Tajikistan chặn Facebook cùng các website tin tức
Trang AFP dẫn lời Chủ tịch Parvina Ibodova của Hiệp hội Dịch vụ web Tajikistan cho hay, vào hôm 3/3, chính phủ Tajikistan đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại nước này chặn truy cập vào mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, cũng như một số website truyền thông, tin tức độc lập khác.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Bà Ibodova cho biết: “Các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã nhận được lệnh từ quan chức chính phủ yêu cầu phải khóa truy cập vào một số trang web. Chúng tôi buộc phải nghe theo, và kết quả là cư dân mạng Tajikistan không thể vào Facebook cũng như những website tin tức độc lập khác.”
Cùng chung số phận với mạng xã hội lớn nhất thế giới còn có những trang tin như tjknews.com và centrasia.ru.
Video đang HOT
Hiện phía chính phủ Tajikistan từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên.
Là nước nghèo nhất trong số các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, Tajikistan nằm ở khu vực Trung Á, giáp biên giới với Afghanistan. Từ năm 1992, Tajikistan đã nằm dưới quyền cai trị cứng rắn của nhà lãnh đạo Emomali Rakhmon.
Bà Ibodova nói rằng bà không biết những quyết định chặn truy cập nói trên có xuất phát từ mục đích chính trị hay không, trong khi nhà chức trách đưa ra yêu cầu với lý do “liên quan tới an ninh và kỹ thuật.”
Được biết, những trang web bị khóa thường đăng tải các nội dung mang tính chỉ trích chế độ của Rakhmon./.
Theo TTXVN
Cận cảnh con đường tới trường nguy hiểm nhất thế giới
Ngôi làng Pili với hơn 400 cư dân du mục và nông dân nằm nép mình trên ngọn núi Pamir giáp ranh giữa Trung Quốc, Tajikistan và Afghanistan. Cứ một năm bốn lần, 80 học sinh (từ 6 tới 17 tuổi) từ ngôi làng này lại phải vượt qua con đường cheo leo trên vách núi ở độ cao 300 m để tới được lớp học.
Con đường cheo leo mà các em nhỏ ở làng Pili phải đi qua để tới trường .
Ngôi trường của bọn trẻ lại cách đó gần 200 km, trong đó có tới nửa quãng đường không thể sử dụng bất cứ phương tiện giao thông nào để di chuyển ngoài cách đi bộ hoặc cưỡi lạc đà.
"Chỉ có một con đường duy nhất để tới làng và bạn phải trèo qua triền núi"-Su Qin, hiệu trưởng trường nội trú Taxkorgan cho biết. "Ngôi làng hoàn toàn biệt lập. Những con đường chỉ dẫn bạn ra xa hơn mà thôi".
Vì thế, mỗi năm bốn lần, trước và sau khi nghỉ hè, đông, một nhóm giáo viên lại được cử tới để đưa học sinh tới trường. Phải mất ít nhất hai ngày và một đêm để đi bộ, đôi khi bọn trẻ đến trường khi học kỳ mới đã bắt đầu cách đó một tuần.
Chặng đường nguy hiểm nhất là đi qua vách núi chỉ rộng vài chục cm ở độ cao 300. Các giáo viên phải đưa lần lượt từng em nhỏ vượt qua quãng đường này mà không hề có thiết bị an toàn nào hỗ trợ.
Tiếp đó, các em học sinh phải vượt qua bốn con sông chảy siết bằng một sợi dây cáp dài chừng 200 m và những chiếc cầu tạm được ghép từ những miếng gỗ đơn. Thường thì các giáo viên sẽ cõng những em nhỏ nhất trên lưng để vượt qua chặng đường gian nan này. Mặc dù đã hết sức cẩn trọng nhưng thỉnh thoảng vẫn có em bị rơi xuống dòng nước lạnh giá.
"Trên thực tế, hầu hết các bậc phụ huynh nghĩ rằng việc này sẽ khiến bọn trẻ dẻo dai hơn và có được những kinh nghiệm tốt"-cô Su cho biết. "Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài người cấm con đi học. Họ bị tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên không hiểu được tầm quan trọng của kiến thức đối với cuộc sống của bọn trẻ như thế nào".
Cô Su cũng cho biết thêm trong 2 năm qua không hề có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra trên đường tới trường. "Chúng tôi đảm bảo rằng đội ngũ giáo viên và chính quyền địa phương đã nâng cao tinh thần trách nhiệm để có thể bảo vệ tốt nhất cho các em học sinh".
"Mùa đông sẽ an toàn hơn vì bọn trẻ có thể bước trên sông băng. Chúng không cần phải trèo qua vách núi và đi đường vòng"-cô Su nói. "Thỉnh thoảng các em cũng có thể cưỡi ngựa hoặc lạc đà".
Guo Yukun, bí thư đảng uy địa phương cho biết con đường tới làng Pili đang được xây dựng. Tuy nhiên do địa hình khó khăn nên phải tới cuối năm 2013 mới có thể hoàn thành. "Nhiệm vụ chính của chúng tôi là đảm bảo cho 80 em học sinh tiểu học và trung học tới từ làng Pili đến trường an toàn".
Theo VietNamNet
Trung Quốc rộng thêm 1.158 km2 Bất chấp các ý kiến phản đối, Tajikistan vẫn quyết định nhượng 1.158 km2 ở vùng cao nguyên Parmirs cho Trung Quốc. Website chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa thông báo các điều khoản cuối cùng về việc phân định biên giới với Tajikistan ở Parmirs đã được hoàn tất sau một cuộc họp mới đây. Bộ này tuyên bố...