Taliban bắt đầu đàm phán với các phái đoàn phương Tây tại Na Uy
Ngày 24/1, phái đoàn Taliban đã bắt đầu đàm phán với các đoàn ngoại giao phương Tây tại Oslo ( Na Uy) để thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan.
Ông Amir Khan Muttaqi (giữa, trái), người được lực lượng Taliban chỉ định làm Ngoại trưởng, và Đặc phái viên Anh về Afghanistan Nigel Casey (giữa, phải) tại cuộc đàm phán giữa phái đoàn Taliban và các đoàn ngoại giao phương Tây ở Oslo, Na Uy ngày 24/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên Taliban cử phái đoàn đến châu Âu kể từ khi lực lượng này trở lại nắm quyền ở Afghanistan từ tháng 8/2021. Phái đoàn Taliban do ông Amir Khan Muttaqi, người được lực lượng Taliban chỉ định làm Ngoại trưởng, dẫn đầu đã bắt đầu vòng đàm phán với các đại diện ngoại giao của Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italy, Liên minh châu Âu (EU) và Na Uy. Các cuộc thảo luận diễn ra chiều 24/1 (giờ Việt Nam) dưới hình thức họp kín tại khách sạn Soria Moria, ngoại ô thủ đô Oslo.
Tình hình nhân đạo tại Afghanistan đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền và cộng đồng quốc tế tạm dừng các hoạt động viện trợ cho nước này. Hàng triệu người dân Afghanistan vốn đã khốn khổ vì nạn đói do hạn hán kéo dài tiếp tục đối mặt với các tình huống khẩn cấp khác.
Đặc phái viên Mỹ về AfghanistanThomas West chia sẻ trên mạng xã hội Twitter ngày 23/1 khẳng định Washington sẽ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo cùng các đồng minh và tiếp tục theo đuổi con đường ngoại giao sáng suốt với Taliban. Na Uy nhấn mạnh các cuộc đàm phán diễn ra không đồng nghĩa rằng các nước phương Tây công nhận chính quyền do Taliban dẫn đầu tại Afghanistan.
Tuần trước, Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt nhận định đàm phán với Taliban là việc phải làm để tránh tình hình chính trị dẫn tới một thảm họa nhân đạo tồi tệ hơn.
Kể từ tháng 8/2021, các hoạt động viện trợ nhân đạo, vốn mang đến 80% ngân sách cho Afghanistan, đã tạm dừng và Mỹ cũng đã đóng băng 9,5 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Afghianstan. Tỷ lệ thất nghiệp tại Afghanistan đã tăng vọt và nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng đã không nhận được lương trong nhiều tháng dù trước đó cuộc sống đã rất khó khăn vì hạn hán kéo dài.
Theo Liên hợp quốc, nạn đói đang đe dọa 23 triệu người Afghanistan (khoảng 55% dân số). Tổ chức này ước tính các nước cần quyên góp 4,4 tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan.
Taliban lần đầu đến châu Âu sau khi kiểm soát Afghanistan
Đại diện Taliban lần đầu đến châu Âu họp với các nhà ngoại giao phương Tây nhằm tìm kiếm hướng giải quyết khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan.
Đại diện Taliban Amir Khan Muttaqi phát biểu bên ngoài một khách sạn ở Oslo, Na Uy. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 24.1 đưa tin lực lượng Taliban lần đầu đến châu Âu kể từ khi giành quyền kiểm soát Afghanistan vào năm ngoái, nhằm tham gia thảo luận với các nhà ngoại giao phương Tây tại Oslo (Na Uy) về khủng hoảng nhân đạo trong nước, nơi hàng triệu người bị đói.
Cộng đồng quốc tế vẫn khẳng định Taliban phải tôn trọng nhân quyền trước khi nối lại viện trợ cho Afghanistan.
Nhận lời mời gây tranh cãi từ Na Uy, Taliban bắt đầu tham gia thảo luận với đại diện các nước Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Na Uy và Liên minh châu Âu (EU).
Cuộc thảo luận kín được tổ chức tại khách sạn Soria Moria nằm trên đỉnh đồi đầy tuyết gần Oslo, với phái đoàn Taliban được dẫn đầu bởi Bộ trưởng Ngoại giao Amir Khan Muttaqi.
Tình hình khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan xấu đi đáng kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát vào ngày 15.8.2021, sau 20 năm bị lật đổ.
Với thiết giáp Mỹ, trực thăng Nga, Taliban rầm rộ duyệt binh
Viện trợ quốc tế bị ngưng lại, khiến cuộc sống của hàng triệu người dân trở nên xấu hơn với nạn đói sau nhiều đợt hạn hán.
Theo đặc phái viên Mỹ về Afghanistan Thomas West, Mỹ tiếp tục "ngoại giao mắt sáng" với Taliban và muốn lực lượng này tuân thủ việc ổn định, tôn trọng nhân quyền và bao quát tại Afghanistan.
Trong khi đó, Taliban hy vọng các cuộc họp như thế sẽ hợp pháp hóa chính phủ do họ đứng đầu. Hiện chưa quốc gia phương Tây nào chính thức công nhận Taliban. Na Uy nhấn mạnh rằng các cuộc đối thoại sẽ "không đại diện cho sự hợp pháp hóa hay công nhận Taliban".
Hy vọng từ vòng đàm đầu tiên giữa phương Tây và Taliban Cuộc đàm phán chính thức đầu tiên tới đây giữa đại diện chính quyền Taliban tại Afghanistan với các nước phương Tây sẽ là cơ hội để "chuyển đổi bầu không khí chiến tranh" sau hai thập kỷ chiến tranh chống lại lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Zabihullah Mujahid - người phát ngôn của Taliban tại...