Tài xế bức xúc ‘đi đèo vẫn đóng phí hầm’, chủ dự án giải thích thế nào?
Từ ngày 16.3, tài xế đi trên tuyến Quốc lộ 1 qua địa phận hầm Phước Tượng, Phú Gia (Thừa Thiên – Huế) phải cho xe chạy đèo nhưng vẫn trả phí gộp qua hầm (đang sửa chữa) khiến họ bức xúc.
Đại diện chủ dự án nói gì về nghịch lý này?
Từ ngày 16.3, nhiều tài xế đi trên tuyến Quốc lộ 1 qua địa phận hầm Phước Tượng, Phú Gia (H.Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) đã bức xúc vì hầm đang sửa chữa, xe phải chạy đèo, nhưng vẫn phải trả khoản phí gộp qua hầm.
Điểm phân luồng hướng dẫn xe chạy lên đèo không vào hầm. Ảnh CTV
Cụ thể, từ ngày 16.3, Xí nghiệp Quản lý, vận hành hầm đường bộ Phước Tượng, Phú Gia tiến hành sửa chữa cầu trên tuyến đường dẫn hầm Phước Tượng và sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường bê tông xi măng trong hầm Phước Tượng, hầm Phú Gia nên cấm một làn đường qua các hầm này.
Để phục vụ việc thi công, sửa chữa, Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả (thuộc Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả) đã tổ chức phân luồng xe qua các điểm thi công. Cụ thể, từ ngày 16.3 đến 9.4, các phương tiện lưu thông theo chiều từ nam ra bắc di chuyển theo tuyến đường đèo Phước Tượng. Từ ngày 9.4 đến 29.4, các phương tiện lưu thông theo chiều từ nam ra bắc di chuyển theo tuyến đường đèo Phú Gia.
Trong ngày đầu cấm qua hầm Phước Tượng chiều nam ra bắc, nhiều tài xế tuyến Đà Nẵng – Huế bức xúc vì dù phải đi đường đèo Phước Tượng nhưng vẫn phải đóng phí gộp sử dụng 3 hầm đường bộ (gồm Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân). Mức phí gộp này từ 108.000 – 278.000 đồng/xe, thu phí ngay tại Trạm BOT Bắc Hải Vân của Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả.
“Sẽ không điều chỉnh giá vé dịch vụ”
Giải thích về nguyên nhân vì sao xe phân luồng đi đèo mà vẫn phải đóng phí, đại diện Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết hầm Phú Gia, Phước Tượng được Bộ GTVT phê duyệt quy trình bảo trì. Công trình đã đưa vào khai thác từ năm 2016 đến nay, đã đến thời hạn thực hiện trùng tu, bao gồm sửa chữa các hư hỏng để đảm bảo an toàn công trình.
Video đang HOT
Với đặc thù hầm Phước Tượng và hầm Phú Gia chỉ có 1 ống hầm lưu thông 2 chiều, khi làm triển khai bảo dưỡng, duy tu phải tạm dừng 1 làn để thi công. Phương án đảm bảo an toàn đã được cơ quan nhà nước thống nhất.
Các điểm phân luồng giao thông để sửa chữa hầm. Ảnh CTV
“Việc nhà đầu tư chủ động sửa chữa các hư hỏng cục bộ một số điểm của mặt đường 2 hầm Phước Tượng, Phú Gia là để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng độ êm thuận cho các phương tiện lưu thông qua hầm. Để hạn chế ảnh hưởng đến giao thông và vẫn đảm bảo việc triển khai, chúng tôi hiện đang tích cực thi công 3 ca để sửa chữa cuốn chiếu, do vậy việc tạm dừng 1 làn trong hầm, phân luồng đi đường đèo mỗi hầm khoảng 2 tuần là bất khả kháng”, văn bản Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả nêu.
Đáng chú ý, cũng trong văn bản này, Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết thời điểm lưu lượng xe thấp, đơn vị sẽ điều tiết luân phiên từng chiều để các phương tiện đều di chuyển qua hầm trên 1 làn. “Tuy nhiên, do đang thi công để đảm bảo an toàn nên sẽ lưu thông tốc độ chậm. Các phương tiện có thể lựa chọn đi đường đèo để thông thoáng hơn”, văn bản của Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả lý giải để khẳng định “giá vé dịch vụ sẽ không điều chỉnh” trong suốt thời gian sửa chữa.
Cũng theo Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả, thực tế tại hầm Phú Gia – Phước Tượng đã không đặt trạm thu phí để thu riêng cho dự án này và Dự án Đèo Cả phải chấp nhận bỏ đi một trạm thu phí ở phía nam hầm Hải Vân như phương án tài chính đã được phê duyệt trước đây.
Cách giải thích trên của Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả là chưa thỏa đáng với việc xe được phân luồng để đi qua đèo nhưng giá phí thu gộp vẫn không giảm. PV Thanh Niên tiếp tục đặt câu hỏi vì sao công ty vẫn không điều chỉnh giá, liệu có giải pháp gì để hài hòa lợi ích cho người tham gia giao thông (không không đi qua hầm vẫn phải trả phí)… Tuy nhiên, đến tối 17.3, phía đại diện Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả vẫn chưa phản hồi.
