Tài xế công nghệ, “anh hùng” đời thường giữa dịch Covid!
Trong thời gian cách ly xã hội, trên đường phố vắng hẳn xe và người, đa phần chỉ thấy những chiếc áo của tài xế công nghệ vụt nhanh, đảm bảo nhu cầu cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu xuyên suốt cho người dân thành phố.
Trăn trở trên đường mưu sinh
Đội ngũ tài xế công nghệ miệt mài với những cuốc xe phục vụ nhu cầu xã hội giữa mùa dịch.
Đồng lòng thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 bằng cách ở yên trong nhà, thực hiện tối đa giãn cách xã hội. Những ngày này, chúng ta mới thấy sự hiện diện của các tài xế công nghệ đáng quý hơn bao giờ hết. Các bác tài vụt đến vụt đi đóng vai trò như chiếc cầu nối, phục vụ nhu cầu giao thức ăn, đồ uống, hàng hóa tận nhà cho khách hàng.
Dĩ nhiên, nếu không vì áp lực mưu sinh và phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách hàng, hẳn các bác tài cũng mong muốn có thể tạm gác lại công việc chạy xe, tìm kiếm sự an toàn trong mùa dịch. Chia sẻ về những trăn trở trên con đường mưu sinh trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, anh N.H.Công (35 tuổi – đối tác tài xế GoViet) tâm sự: “Biết là ra đường thời điểm này thì gặp nhiều nguy hiểm hơn nhưng mình còn phải nuôi vợ con mà, hơn nữa khách hàng bây giờ hạn chế ra đường, nên rất cần sự hỗ trợ của cánh tài xế tụi mình cho các nhu cầu thiết yếu như mua đồ ăn đồ uống, giao nhận hàng… Dĩ nhiên, sức khỏe và an toàn của bản thân là quan trọng trên hết, tuyệt đối không được chủ quan.
Nhờ hãng GoViet thường xuyên chủ động cập nhật, nhắc nhở các quy tắc an toàn, vệ sinh trong mùa dịch trên tin nhắn ứng dụng và các trang mạng xã hội, cũng như các nhóm anh em chủ động chia sẻ với nhau, nên tụi mình có thêm kiến thức, tự tin và động lực chạy tiếp. Lúc nào trong xe mình cũng có đem theo nước rửa tay khô.
Trước khi nhận đồ ăn, hàng hóa của khách là phải rửa tay. Sau khi giao cho khách lại rửa thêm lần nữa. Khẩu trang thì khỏi nói, phải đeo 100%. Dù mưu sinh nhưng mình cũng phải chủ động bảo vệ bản thân trước và tuyệt đối không trở thành nguồn lây lan cho người thân, khách hàng.”
Video đang HOT
T.M.Khương (28 tuổi – đối tác tài xế GoViet) chia sẻ thêm: “Lúc dịch mới bùng phát, thu nhập của anh em có bị ảnh hưởng chút đỉnh vì nhu cầu di chuyển của khách giảm. Ban đầu mình cũng lo lắm, nhưng anh em động viên nhau, bên hãng cũng tích cực hỗ trợ nên cũng yên tâm chạy tiếp.
Dần dần sau đó thì mình nhận đơn nhiều hơn, đa số là đặt đồ ăn hoặc giao hàng. Không chỉ vậy đợt rồi mình còn nhận được hỗ trợ gói bảo hiểm Khiên chống virus Corona và 2 cái khẩu trang vải kháng khuẩn từ GoViet nên an tâm hơn hẳn. Hãng quan tâm chu đáo làm mình thấy tự tin hơn, cảm nhận được tinh thần gắn kết, bảo vệ và chăm sóc của hãng dành cho đối tác tài xế như mình trong giai đoạn khó khăn này”.
Khi nhiệt huyết thực hiện trách nhiệm với cộng đồng được đền đáp
Giữa những tin tức đáng lo ngại về Covid-19, thỉnh thoảng, chúng ta vẫn bắt gặp những câu chuyện cảm động về tình người trong cảnh khó khăn. Đó chính là những ngọn lửa của sự sẻ chia, của tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng.
Anh N.V.T Xuân (42 tuổi – đối tác tài xế GoViet) chia sẻ: “Những ngày này mới thấy rõ hơn cái nghề của mình nó có giá trị như thế nào đối với xã hội, thấy tự hào lắm. Không chỉ vì kiếm tiền, mà còn để phục vụ nhu cầu của xã hội nữa. Nhờ có đội tài xế công nghệ hỗ trợ giao hàng, nhà hàng không phải đóng cửa. Người ở yên trong nhà vẫn nhận đồ ăn, thức uống đến tận tay. Nhà nào mà có người lớn trên 60 tuổi không dám ra khỏi nhà, có tài xế công nghệ tới giao hàng là họ quý lắm. Có lần mình giao đồ ăn cho chú kia, dù cuốc xe có 15.000 đồng thôi, mà lúc nhận hàng chú “bo” thêm 20.000 nữa, còn cám ơn, hỏi thăm ân cần anh chạy xe như thế nào, có cực không có nắng không… Dù số tiền không bao nhiêu nhưng sự quan tâm của chú làm mình rất cảm động, thấy mình có thêm động lực để cố gắng chạy xe trong thời gian này.”
Anh Công cũng góp thêm một câu chuyện thú vị về tình người trong mùa dịch: “Trong túi mình lúc nào cũng đem thêm 1 số khẩu trang để “sơ cua”, không chỉ cho mình xài, mà nếu khách nào không có thì tặng. Hôm trước mình chở cô bé kia không đeo khẩu trang nên tặng cho cô ấy một cái. Lúc xuống xe, cô ấy đưa thêm 20.000, nói là cho gửi tiền khẩu trang. Mình không lấy nhưng cô cứ năn nỉ mãi, nói là tại vì không mua được khẩu trang nên không đeo, nên được tặng cô quý lắm. Chuyện này nhỏ thôi nhưng làm mình nhớ hoài, vui lắm.”
