Tài xế xe thanh long mòn mỏi chờ phía Trung Quốc trả xe
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện chỉ có 4/12 cửa khẩu ở Lạng Sơn giáp biên giới Trung Quốc hoạt động.
Khi xe chở thanh long vào cửa khẩu phải thay bằng tài xế Trung Quốc, sau đó họ mới quay lại trả xe cho tài xế VN.
Ngày 3.12, Sở Công thương Bình Thuận cho biết vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, các huyện trồng thanh long và Hiệp hội thanh long Bình Thuận thông báo thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chỉ có 04/12 cửa khẩu đang duy trì hoạt động, gồm: cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma và cửa khẩu phụ Tân Thanh. Trong khi đó, mấy ngày gần đây, lưu lượng người và phương tiện lên khu vực cửa khẩu tăng cao đã khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc điều phối, sắp xếp phương tiện và hàng hóa chờ xuất khẩu. Điều này đang hạn chế năng lực thông quan hàng hóa…
Thời điểm hiện tại nông dân Bình Thuận đang thắp đèn cho thanh long ra trái vụ chờ bán dịp Tết Nguyên đán. Ảnh QUẾ HÀ
Ăn chờ nằm chực chờ trả xe
Anh Nguyễn Văn Hiền, chủ một doanh nghiệp vận tải (ngụ TP.Phan Thiết, Bình Thuận) có khoảng 10 xe đầu kéo chuyên chở thanh long xuất tiểu ngạch đi Trung Quốc, cho biết mấy ngày gần đây, do áp lực của việc kéo dài thời gian xe nằm bãi, nên anh đã thân chinh bay ra Lạng Sơn để tìm hiểu vì sao tài xế nằm lâu không đem xe về Bình Thuận để xoay vòng hàng hóa. “Khi ra tới nơi tôi mới vỡ lẽ vì cảnh xe cộ bị tắc nghẽn ở các cửa khẩu. Tài xế của tôi nằm chờ bao nhiêu ngày nay vẫn chưa nhận lại xe từ phía Trung Quốc”.
Theo anh Hiền, phía Trung Quốc có quy định việc chống dịch Covid-19, khi xe chở thanh long của VN vào cửa khẩu, phải thay bằng các tài xế của Trung Quốc lái xe hàng vào nội địa. Khi giao hàng xong họ lái xe quay trở lại bãi xe cửa khẩu bàn giao lại cho tài xế VN.
Xe container ở bãi phi thuế quan chuẩn bị qua cửa khẩu sang Trung Quốc. Ảnh NGUYỄN VĂN HIỀN
“Ở cửa khẩu Tân Thanh thì chỉ vài ngày họ trả xe. Nhưng xe qua cửa khẩu Hữu Nghị có khi nửa tháng họ vẫn chưa trả xe. Tài xế ăn chực nằm chờ ở các khu nhà trọ khu vực cửa khẩu chờ lấy xe. Vừa tốn chi phí ăn ở, vừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao. Có khi nhận lại xe bị móp méo hết cả cabin mà không biết kêu ai bồi thường”, anh Hiền chia sẻ.
Cũng theo anh Hiền, hiện nay ít xe chở thanh long ra Lạng Sơn là vì chi phí rất cao. Mỗi container trước đây chỉ khoảng 70 triệu đồng, nay lên cả trăm triệu đồng/xe bởi số lượng xe vào mùa này xuất hàng tiểu ngạch rất lớn, không chỉ có thanh long, mà còn nhiều ngành hàng khác. Xe đến phải xếp hàng chờ ngoài bãi đậu vòng ngoài vài ba ngày, có khi cả tuần mới được vào bãi trong, trước khi làm thủ tục thông quan. “Tôi trực tiếp ra khảo sát nhiều lần rồi, nhưng lần này phía Trung Quốc họ kiểm soát dịch Covid-19 rất chặt, chỉ có cửa khẩu Hữu Nghị với Tân Thanh là chính, các cửa khẩu khác gần như ngưng thông quan. Điều này khiến doanh nghiệp vận tải như chúng tôi gặp khó khăn, nguy cơ lỗ là chắc chắn”, anh Hiền lo lắng.
