Tài xế đâm sập tường nhà dân khi thi vào hãng taxi
Sau khi đâm 3 xe máy, taxi 7 chỗ lao vào căn nhà trên đường Phạm Thế Hiển (phường 5, quận 8, TP HCM).
10h30 ngày 3/6, taxi 7 chỗ đang chạy sát hạch ở đường 1107 bất ngờ lao thẳng ra đường Phạm Thế Hiển (phường 5, quận 8). Sau khi đâm 3 xe máy của người đi đường, taxi lao thẳng vào căn nhà đang đóng cửa…
… tông sập cửa sắt và bức tường chung vách với cửa hàng bên cạnh.
Tai nạn khiến những người đi xe máy bị xây xát, trong đó một người đàn ông được đưa đến bệnh viện.
“Lúc đó bên cửa hàng tôi có hai nhân viên nữ. May là họ chạy kịp ra ngoài trước khi bức tường bị tông sập”, người của cửa hàng cho biết.
Video đang HOT
Gần 12h, xe cứu hộ đến kéo taxi khỏi hiện trường, giải tỏa ùn tắc. “Tôi đang chở cậu em chạy trên đường Phạm Thế Hiển, hướng từ cầu Hiệp Ân về cầu Nguyễn Tri Phương thì taxi lao vào. May mắn cả hai thoát nạn”, một nam sinh viên cho biết.
Những xe máy bị nạn. Đại diện hãng taxi cho biết, trong lúc tổ chức sát hạch tay lái cho tài xế dự tuyển, nam thanh niên (có bằng lái xe hạng B2) bị xe chạy cùng chiều phía sau áp sát, bấm còi, nên mất bình tĩnh trong xử lý, gây tai nạn.
“Trước đó anh này đã vượt qua buổi sát hạch trong bãi tập lái. Đây là sự cố đầu tiên qua hàng chục năm thực hiện quy trình sát hạch và tuyển dụng lái xe của hãng. Chúng tôi sẽ bồi thường thiệt hại cho nạn nhân”, đại diện hãng taxi cho biết.
An Nhơn
Theo VNE
Bài 73: TAND Tối cao quyết định đưa bị cáo Trịnh Ngọc Chung ra xét xử lần thứ 3
Sau 2 phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trịnh Ngọc Chung trong kỳ án 194 phố Huế phải tạm hoãn, TAND Tối cao vừa có lịch đưa bị cáo này ra xét xử lần thứ 3 vào 8h sáng ngày 21/5 tại Phòng xét xử số 1, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao (262 Đội Cấn - Ba Đình). Gia đình 194 phố Huế cho biết đã nhận được giấy triệu tập và sẽ có mặt tại Tòa.
Theo đó, bị cáo Trịnh Ngọc Chung bị TAND Tối cao đưa ra xét xử do phạm tội "Ra quyết định trái pháp luật". Tại phiên tòa sơ thẩm, dù bị cáo Chung bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù giam nhưng TAND TP Hà Nội tuyên bản án 30 tháng tù treo khiến dư luận bức xúc cho rằng đây là mức án quá nhẹ so với hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra.
Từ đó, TAND Tối cao đã đưa bị cáo ra xét xử phúc thẩm 2 lần vào ngày 4/3/2015 và ngày 10/4/2015. Tuy nhiên, cả 2 phiên tòa này đều bị tạm hoãn do thiếu sự tham dự của gia đình 194 phố Huế và nhiều thành phần quan trọng khác trong vụ án.
Tại phiên tòa ngày 10/4, thẩm phán Lương Đức Chính kết luận: Dovắng 2 nhân chứng quan trọng, trong đó có Cục Thi hành án TP Hà Nội là đơn vị quản lý trực tiếp bị cáo Trịnh Ngọc Chung. Vụ việc vừa có đơn kêu oan của bị cáo Chung. Tuy nhiên lại vừa có những người liên quan là gia đình 194 phố Huế cho rằng là bị hại yêu cầu tăng hình phạt với bị cáo Chung, yêu cầu bị cáo Chung bồi thường thiệt hại. Vì vậy, quan điểm của HĐXX là quyết định hoãn phiên toà để triệu tập bằng được 2 đại diện VKSND TP Hà Nội, VKSND quận Hai Bà Trưng, Cục thi hành án TP Hà Nội trong phiên toà tới đây làm rõ vụ án.
Kỳ án 194 phố Huế với việc bị cáo Trịnh Ngọc Chung - Nguyên Chi cục trưởng chi cục thi hành án quận Hai Bà Trưng phạm tội "Ra quyết định trái pháp luật" đã khiến dư luận bức xúc trong suốt một thời gian dài. Liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án trái pháp luật với ngôi nhà 194 phố Huế, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung về tội: "Ra quyết định trái pháp luật" quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự.
