thích hàng nghìn tù nhân tại nhà tù Pul-e-Charkhi ở căn cứ Bagram, trong đó có nhiều tay súng khét tiếng nhất của Taliban và các thủ lĩnh cấp cao của tổ chức khủng bố al Qaeda.
Pul-e-Charkhi là nhà tù lớn nhất ở Afghanistan, có khu giam giữ với mức độ an ninh tối đa dành cho các tù nhân là thành viên của al Qaeda và Taliban. Quân đội chính phủ Afghanistan đã từ bỏ quyền kiểm soát căn cứ không quân Bagram mà không cần giao tranh với lực lượng Taliban.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley nói với các thượng nghị sĩ rằng, việc các tù nhân được trả tự do sẽ đẩy nhanh tốc độ tái lập các tổ chức khủng bố ở Afghanistan.
Quân đội Mỹ hồi tháng 6 từng đánh giá các tổ chức khủng bố tại Afghanistan sẽ khôi phục lại sức mạnh trước đây trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, ông Milley thừa nhận quá trình này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn sau hàng loạt diễn biến ở Afghanistan gần đây.
Lực lượng Taliban ngày 15/8 đã tiến vào thủ đô Kabul sau khi kiểm soát nhiều thành phố lớn ở Afghanistan. Taliban thực hiện chiến dịch tấn công chớp nhoáng trong 3 tháng, khi Mỹ và các đồng minh rút phần lớn lực lượng khỏi Afghanistan.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 22/8 nói với NBC News rằng Washington sẽ có phản ứng "mạnh mẽ" đối với Taliban trong trường hợp lực lượng này cản trở việc sơ tán người Mỹ khỏi sân bay Kabul.
"Nếu người Mỹ bị chặn đến sân bay, bị chặn rời khỏi Afghanistan, hoạt động của chúng tôi bị gián đoạn hoặc việc sơ tán của chúng tôi bị cản trở theo một cách nào đó, chúng tôi đã nói với Taliban rằng Mỹ sẽ có phản ứng rất nhanh chóng và mạnh mẽ", ông Sullivan cảnh báo.
Theo ông Sulliavan, Mỹ hiện không biết chính xác số lượng người Mỹ còn lại ở Afghanistan.
"Chúng tôi cho rằng còn khoảng vài nghìn người", cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã để ngỏ khả năng trừng phạt Taliban, nhưng nói rằng điều này còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh.
"Cho đến nay, Taliban chưa có hành động chống lại lực lượng Mỹ. Họ vẫn tuân thủ những gì họ đã cam kết về việc cho phép người Mỹ đi qua (để đến nơi sơ tán)", ông Biden cho biết.
Taliban đã bày tỏ mong muốn có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, bao gồm cả Mỹ, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận họ là một lực lượng hợp pháp ở Afghanistan.
Hiện có nhiều suy đoán rằng Mỹ rốt cuộc sẽ công nhận Taliban là một chính quyền hợp pháp tại Afghanistan. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 22/8 thừa nhận rằng Washington nên coi lực lượng Taliban là "thực tế" mà Mỹ phải ứng phó.
Taliban muốn thiết lập quan hệ với các nước, đặc biệt là Mỹ Người đồng sáng lập Taliban, Abdul Ghani Baradar, cho biết lực lượng này muốn thiết lập quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ. Người đồng sáng lập Taliban Abdul Ghani Baradar (Ảnh: AFP). "Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan muốn thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước, đặc biệt...