Video đang HOT
Một bãi xe ở Lạng Sơn với hàng trăm xe container đang chờ làm thủ tục thông quan. Ảnh NGUYỄN VĂN HIỀN
Tồn đọng container rất lớn do thông quan chậm
Theo Sở Công thương Bình Thuận, hiện nay tại cửa khẩu phụ Tân Thanh đang còn tồn 1.674 xe, trong đó tại bãi xe Bảo Nguyên (bãi cho thuê) là 669 xe, tại khu phi thuế quan là 1.005 xe, tại bãi xe bên trong thuộc địa phận Trung Quốc còn tồn 523 xe. Năng lực thông quan lúc này chỉ khoảng 200 xe/ngày.
Lượng xe vẫn đổ về các cửa khẩu để xuất trái cây đi Trung Quốc. Ảnh NGUYỄN VĂN HIỀN
Còn tại cửa khẩu chính Chi Ma đang tồn đọng khoảng 625 xe, trong khi năng lực thông quan tại đây khoảng 30-35xe/ngày. Dự báo trong khoảng 10 ngày nữa số xe tồn tại cửa khẩu này khoảng 800 xe, 20 ngày nữa sẽ có khoảng 900 xe. Riêng tại cửa khẩu Hữu Nghị chỉ tồn đọng khoảng hơn 600 xe ở bãi trung chuyển nhưng phía bãi xe của Trung Quốc vẫn còn tới 776 xe chưa giao hàng.
Bình Thuận là tỉnh có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất VN với gần 35.000 ha, chủ yếu xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc. Ảnh QUẾ HÀ
Ông Biện Tấn Tài- Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, cho biết tỉnh Lạng Sơn vừa gửi công văn cho chúng tôi, dự báo rằng tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi đây là thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ hàng trái cây ở nội địa Trung Quốc là rất lớn. Do vậy, dự báo lượng hàng hóa đến các cửa khẩu ở Lạng Sơn sẽ tăng cao trong những ngày này. “Chúng tôi có khuyến cáo đến các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng nắm bắt thông tin kịp thời để điều tiết từ sớm, từ xa lượng hàng lên biên giới để giảm áp lực cho công tác phòng chống dịch và giảm thời gian chờ đợi dễ gây hư hỏng hàng hóa”, ông Tài cho biết.
UBND tỉnh Lạng Sơn cảnh báo áp lực Covid-19 lên các cửa khẩu
Ngày 29.11, UBND tỉnh Lạng Sơn có công văn gửi các tỉnh thành có hàng trái cây xuất khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn, cho biết tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp; hoạt động xuất khẩu trái cây sẽ gặp nhiều khó khăn do nhu cầu hàng hóa dịp lễ tết từ phía Trung Quốc tăng cao, gây áp lực lên các cửa khẩu biên giới. Trong khi đó nhiều lái xe đường dài mới chỉ được tiêm một mũi vắc xin phòng Covid-19.
Phía Trung Quốc phản ánh xe hàng thanh long của Việt Nam và xe chở nhãn của nước thứ 3 quá cảnh ở cửa khẩu Hữu Nghị có kết quả dương tính Covid-19 trên bao bì, trong khi còn có sự khác biệt về phương pháp xét nghiệm Covid-19 giữa cơ quan chức năng hai bên. Phía tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc tăng cường việc phòng chống dịch Covid-19, thay đổi phương thức giao nhận hàng, khiến cho việc thông quan chậm trễ. UBND tỉnh Lạng Sơn dự báo trong những ngày tới lượng hàng hóa đổ về cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc sẽ tăng cao vì đang mùa thu hoạch.