Anh Công luôn ý thức mang thêm khẩu trang cho bản thân cũng như chia sẻ cho khách nếu cần.
Với ý thức sẻ chia và tinh thần trách nhiệm từ cộng đồng tài xế công nghệ cũng như sự chung tay của toàn xã hội, chúng ta có thêm niềm tin về sức mạnh của tình người, sức mạnh của sự đoàn kết sẽ chiến thắng dịch bệnh. Và xã hội sẽ sớm quay lại nhịp sống bình thường vốn có trước đây.
NT
Mùa buồn của các tài xế công nghệ: Khách thưa thớt, thu nhập giảm không đáy
COVID-19 làm đảo lộn tất cả mọi thứ, cuộc sống và túi tiền của các tài xế công nghệ dĩ nhiên không phải ngoại lệ.
Hàng loạt dịch vụ tạm dừng
Hôm 2/4, Grab cho biết thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05/CT-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Grab sẽ tạm dừng dịch vụ GrabBike tại Thành phố Hà Nội cho tới hết ngày 15/4. Sau quyết định này, ở Hà Nội, Grab chỉ còn triển khai một số dịch vụ khác như GrabFood (giao đồ ăn), GrabDelivery (giao nhận theo yêu cầu) và GrabMart (đi chợ hộ). Trước đó, dịch vụ GrabCar (gọi xe bốn bánh) cũng đã dừng hoạt động.
Các hãng gọi xe khác như Go-Viet hay be cũng đưa ra các phương án tương tự nhằm bảo vệ sự an toàn của tài xế, khách đi xe và của cộng đồng nói chung trong bối cảnh virus corona chủng mới có những diễn biến phức tạp tại Việt Nam và Việt Nam cũng đang thực hiện biện pháp cách li toàn xã hội để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.
Những diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và thay đổi trong chính sách hoạt động của các hãng gọi xe đã ảnh hưởng không nhỏ đến các tài xế công nghệ.
Khách thưa thớt, lại càng thưa thớt
"Ngay cả trước khi Thủ thướng Chính phủ yêu cầu cách li toàn xã hội, lượng khách đi xe cũng đã giảm đáng kể vì dịch bệnh," anh Minh (27 tuổi), một tài xế công nghệ tại Hà Nội, chia sẻ. "Nhu cầu đi lại, ăn uống, vui chơi của mọi người giảm, trong khi đó học sinh, sinh viên cũng chưa quay trở lại trường ảnh hưởng lớn đến lượng khách đi xe," anh nói thêm. "Đó là chưa kể đến vì chư đi học nên nhiều sinh viên cũng tăng cường chạy xe để có thêm thu nhập," anh Minh cười và cho biết.
Cung tài xế dồi dào nhưng cầu thị trường giảm mạnh còn đặc biệt khó khăn với những tài xế mới. Mới chỉ chạy Grab được bốn tháng, anh Tuấn (28 tuổi, Hà Nội) nói, "các xế lâu năm còn không có khách, các xế mới như mình còn thê thảm hơn". Anh chia sẻ chiều nào cũng đứng trước trụ sở chính một ngân hàng lớn ở Hà Nội, nơi nhu cầu khách đi xe vốn khá cao, song cũng không có khách.
Giờ thì khi dịch vụ xe ôm công nghệ dừng hoạt động, "túi tiền" của các tài xế còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Dù vậy, các tài xế công nghệ đồng tình với quyết định này. "Duy trì hoạt động thì cũng không có hoặc rất ít khách," anh Tuấn nói. "Việc ngừng hoạt động dịch vụ trong thời gian cách li xã hội là cần thiết để hạn chế đi lại và tiếp xúc," anh chia sẻ thêm.
Dịch vụ giao đồ ăn còn duy trì nhưng số lượng khách cũng không nhiều. Anh Minh chia sẻ mỗi ngày mình chỉ có khoảng 5 đơn hàng. Anh đang dự tính sẽ nghỉ một thời gian để dịch bệnh lắng xuống. "Vẫn biết là thu nhập bị ảnh hưởng nhưng lượng đơn hàng ít quá mà tiếp xúc xã hội trong thời gian này cũng tiềm ẩn các nguy cơ nhiễm bệnh," anh Minh ngậm ngùi.
Grab mới đây cho biết hãng này sẽ chi ra 70 tỉ đồng để hỗ trợ các tài xế và cộng đồng. Cụ thể, Grab tặng gói bảo hiểm COVID-19. Trong trường hợp bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng, các đối tác tài xế sẽ được Grab hỗ trợ 100.000đ/ngày (tối đa 14 ngày). Go-Viet cũng triển khai các chính sách tương tự dành cho tài xế. Về phần mình, ứng dụng giao đồ ăn Baemin trong khi đó hỗ trợ các đối tác 50% thu nhập trong 14 ngày gần nhất trong trường hợp phải cách ly tập trung và cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Lê Nam Khánh
Hành trang của tài xế công nghệ mùa Covid-19 Khi nhiều người dân đang hạn chế ra khỏi nhà theo yêu cầu của Chính phủ, hệ thống tài xế công nghệ vẫn duy trì hoạt động là một sự nỗ lực lớn, phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt như di chuyển nhanh, giao thức ăn, giao hàng,... Điều cần nhất lúc này với mỗi tài xế là những hành trình...