Xe ôm công nghệ ở Hà Nội nhộn nhịp trở lại sau nửa năm 'ngồi chơi'
Nhiều tài xế xe ôm công nghệ ở Hà Nội như trút được gánh nặng khi được hoạt động trở lại sau một thời gian dài "ngồi chơi" do dịch COVID-19.
Sau khi Sở GTVT Hà Nội cho phép các đơn vị cung cấp ứng dụng hỗ trợ kết nối vận chuyển hành khách bằng xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh hoạt động trở lại, nhiều tài xế đã chuẩn bị khẩu trang, găng tay y tế và nước sát khuẩn tay cho bản thân và hành khách sử dụng trong mỗi chuyến đi.
Sự trở lại của dịch vụ xe ôm công nghệ là tin vui đầu xuân đối với rất nhiều tài xế sau 6 tháng "ngồi chơi" do bị tạm dừng hoạt động vì dịch COVID-19.
Sự trở lại của dịch vụ xe ôm công nghệ tại Hà Nội là tin mừng không chỉ với các tài xế mà cả nhiều hành khách.
Vừa trả khách tại cổng bến xe Mỹ Đình, anh Phạm Văn Tân (lái xe Grab Bike) phấn khởi cho biết: "Chỉ một ngày sau khi Hà Nội cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại, tôi đã bắt đầu nhận được nhiều khách đặt xe. Vừa hoàn thành cuốc khách này lại có cuốc khách khác hiện trên ứng dụng để đón. Trước đó, tôi chở khách "chui" nhưng chỉ có lác đác mấy người thân quen".
Quan sát của PV, tại các tuyến đường chính dẫn tới các trường đại học, khu đô thị, quán ăn, bệnh viện, hoạt động đón/trả khách của xe ôm công nghệ cũng nhộn nhịp.
Hình ảnh tài xế xe ôm công nghệ đưa đón khách đã xuất hiện phổ biến trong những ngày đầu được phép hoạt động trở lại.
Song song với niềm vui của tài xế xe ôm công nghệ, các hành khách cũng "thở phào" khi có thêm lựa chọn di chuyển phù hợp nhu cầu đi lại với giá thành hợp lý. Tại cổng Trường Đại học Quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền giờ tan học, liên tục những chuyến xe ôm chở sinh viên về nhà thuận tiện.
Nguyễn Như Hoà (21 tuổi), cho biết anh rất mừng khi dịch vụ xe ôm công nghệ hoạt động trở lại. Vì là một người dễ say ô tô, anh không thích di chuyển bằng taxi.
Sau khi đặt chuyến xe đầu tiên, anh tỏ ra hài lòng khi tài xế tới nhanh, chi phí phải chăng bất chấp thời tiết xấu.
Cả tài xế và hành khách đều tỏ ra phấn khởi khi dịch vụ xe ôm công nghệ hoạt động nhộn nhịp trở lại, việc đặt các chuyến đi cũng dễ dàng hơn.
Trong vai khách hàng có nhu cầu di chuyển từ địa chỉ đường Nguyễn Công Hoan tới đường Trường Chinh, PV thực hiện thao tác trên ứng dụng Grab Bike và được khuyến cáo: Khách hàng phải tuân theo những tiêu chuẩn về vệ sinh và sức khoẻ trên chuyến đi, trong đó có yêu cầu thực hiện khai báo y tế, đeo khẩu trang trong suốt hành trình di chuyển, sát khuẩn tay thường xuyên, không đặt xe nếu có các triệu chứng nhiễm COVID-19.
Quá trình di chuyển, lái xe Hồ Quang Tuân chia sẻ: "Để được thao tác nhận khách trên ứng dụng, lái xe phải tiêm từ 2 - 3 mũi vaccine phòng COVID-19, chịu trách nhiệm khi để lây lan dịch bệnh nên quá trình đưa đón khách tôi đều trang bị, phòng dịch, chuẩn bị thêm khẩu trang, nước sát khuẩn cho khách hàng có nhu cầu".
Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các hãng xe chịu trách nhiệm trong việc theo dõi quản lý lái xe, các lái xe phải được tiêm vaccine, tuân thủ 5K và các quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội thông tin: Theo quy định tài xế xe ôm công nghệ muốn hành nghề bắt buộc phải tiêm đủ 2 mũi vaccine, có giấy xác nhận gửi lên hệ thống hoặc xác nhận của các ứng dụng điện tử chính thống.
Ngoài ra, mỗi buổi sáng trước khi xuống phố, các tài xế đều phải khai báo y tế theo yêu cầu của từng ứng dụng, tuân thủ "thông điệp 5K" cùng các quy định hiện hành của UBND thành phố, Bộ Y tế nhằm đảm bảo không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
"Các đơn vị cung cấp ứng dụng xe ôm công nghệ tổng hợp danh sách lái xe, phương tiện, kết quả hoạt động gửi về Sở GTVT Hà Nội trước ngày mùng 8 hàng tháng để theo dõi, quản lý", ông Long cho hay.
Va chạm tàu hỏa, ô tô biến dạng, tài xế thoát chết trong gang tấc Sáng 12.2, một xe ôtô qua đường thiếu quan sát đã va chạm với tàu hỏa chạy hướng Nam - Bắc đoạn đi qua xã Châu Hóa (H.Tuyên Hóa, Quảng Bình) khiến xe ô tô biến dạng. Xe ô tô biến dạng sau cú va chạm mạnh với tàu hỏa. Ảnh B.H Theo ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Châu Hóa...