Đề nghị các tỉnh và các hiệp hội ngành hàng cảnh báo cho Doanh nghiệp biết thông tin từ sớm, từ xa để điều tiết hàng hóa tránh ùn ứ, mất thời gian và dễ hư hỏng sản phẩm do phải chờ thông quan. Việc đóng gói, bảo quản và vận chuyển phải tuân thủ phòng chống Covid-19, tránh để bao bì sản phẩm dương tính Covid-19, đặc biệt khuyến cáo tài xế phải tiêm 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
Bên trong đoàn tàu tốc độ cao Trung Quốc chuyển cho Lào
Đoàn tàu tốc độ cao Trung Quốc chuyển giao cho Lào có 5 dãy ghế màu xanh, có thể chở tới 720 người và đạt tốc độ 160 km/h.
Đoàn tàu tốc độ cao đầu tiên trên tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào được chuyển tới thủ đô Vientiane ngày 16/10 và bàn giao cho đơn vị vận hành.
Trong ảnh, đoàn tàu sơn màu trắng, xanh, đỏ tượng trưng cho quốc kỳ Lào dừng ở thị trấn Boten của Lào sau khi vượt qua biên giới Trung Quốc ngày 15/10.
Đại sứ Trung Quốc Khương Tái Đông (trái) và Bộ trưởng Giao thông Công chính Lào Viengsavath Siphandone (phải) đứng cạnh đoàn tàu Lane Xang trong lễ bàn giao ngày 16/10.
Đoàn tàu điện động lực phân tán (EMU) này do Trung Quốc thiết kế và chế tạo, có thể chở tới 720 người.
Đoàn tham quan di chuyển bên trong một toa tàu sau lễ bàn giao. Các toa tàu có 5 dãy ghế màu xanh, trên ghế in biểu tượng của hoa đại, quốc hoa của Lào.
Các toa có quầy bán đồ ăn nhanh và nước giải khát, cùng tiện nghi dành cho người khuyết tật và dịch vụ thông tin với tiếng Trung, tiếng Lào và tiếng Anh.
Một cô gái cầm mô hình đoàn tàu tốc độ cao chạy trên tuyến đường sắt Lào - Trung tại lễ bàn giao.
Sau lễ bàn giao, đoàn tàu sẽ được chạy thử trước ngày khai trương tuyến đường sắt Lào - Trung, dự kiến diễn ra vào ngày Quốc khánh Lào 2/12.
Không gian bên trong một toa của đoàn tàu tốc độ cao chạy trên tuyến đường sắt Lào - Trung.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Lào - Trung dài 414 km từ thị trấn biên giới Boten giáp Vân Nam tới Vientiane được khởi công từ năm 2016, với hợp đồng ban đầu trị giá 1,2 tỷ USD được trao cho Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc (CNRG).
Trong ảnh, một kỹ thuật viên Trung Quốc kiểm tra đoàn tàu tốc độ cao Lane Xang sau khi tới ga Vientiane, Lào.
Đoàn tàu dừng tại thị trấn Boten của Lào sau khi di chuyển từ thành phố Côn Minh của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua biên giới ngày 15/10.
Đoàn tàu đi qua đường hầm xuyên biên giới Lào - Trung.
Đoàn tàu đỗ tại ga Vientiane của Lào ngày 16/10.
Hai cô gái đứng chụp ảnh trước đoàn tàu tốc độ cao ở ga Vientiane, Lào.
Tuyến đường sắt Boten - Vientiane là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, với tham vọng kết nối Côn Minh tới Singapore trên tuyến đường sắt xuyên Á dài 5.500 km. Truyền thông Trung Quốc hồi tháng 6/2020 cho biết giá trị của dự án này đã tăng lên 6 tỷ USD.
Giá cao su hôm nay 28/7: hàng Trung Quốc bất ngờ giảm giá, doanh thu thuần của một doanh nghiệp cao su Việt tăng 72% Giá cao su hôm nay (28/7) ghi nhận sàn giao dịch Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong khi đó tại Trung Quốc, giá đã quay đầu giảm. Giá cao su hôm nay: Trung Quốc quay đầu giảm giá. (Nguồn: Vinanet) Cập nhật giá cao su thế giới Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao...