Taliban bị cáo buộc đánh nhà báo
Taliban bị cáo buộc đánh hai nhà báo trong lúc họ bị bắt giam vì đưa tin biểu tình, với các bức ảnh được đăng lên mạng làm bằng chứng.
“Một tên Taliban giẫm chân lên đầu và đè mặt tôi xuống nền bê tông. Chúng đá vào đầu tôi. Tôi đã nghĩ chúng sẽ giết mình”, phóng viên ảnh Nematullah Naqdi kể lại. Anh và đồng nghiệp Taqi Daryabi tại tờ Etilaat Roz bị bắt hôm 8/9, sau khi đưa tin về cuộc biểu tình của những phụ nữ đòi quyền làm việc và học tập ở thủ đô Kabul của Afghanistan.
Hai nhà báo bị thương sau khi bị bắt vì đưa tin biểu tình ở Kabul, Afghanistan, hôm 8/9. Ảnh: Etilaat Roz.
Daryabi cho biết anh và Naqdi bị đưa đến một đồn cảnh sát, nơi 7 hoặc 8 người đã đánh họ trong khoảng 10 phút. “Chúng giơ gậy và đánh bằng tất cả sức lực đến khi chúng tôi bất tỉnh. Sau đó, chúng tôi bị nhốt vào một phòng giam cùng vài người khác”, Daryabi nói, mô tả thêm rằng họ “đau đến mức không thể cử động”.
Video đang HOT
Zaki Daryabi, người sáng lập kiêm tổng biên tập tờ Etilaat Roz, đã đăng ảnh hai phóng viên sau khi bị đánh lên mạng xã hội, cho thấy nhiều lằn đỏ lớn trên người họ. Khuôn mặt hai người đàn ông cũng bầm tím.
Khi được hỏi về sự việc, một bộ trưởng giấu tên trong chính quyền lâm thời do Taliban thành lập cho biết họ sẽ điều tra bất kỳ vụ tấn công nào nhằm vào các nhà báo.
Trước đó, Taliban cũng cam kết sẽ duy trì quyền tự do báo chí sao cho phù hợp với các quy tắc Hồi giáo. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhà báo phản ánh về sự can thiệp khi họ đưa tin về các cuộc biểu tình, như bị đánh, bắt giam hoặc không cho tác nghiệp. Trong giai đoạn Taliban điều hành Afghanistan từ năm 1996 đến 2001, nước này không có hãng truyền thông độc lập, Internet cũng mới xuất hiện.
“Sau khi chính phủ bất ngờ sụp đổ, Etilaat Roz ban đầu quyết định ở lại và hoạt động, với hy vọng sẽ không có vấn đề gì lớn đối với giới truyền thông và báo chí. Tuy nhiên, sau sự cố hôm qua, hy vọng nhỏ nhoi về tương lai của truyền thông và các nhà báo tại Afghanistan đã tiêu tan”, tổng biên tập Etilaat Roz cho hay.
Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ nội chiến ở Afghanistan
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhấn mạnh tình hình Afghanistan rất căng thẳng, gây nguy cơ nội chiến và các nhóm khủng bố trỗi dậy.
"Tôi cho rằng những điều kiện hiện nay có khả năng biến thành một cuộc nội chiến. Không thể biết liệu Taliban có thể thống nhất quyền lực và xây dựng chính quyền hay không", Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley nói trên truyền hình hôm 4/9.
Tướng Milley cảnh báo nguy cơ các nhóm khủng bố như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy trong ba năm tới nếu Taliban không thể kiểm soát tình hình tại Afghanistan.
Các tay súng chống Taliban huấn luyện ở thung lũng Panjshir hôm 2/9. Ảnh: AFP .
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Taliban thông báo đã nắm quyền kiểm soát thung lũng Panjshir, thành trì cuối cùng của lực lượng kháng chiến với nòng cốt là cựu quan chức và binh sĩ Afghanistan.
Tuy nhiên, cựu phó tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh cho biết họ vẫn chưa đầu hàng. "Đúng là chúng tôi đang ở trong tình hình khó khăn. Chúng tôi đang bị Taliban chiếm đánh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố thủ và phản kháng", Saleh nói. Một số chỉ huy khác cũng bác bỏ thông tin thung lũng Panjshir đã thất thủ.
Cả hai bên đều tuyên bố nắm lợi thế ở Panjshir, nhưng không thể đưa ra bằng chứng ủng hộ. Taliban chưa từng kiểm soát được thung lũng này trong giai đoạn cầm quyền năm 1996-2001.
Vị trí tỉnh Panjshir của Afghanistan. Đồ họa: BBC .
Những ngọn núi bao quanh thung lũng Panjshir đặt ra thách thức cho bất cứ lực lượng nào muốn tấn công, dù một con đường mới đi qua cửa ngõ thung lũng được mở rộng và có thể khiến việc phòng thủ trở nên khó khăn hơn giai đoạn 1980-1990.
Động lực khiến Mỹ rút khỏi vũng lầy Afghanistan Việc chính quyền Biden quyết rút quân khỏi Afghanistan là dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn tập trung vào chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, theo chuyên gia. Trong bài phát biểu dài 26 phút ngày 31/8, Tổng thống Joe Biden tiếp tục bác bỏ những chỉ trích về quyết định chấm dứt cuộc chiến 20 năm ở...