TAND Tối cao quyết định đưa bị cáo Trịnh Ngọc Chung ra xét xử lần thứ 3.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, dù bị cáo Chung kiên quyết chối tội và các luật sư của bị cáo gồm: Luật sư Ngô Ngọc Thủy, luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, luật sư Bùi Quang Hưng đưa ra quan điểm bào chữa cho bị cáo nhưng đại diện Viện kiểm sát khẳng định đủ căn cứ truy tố xử lý bị cáo Trịnh Ngọc Chung ra trước vành móng ngựa để xét xử theo đúng qui định pháp luật với những dấu hiệu phạm tội đã được làm rõ sau quá trình điều tra.
Đại diện VKSND TP Hà Nội nhận định bị cáo Chung đã cố ý phạm tội đến cùng nên cần phải cách ly để giáo dục bởi tính chất vụ án là nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ảnh hưởng cho xã hội. Theo đó, căn cứ khoản 3, Điều 296 của Bộ Luật hình sự, đại diện VKSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung mức án từ 5-6 năm tù. Đồng thời bị cáo Chung phải bồi thường số tiền hơn 6,6 tỷ đồng cho phía bị hại là gia đình 194 phố Huế.
Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, thẩm phán Ngô Tiến Phong đã thay mặt cho HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung mức án 30 tháng tù treo, mức án thấp hơn rất nhiều so với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát. Sau phiên tòa sơ thẩm, sự bức xúc và phẫn nộ của dư luận cũng như sự bất bình của công luận với mức án được cho là quá "bèo" với Trịnh Ngọc Chung còn nóng bỏng trong một thời gian dài.
Cùng với nhiều cơ quan thông tấn báo chí thông tin sự việc, Báo Nhân dân đã có bài viết khẳng định "Một bản án thiếu sức thuyết phục" cho rằng "lý do làm cho dư luận bất bình là vì, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trịnh Ngọc Chung mức án quá nhẹ so với hành vi phạm tội mà bị cáo này đã gây ra đối với hoạt động tư pháp và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân".
Cùng đó, nhiều điểm bất thường trong bản án 30 tháng tù treo với bị cáo Trịnh Ngọc Chung của TAND TP Hà Nội đã được các luật sư phân tích cụ thể.
Kỳ án 194 phố Huế khiến dư luận bức xúc.
Luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng văn phòng luật sư Interla nhận định: "Mặc dù tại phiên tòa bị cáo Trịnh Ngọc Chung chưa một lần nhận tội, thậm chí còn lớn tiếng tranh cãi với công tố viên về việc mình vô tội, nhưng sau đó HĐXX đã áp dụng điểm p, điểm s Khoản 1 Điều 46, Điều 60 Bộ luật Hình sự để làm tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Trong khi đó điểm p Khoản 1 Điều 46 quy định: "Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải"; điểm s Khoản 1 Điều 46: "Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác. Do vậy, mặc dù bị cáo Trịnh Ngọc Chung bị VKSND Tối cao truy tố theo Khoản 3 Điều 296 Bộ luật Hình sự, theo tội danh này thì bị cáo có nguy cơ đối diện với mức án từ 5 đến 10 năm tù, và tại phiên tòa, vị công tố viên đã đề nghị HĐXX tuyên phạt Trịnh Ngọc Chung mức án từ 5 đến 6 năm tù và buộc phải cách ly với xã hội, nhưng cuối cùng HĐXX lại đã tuyên phạt bị cáo có 30 tháng tù, cho hưởng án treo".
Cùng đó, tại phiên tòa, HĐXX lại xác định các thành viên của gia đình 194 phố Huế là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do đó, theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự thì gia đình 194 phố Huế chỉ có quyền kháng cáo bản án về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại dân sự mà không có quyền kháng cáo đối với hình phạt của bị cáo. Thế nhưng, tại phiên tòa này, HĐXX đã tuyên tách phần bồi thường thiệt hại dân sự thành một vụ án khác, xét xử sau nếu gia đình 194 phố Huế có yêu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc gia đình 194 phố Huế hoàn toàn không có quyền kháng cáo đối với bản án đã tuyên ngày 10/07/2014.
Dư luận một lần nữa chờ đợi bản án nghiêm minh, đúng quy định pháp luật của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao với bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo dantri
Bài 13: Hết hạn "tối hậu thư", 12 hộ dân ngập trong ô nhiễm chưa được "giải cứu" UBND TP. Hà Nội ra "tối hậu thư" yêu cầu quận Ba Đình thực hiện việc xác định nguyên nhân ô nhiễm và "giải cứu" cụm dân cư 146 phố Quán Thánh trước ngày 30/4/2015, nhưng đến nay 12 hộ gia đình vẫn mỏi mắt chờ đợi trong cảnh ô nhiễm, xú uế. Sau loạt bài của báo Dân trí phản ánh tình...