Taisho đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu Dược Hậu Giang
Liên tiếp mua vào lượng cổ phiếu của Dược Hậu Giang, Taisho ngày càng thể hiện tham vọng muốn “tiến xa” hơn với Dược Hậu Giang.
Bằng chứng là vừa qua, Taisho Pharmaceutical Co.,Ltd (Nhật Bản) tiếp tục đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 2,3% vốn của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang ( DHG).
Hậu Giang có gì hấp dẫn Taisho
Nếu giao dịch thành công, Taisho sẽ tăng tỷ lệ sở hữu lên 34,3% vốn DHG, thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, trong thời gian 2.10 đến 31.10
Đây là lần giao dịch thứ 2 của Taisho vào cổ phiếu của DHG, sau khi Dược Hậu Giang hoàn tất phương án nâng room ngoại lên 100%.
Trước đó, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh doanh ở Đông Nam Á, vào tháng 7.2016, Taisho đã chi 100 triệu USD để mua 24,44% cổ phần, với mức giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Đến tháng 6.2018, Taisho đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,94%.
Chưa dừng lại ở đó, sau cái đánh tiếng của Taisho hồi tháng 7 vừa qua, 7 thành viên HĐQT Công ty cùng đồng ý cho Taisho nâng sở hữu từ 24,94% lên 32% vốn. Để có được DHG, Taisho đã phải bỏ ra 47,7 triệu USD để mua số cổ phiếu với mức giá cao hơn so với thị trường. Việc nắm giữ 32% cổ phần sẽ cho phép Taisho có 3 nhân sự cho HĐQT của Dược Hậu Giang.
Trong khi Taisho liên tục mua vào thì nhóm quỹ Templeton Frontier Markets Fund lại bán ra 3 triệu cổ phiếu DHG vào ngày 21.8, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,4% xuống 4,1% và chính thức không còn cổ đông lớn.
Video đang HOT
Vị thế của Dược Hậu Giang nếu tính trên sàn chứng khoán được cho là có quy mô lớn nhất. Mặc dù, tăng trưởng của DHG không quá vượt bậc nhưng ổn định. Vừa qua, cổ phiếu của DHG có mức tăng trưởng 44% trên sàn chứng khoán.
Về mô hình đầu tư, Dược Hậu Giang cũng tích cực đầu tư máy móc sản xuất mới, cộng thêm áp dụng các nghiên cứu khoa học vào sản phẩm. Có lẽ, việc DHG hợp tác cùng công ty Nhật Bản JBSL sản xuất thực phẩm chức năng Nattokinase, đã phần nào khiến Taisho yên tâm khi quyết định đầu tư vào công ty này.
Dược Hậu Giang cũng có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường Taisho đang hoạt động. Hiện DHG đã nâng cấp sản xuất viên sủi bọt, nhằm xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực bao gồm Malaysia, Indonesia và Philippines.
Đây là giải pháp của DHG trong thời điểm sự gia nhập ồ ạt của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài vào khâu sản xuất tại Việt Nam như Sanofi, Taisho, Abbott… doanh nghiệp dược trong nước cũng đang bị áp lực khá lớn.
Để giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu, vẫn chiếm hơn 50% nhu cầu trong nước, đặc biệt là trong các loại thuốc được cấp bằng sáng chế, Việt Nam đang có chính sách hỗ trợ ngành sản xuất thuốc trong nước. Đây được cho là nguyên nhân chính khiến Taisho phải tranh thủ cơ hội nắm cổ phần chi phối Dược Hậu Giang.
Thị trường còn sức tăng trưởng
Dược Taisho hiện có vốn điều lệ 29,8 tỉ yên, tương đương hơn 6.000 tỉ đồng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là chế tạo, buôn bán, xuất nhập khẩu dược phẩm, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm.
Mặc dù đã chiếm 32% vốn nhưng Taisho chỉ là cổ đông lớn thứ 2, sau Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang sở hữu 56,6 triệu cổ phiếu, ứng tỷ lệ 43,31% vốn.
Thị trường dược phẩm Việt Nam được cho là sẽ tăng từ 4,2 tỉ USD năm 2015 lên 7,2 tỉ USD năm 2020, sau đó duy trì tốc độ tăng trưởng hai chữ số hằng năm đến năm 2025, theo báo cáo của BMI Research. Nhà sáng lập Chris Freund của Mekong Capital cho biết ngành này sẽ tiếp đà tăng trưởng từ 10% đến 15% mỗi năm.
Ngành dược vẫn còn tiềm năng khá lớn. Cổ phiếu của DHG, Traphaco, Domesco, Imexpharm… tăng trưởng mạnh trên sàn chứng khoán và cớ sức hấp dẫn. Cổ phiếu của Domesco đứng thứ 3 trên sàn và tăng 149% trong năm nay.
Cổ phiếu Công ty cổ phần Traphaco, hãng dược lớn thứ nhì trên sàn, tăng 71% năm nay. Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm và dược phẩm Cửu Long có cổ phiếu đi lên lần lượt là 40% và 141%.
Chỉ số VN-Index tăng 13% từ đầu năm đến nay. Nhìn chung thị trường ngành dược, cổ phiếu từ đầu năm đến nay có mức tăng 46%. Nhiều nhà đầu tư ngoại đang muốn nhảy vào lĩnh vực này.
Theo nhipcaudautu.vn
Quỹ ngoại lãi lớn tại Việt Nam
Dù 2 quý đầu năm nay thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm nhưng tính chung, các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn gặt hái thành công.
Mekong Capital đã thoái hết vốn tại Thế Giới Di Động và thu lãi lớn
Sau nhiều tháng tài sản bị suy giảm theo đà chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, quỹ Vietnam Holding Limited do Dynam Capital Management quản lý công bố tài sản ròng tăng thêm 2,4% trong tháng 8.
Tính đến ngày 31.8, tổng tài sản ròng của quỹ Vietnam Holding đạt 197,4 triệu USD.
Tương tự, NAV của quỹ đầu tư Vietnam Opportunity Fund Ltd (VOF) thuộc VinaCapital cũng tăng 3,6% trong tháng 8, lên 1.040,5 triệu USD, tương ứng NAV đạt 5,45 USD. Nhưng tính chung NAV của quỹ VOF vẫn còn giảm 18,9% so với đầu năm nay. Cùng chung tin vui, PYN Elite Fund trong tháng 8 đạt mức tăng trưởng 5,4%, cao hơn mức tăng 3,5% của chỉ số VN-Index. Tính đến ngày 31.8, tổng giá trị tài sản quỹ này quản lý đạt 423 triệu euro. Đây cũng là một quỹ đầu tư có hiệu quả sinh lời ấn tượng với NAV tăng gấp đôi trong thời gian đầu tư tại Việt Nam kể từ năm 2013 đến nay.
"); background-repeat: no-repeat; background-size: 60%; background-position: center center; border-color: white; border-style: solid; border-width: 0px 1px 1px 0px; transition: all 0.15s ease-in-out ">
Đáng chú ý, một số quỹ đầu tư ngoại không tập trung vào nhóm cổ phiếu trên sàn đã thu lợi khủng do không bị tác động khi thị trường chứng khoán điều chỉnh. Chẳng hạn, sau 6 tháng đầu năm 2018, Công ty cổ phần quản lý quỹ VinaCapital (tiền thân là VinaWealth, chuyên đầu tư vào nhiều loại hình như trái phiếu, giấy tờ có giá...) báo đạt doanh thu 138 tỉ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2017. Biên lợi nhuận gộp ở mức 40%. Trong 6 tháng đầu năm, công ty quản lý quỹ VinaCapital thực hiện tăng vốn từ 62 lên 100 tỉ đồng. Tổng giá trị tài sản cuối kỳ của công ty này đạt 160 tỉ đồng, tăng 72% so với đầu năm...
Tương tự, công ty quản lý quỹ Mekong Capital mới công bố thoái vốn thành công tất cả các khoản đầu tư trong 3 quỹ đầu tiên. Công ty này tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết và đã thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ. Đó là quỹ Mekong Enteprise Fund (MEF) vừa hoàn tất khoản thoái vốn cuối cùng tại Công ty May Minh Hoàng. Trước đó, quỹ Mekong Enterprise Fund II (MEFII) thông báo thoái nốt phần vốn tại công ty Hóa chất Á Châu (ACC). Khoản đầu tư thu về 8,9 triệu USD, đạt tỷ lệ hoàn vốn 2,6 lần và tỷ suất hoàn vốn nội bộ 15,1%. Với khoản thoái vốn này, quỹ MEFII đạt tỷ lệ hoàn vốn chung cuộc trên toàn bộ quỹ 4,5 lần và tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR đạt 22,5% cho các nhà đầu tư của quỹ.
Tỷ lệ hoàn vốn chung cho thấy cứ một đồng bỏ ra đầu tư, quỹ ngoại này thu về được 4,5 đồng. MEF II vốn trở nên "hot" với khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, đạt tỷ lệ hoàn vốn 56,9 lần và tỷ suất hoàn vốn nội bộ lên đến IRR 61,1%. Đây là một trong những khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử đầu tư vốn cổ phần tư nhân tại châu Á. Các quỹ của Mekong Capital đã hoàn thành 33 khoản đầu tư tại Việt Nam, trong đó 26 khoản đã được thoái vốn hoàn toàn. 7 khoản đầu tư mới hiện thuộc quỹ đầu tư mới nhất là Mekong Enterprise Fund III...
Đến hết năm 2017, có khoảng 40 quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam với phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài.
Theo Trí Thức Trẻ
7 thành viên HĐQT Dược Hậu Giang cùng đồng ý cho Taisho nâng sở hữu lên 32% vốn Tất cả các thành viên HĐQT Dược Hậu Giang (gồm 7 thành viên với 6 thành viên có quyền biểu quyết và 1 thành viên không có quyền biểu quyết do có quyền và lợi ích liên quan) đều không phản đối việc chào mua công khai của Taisho. HĐQT Dược Hậu Giang (Mã: DHG) vừa công bố câu trả lời về đề...